Cách đấu cảm biến 3 dây

Bạn đang có một cảm biến nhiệt độ và một bộ hiển thị nhiệt độ và PLC nhưng chưa biết cách làm thế nào để kết nối chúng với nhau. Trong bài viết này mình sẽ chia sẻ cách đấu dây cảm biến nhiệt độ với màn hình hiển thị nhiệt độ, bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt độ và cả kết nối với PLC. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé. Dể thôi mà.

Các loại cảm biến nhiệt độ

Đầu tiên chúng ta cần biết rằng có khá nhiều loại cảm biến nhiệt độ khác nhau như :

  • Cảm biến nhiệt độ pt100 2 dây
  • Cảm biến nhiệt độ pt100 3 dây
  • Cảm biến nhiệt độ pt100 4 dây
  • Can nhiệt loại k, R, J , S, B …

Mỗi loại cảm biến nhiệt độ này lại có một cách đấu dây khác nhau hoàn toàn. Vậy làm thế nào để đấu dây cảm biến nhiệt độ cho đúng. Chúng ta cùng xem cách đấu dây cảm biến nhiệt độ nhé.

Cảm biến nhiệt độ pt100 2 dây

Cảm biến nhiệt độ Pt100 2 dây khá hiếm gặp bởi nó dể sai số khi sử dụng nhưng không phải là không có tồn tại. Chúng ta dể dàng xác định được loại Pt100 2 dây với hai dây khác màu nhau nhưng khi đo điện trở sẽ cho ra giá trị lớn hơn 100 ohm tại nhiệt độ môi trường.

Cảm biến nhiệt độ Pt100 3 dây

Có lẽ cảm biến nhiệt độ Pt100 3 dây là loại cảm biến nhiệt thường gặp nhất trong tất cả các loại cảm biến đo nhiệt độ. Khi nhìn vào sơ đồ chân của cảm biến nhiệt sẽ có 3 dây : 2 dây cùng màu [ đỏ ] và một dây khác màu [ trắng ]. Màu dây có thể thay đổi do quy định của nhà sản xuất.

Cảm biến nhiệt độ Pt100 4 dây

Cũng là Pt100 nhưng cảm biến nhiệt loại 4 dây thì ít gặp hơn rất nhiều so với các loại khác bởi giá thành cao hơn và cũng cho độ chính xác cao hơn. Nhìn vào sơ đồ chân chúng ta sẽ thấy có 4 dây chia làm 2 cặp : 1 cặp dây màu [ trắng ] và 1 cặp dây màu [ đỏ ]. Màu dây cũng có thể thay đổi tuỳ theo nhà sản xuất. Bạn không nên quá quan tâm về màu dây gì.

Can nhiệt loại K

Can nhiệt loại K hay các loại can nhiệt khác chỉ có 2 dây ngõ ra nên rất dể bị nhầm lẫn với cảm biến nhiệt độ Pt100 2 dây. Để phân biệt là cảm biến loại gì chúng ta cần có một thiết bị chuyên dụng hoặc sử dụng phương pháp loại trừ. Nếu đo điện trở trên 100ohm tại nhiệt độ thường thì đó Pt100 loại 2 dây. Còn nếu là một kết quả khác thì nó là can nhiệt hay còn gọi là thermocouple.

Lưu ý rằng can nhiệt sẽ có nhiều loại, không chỉ có can nhiệt loại K mà còn có can J, can R, can S, can B …nhưng can K là loại can nhiệt phổ biến và được dùng nhiều nhất.

Cách đấu dây cảm biến nhiệt độ

Dây tín hiệu giữa cảm biến và các thiết bị đọc nhiệt độ cần được kết nối chính xác để giao tiếp được với nhau. Dù bạn đang dùng bộ hiển thị của hãng nào đi nữa thì tất cả các hãng đều có chung một cách đấu dây gần như tương tự nhau. Chúng ta cùng tham khảo cách đấu dây cảm biến nhiệt độ với màn hình hiển thị S311A của Seneca.

Bộ hiển thị nhiệt độ

Theo sơ đồ đấu dây của S311A với cảm biến nhiệt thì chúng ta sẽ kết nối cảm biến nhiệt như sau:

  • Cảm biến nhiệt độ Pt100 2 dây : hai cặp 7 và 8, 9 và 10 của S311A được jump với nhau. Hai dây của cảm biến sẽ kết nối với hai đầu dây này bất kỳ.
  • Cảm biến nhiệt độ pt100 3 dây : hai dây cùng màu [ đỏ ] được kết nối với chân 7 và 8 của S311A [ không phân biệt chân nào ]. Dây còn lại kết nối với chân 10 của S311A.
  • Cảm biến nhiệt độ Pt100 4 dây : 2 dây cùng màu đấu với 7 và 8, còn hai dây còn lại đấu với 9 và 10 – không phân biệt thứ tự.

Kết nối Pt100 với PLC

CPU của PLC không thể đọc trực tiếp được các cảm biến nhiệt độ PT100 mà phải thông qua các modul mở rộng. Các loại cảm biến nhiệt độ Pt100 2day6 – 3 dây – 4 dây đều dể dàng kết nối với PLC thông qua sơ đồ đấy dây.        

  • Pt100 2 dây được kết nối lần lượt 2 và 4, 3 va 5 jump với nhau
  • Pt100 3 dây : 2 dây cùng màu kết nối 2 và 4, dây khác màu kết nối 5 và 3
  • Pt100 4 dây : 2 cặp dây cùng màu vào 2 và 4, 3 và 5

Chúng ta thấy rằng cách đấu dây cảm biến nhiệt độ khá đơn giản theo hướng dẫn của các thiết bị đọc nhiệt độ như S311A và PLC. Khi nết nối đúng cần thêm một thao tác cài đặt để giá trị nhiệt độ nhận được chính xác.

Cảm biến quang là 1 phần quan trọng trong chuỗi dây chuyền có công dụng giúp phát hiện các vật thể từ xa, đo lường khoảng cách, phát hiện tốc độ di chuyển của vật thể.

Cảm biến quang được cấu thành từ các linh kiện quang điện, khi có ánh sáng phù hợp chiếu vào sẽ làm thay đổi tính chất, từ đó giúp đưa ra đầu ra phù hợp với các yêu cầu công nghệ.

Cảm biến quang được ứng dụng rộng rãi, sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp tự động hóa. Thiết bị này được thiết kế dành riêng để phát hiện ra nhiều dạng vật thể khác nhau, giúp đo lường khoảng cách hoặc phát hiện tốc độ di chuyển của đối tượng. Trên một dây chuyền tự động hóa, cảm biến quang là một phần vô cùng quan trọng, không thể thiếu giúp phát hiện các đối tượng bất thường, từ đó giúp kiểm tra sản phẩm. 

Cảm biến quang được chia ra thành 3 loại chính: cảm biến quang thu phát, cảm biến quang phản xạ gương và cảm biến quang khuếch tán. Một số loại cảm biến quang thường dùng như Omron, cảm biến quang Hanyoung, cảm biến quang Autonics,......

Để nối dây cảm biến quang nhanh, chính xác, việc đầu tiên bạn cần thực hiện đó là kiểm tra rơ le là 220V hay VDC + VAC. Trong trường hợp là 220V thì rơ le sẽ không đóng được. Còn đối với nguồn điện là 24V hoặc 12V thì cần kiểm tra xem dòng đóng min của rơ le là bao nhiêu.

Cảm biến quang hiện có rất nhiều loại khác nhau như PNP, NPN, AC/DC… Dĩ nhiên, mỗi loại có các thông số và cách cài đặt khác nhau riêng biệt. Vì thế bạn cần kiểm tra rơ le kỹ trước khi tiến hành đấu nối. Bởi nếu kiểm tra rơ le không kỹ cộng thêm cài đặt sơ ý, có thể dẫn đến hỏng dây cảm biến quang. Do đó, khi tiến hành nối dây cảm biến quang, bạn cần tiến hành kiểm tra kỹ dòng min của rơ le, cũng như mã của cảm biến quang để tránh làm hỏng cảm biến.

Cách đấu nối cảm biến quang, cảm biến tiệm cận

Ví dụ, nếu dây cảm biến của bạn thuộc loại NPN thì ngõ ra cần được nối với chân [-], trong trường hợp nối không đúng sẽ khiến rơ le không thể đóng được. Với loại cảm biến 4 dây như: NPN, PNP, 2 dây out, 1 dây NO và 1 dây NC. Với loại cảm biến AC/DV thì có 2 dây, loại này thực hiện đấu nối giống như qua rơ le.

Trên đây là một số thông tin về cảm biến quang và cách nối dây cảm biến quang chính xác nhất để tránh tối đa khả năng làm hư cảm biến được chia sẻ bởi các chuyên viên kỹ thuật hàng đầu của Hợp Long. Hiện nay có rất nhiều đơn vị phân phối cảm biến quang, nhưng để có thể sử dụng sản phẩm chất lượng, chính hãng thì bạn nên chọn địa chỉ uy tín để gửi gắm niềm tin.

Hợp Long với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị tự động hóa, cung cấp đầy đủ, đa dạng tất cả các dòng cảm biến quang đến từ các thương hiệu hàng đầu như: Autonics, Omron, Hanyoung.......Đặc biệt, nhằm hỗ trợ khách hàng tối đa chúng tôi nhận đặt hàng online, giao hàng toàn quốc với sự cam kết tuyệt đối về chất lượng, giá thành sản phẩm. 

Hiện Hợp Long có mặt ở hầu khắp các thành phố lớn trên cả nước: Hà Nội. TP HCM, Cần Thơ, Hải Phòng...... sẵn sàng đáp ứng, phục vụ 24/7 khách hàng ngay khi cần. Đặc biệt, khi sử dụng sản phẩm của Hợp Long bạn có thể hoàn toàn yên tâm về chính sách, giá thành, chế độ hậu mãi. 

Có thể bạn quan tâm:

Video liên quan

Chủ Đề