Cách đáp trả câu Không có lửa làm sao có khói

Việc gì ở trên đời đều xuất phát từ một nguyên nhân nào đó. Không có chuyện tự dưng mà thế này hay tự dưng mà thế nọ. Có gieo một hành động gì đó mới nhận lại được một đáp trả tương tự. Chẳng có gì gọi là tự nhiên xảy ra ở đây, nên thành ngữ có một câu rất hay “Không có lửa làm sao có khói”. Thực chất, trong hoá học lại có một phản ứng tạo ra khói khi không có lửa, ngay bây giờ mời các bạn đi tìm hiểu về Phản ứng tạo ra khói trắng không cần lửa là phản ứng nào nhé!


Mục lục nội dung

Câu hỏi: Phản ứng tạo ra khói trắng không cần lửa là

A. C6H5NO2 + 6H → C6H5NH2 + 2H2O (Fe/HCl)

B. C6H5NH3Cl + NaOH → C6H5NH2 + NaCl + H2O

C. NH₃ + HCl → NH₄Cl

D. CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)3 + H2O + CO2

Trả lời:

Đáp án: C. NH₃ + HCl → NH₄Cl

Phản ứng tạo ra khói trắng không cần lửa là NH₃ + HCl → NH₄Cl


Giải thích của giáo viên Top lời giải vì sao chọn C

Amoniac (NH3) có độ phân cực lớn do phân tử NH3 có cặp electron tự do và liên kết N–H bị phân cực. Do đó NH3 là chất dễ hoá lỏng. Dung dịch Amoniac là dung môi hoà tan tốt: NH3 hoà tan các dung môi hữu cơ dễ hơn nước do có hằng số điện môi nhỏ hơn nước.

Khi đặt hai bình mở nút đựng dung dịch HCl đặc và dung dịch NH3 ở gần nhau thì thấy có “khói” màu trắng. Do HCl và NH3 là những hợp chất dễ bay hơi nên chúng đã hóa hợp với nhau tạo thành tinh thể muối amoni clorua, chính tinh thể này đã tạo nên hiện tượng “khói”. Phương trình phản ứng là:

NH₃ + HCl → NH₄Cl

Điều kiện: Nhiệt độ: Ở nhiệt độ phòng

Cách thực hiện: cho khí NH3 tác dụng với dd axit HCl ở nhiệt độ thường

Hiện tượng: hiện tượng khói trắng bay ra

Vậy phản ứng tạo ra khói trắng không cần lửa tạo nên những tinh thể li ti trên không trung màu trắng rất giống khói.

Cách đáp trả câu Không có lửa làm sao có khói

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về Amoniac và muối của chúng

Câu 1: Để tách riêng NH3 ra khỏi hỗn hợp gồm N2 , H2, NH3 trong công nghiệp người ta đã

A. Cho hỗn hợp qua nước vôi trong dư.

B. Cho hỗn hợp qua bột CuO nung nóng.

C. Nén và làm lạnh hỗn hợp để hòa lỏng NH3.

D. Cho hỗn hợp qua dung dịch H2SO4 đặc.

Đáp án: C

Câu 2: Tính bazơ của NH3 do

A. Trên N còn cặp e tự do.

B. Phân tử có 3 liên kết cộng hóa trị phân cực.

C. NH3 tan được nhiều trong nước.

D. NH3 tác dụng với nước tạo NH4OH.

Đáp án: A

Câu 3: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào NH3 đóng vai trồ là chất oxi hóa ?

A. 2NH3 + H2O2 + MnSO4 → MnO2 + (NH4)2SO4

B. 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

C. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O

D. 2HN3 + 2 Na → 2NaNH2 + H2

Đáp án: D

Câu 4: Nhận xét nào sau đây không đúng về muối amoni ?

A. Muối amoni bền với nhiệt.

B. Các muối amoni đều là chất điện li mạnh.

C. Tất cả các muối amoni đều tan trong nước.

D. các muối amoni đều bị thủy phân trong nước.

Đáp án: A

Câu 5: Cho 100 gam dung dịch NH4HSO4 11,5% vào 100 gam dung dịch Ba(OH)2 13,68% và đun nhẹ. Thể tích khí (đktc) và khối lượng kết tủa thu được là (giả sử toàn bộ khí sinh ra thoát ra khỏi dung dịch)

A. 2,24 lít và 23,3 gam  

B. 2,244 lít và 18,64 gam

C. 1,344 lít và 18,64 gam  

D. 1,792 lít và 18,64 gam.

Đáp án: C

------------------------------------

Vậy là bên trên chúng tôi đã cùng các bạn đi tìm hiểu Phản ứng tạo ra khói trắng không cần lửa. Bài viết có chứa đáp án và lời giải chi tiết cho câu hỏi. Bên cạnh đó, chúng tôi còn triển khai thêm 5 câu trắc nghiệm giúp bạn hiểu rõ hơn về Amoniac và hợp chất của chúng. Hy vọng sau bài này, các bạn sẽ có kiến thức để làm bài thật tốt. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi!

Xem thêm các bài cùng chuyên mục

Xem thêm các chủ đề liên quan

Loạt bài Lớp 11 hay nhất

Màn so găng kiến thức dưới đây sẽ cho bạn thấy không phải lúc nào ca dao thành ngữ cũng chính xác.

Ca dao tục ngữ là kinh nghiệm đúc kết bao đời nay của ông cha ta muốn truyền cho thế hệ sau để áp dụng dễ dàng hơn vào cuộc sống thực tiễn. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào kinh nghiệm có từ xa xưa cũng tuyệt đối chính xác bởi theo góc nhìn khoa học lại có cách lý giải hoàn toàn khác.

Như câu thành ngữ Không có lửa làm sao có khói là ví dụ điển hình. Thành ngữ muốn nói rằng phàm là việc gì trên đời đều xuất phát từ nguyên nhân nào đó, không có chuyện tự dưng mà thế này hay thế nọ. Trong văn chương thì tầng tầng lớp lớp như thế nhưng thực tế dùng kiến thức hóa học lại có gì đó sai sai.

Mới đây, trên trang dành cho cộng đồng những người yêu môn Hóa đã đăng tải đoạn chat giữa một dân chuyên Hóa và người bạn với nội dung chứng minh câu thành ngữ Không có lửa làm sao có khói không hoàn toàn chính xác trong mọi hoàn cảnh.

Cách đáp trả câu Không có lửa làm sao có khói

Dân chuyên Văn cũng phải cứng họng trước màn chứng minh đầy thuyết phục này. (Nguồn: Tôi yêu hóa học)

Dân chuyên Hóa chứng minh bằng cách lấy thí nghiệm: NH3 HCl => NH4Cl phản ứng tạo hiện tượng khói trắng bay ra mà không cần tới lửa.

Cụ thể, khi lấy một ít xenlulozơ nhúng với HNO3, sử dụng H2SO4 đặc làm chất xúc tác với điều kiện dùng ống sinh hàn hồi lưu. Để 2 chất phản ứng với nhau trong khoảng từ 5-6 tiếng sẽ tạo ra chất xenlulozơ trinitrat [C6H7O2(ONO2)3]n. Đây là chất cháy mạnh, tạo lửa và không tỏa ra khói.

Phản ứng hóa học chứng minh Không có lửa vẫn tạo ra khói. (Nguồn: Minh Hoang Bui)

Tất nhiên, màn so tài kiến thức này đã thu về rất nhiều lượt bình luận của dân mạng. Đúng là kiến thức Văn có mơ mộng thật nhưng khi đem áp dụng vào thực tế lại chưa đúng. Điều này cũng chứng minh rằng, khi bạn có kiến thức thì hoàn toàn có thể chứng minh ngược cho những điều mọi người luôn tin là đúng.

Tuy nhiên, dưới bài đăng cũng có không ít dân chuyên Hóa cho rằng thực chất thì NH4Cl không phải là khói mà là các phân tử lơ lửng giống khói thôi, nên xét theo chiều đó thì câu thành ngữ vẫn đúng. NH4Cl tồn tại ở dạng tinh thể, phản ứng này làm người ta tưởng tạo ra khói chứ thật ra không phải. Đúng là Văn học với Hóa tính liên kết cũng chỉ tương đối thôi!.

Dân chuyên Hóa phản bác câu tục ngữ "Không có lửa làm sao có khói" theo cách cực kỳ lầy lội, cộng đồng mạng đồng ý vì quá thuyết phục

Bằng kiến thức hóa học của mình, chủ tài khoản này đã khẳng định rằng không phải cứ ca dao tục ngữ là đúng hết.

Mặc dù biết rằng ca dao tục ngữ là những kinh nghiệm đúc kết từ lâu đời mà ông cha đã truyền lại cho thế hệ con cháu sau này. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào kinh nghiệm đã có từ xa xưa cũng là tuyệt đối chính xác, đôi khi cũng có những câu tục ngữ không hoàn toàn chính xác trong thời đại ngày nay.

Mới đây, trên trang dành cho những người yêu môn hóa học đã đăng tải một đoạn chat giữa một dân chuyên hóa và người bạn của mình với nội dung chứng minh câu tục ngữ "Không có lửa làm sao có khói" không hoàn toàn chính xác.

Cách đáp trả câu Không có lửa làm sao có khói

Cách tạo lửa mà không có khói.

Đoạn hội thoại mở đầu bằng việc người bạn đưa ra câu tục ngữ trên. Bằng kiến thức của mình, chủ nhân đoạn chat đã đưa ra một phương trình hóa họa để đáp trả lại rằng không có lửa những vẫn có thể tạo ra khói trắng bằng việc chỉ cần áp dụng đúng công thức hóa học.

Mặc dù người bạn kia có vẻ đuối lý nhưng vẫn cố vớt vát bằng một câu bào chữa rằng: "Thế có lửa thì luôn có khói". Nhưng cũng không phải dạng vừa, chủ nhân đoạn chat tiếp tục chứng mình câu nói này vẫn chưa hoàn toàn đúng, vì chỉ bằng những công thức hóa học chính xác, chúng ta vẫn có thể cho ra lửa chảy mạnh mà không tạo ra một chút khói nào.

Có lẽ sau hai màn thể hiện kiến thức đẳng cấp như trên thì người bạn nọ cũng không còn lời nào để nói nữa mà quyết định kết thúc cuộc trò chuyện luôn tại đó.

Bài đăng đã nhận được hơn 17 nghìn lượt tương tác, nhiều bạn học sinh xác nhận rằng, khi trò chuyện với các bạn chuyên hóa, luôn có những tình huống thú vị như trên xảy ra.

Điều này đã chứng minh rằng, khi bạn có kiến thức thì hoàn toàn có thể chứng minh ngược cho những điều mọi người luôn tin là đúng.

Chơi nối chữ phong cách dân Chuyên Hoá: Người thường đừng mong hiểu! Nối toàn công thức Toán, Lý, Hoá khó nhằn, vừa nhìn mà ám ảnh thời đi học đã ùa về như thế này thì ai chơi lại các bạn? Nói về độ bắt trend nhanh nhạy, nếu học trò xếp thứ 2 thì có lẽ không ai đứng thứ nhất. Dạo gần đây, trong một số Group học tập, các bạn học sinh...