Cách cung cấp dinh dưỡng cho bé đúng và đủ

Dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong 12 năm đầu đời của trẻ. Trẻ cần được cung cấp các chất đầy đủ và đa dạng để tăng trưởng về thể chất, khỏe mạnh về hệ miễn dịch và phát triển về trí tuệ.

Chế độ ăn thông thường có thể không đáp ứng đầy đủ nhu cầu của bé, do đó cần bổ sung thêm các chất cho trẻ bằng các sản phẩm vitamin, khoáng chất phù hợp. Những giải pháp dưới đây sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện.

1. Đảm bảo cơ thể phát triển bình thường

Các bậc cha mẹ cần bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất thiết yếu bao gồm nhóm vitamin B, vitamin A và sắt để đảm bảo các chức năng trên cơ thể phát triển bình thường:

  • Vitamin nhóm B [B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12]: hỗ trợ quá trình trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng cho cơ thể. Các vitamin nhóm B có trong thực phẩm hằng ngày, tuy nhiên dễ bị phân hủy trong nước và hao hụt trong quá trình chế biến. Trẻ thường bị thiếu nhiều vitamin nhóm B, thường gặp ở những trẻ biếng ăn, chậm lớn, hay gặp các vấn đề về tiêu hóa. Do đó nên bổ sung vitamin nhóm B giúp trẻ ăn ngon miệng, phòng ngừa suy dinh dưỡng.
  • Vitamin A: đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng của trẻ. Thiếu vitamin A trẻ sẽ bị chậm lớn, suy dinh dưỡng. Vitamin A còn tham gia vào chức năng thị giác của mắt.
  • Sắt: cùng với protein tạo thành huyết sắc tố vận chuyển oxy. Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu dinh dưỡng là một tình trạng phổ biến ở trẻ em. Thiếu sắt còn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hệ thần kinh.

2. Tăng trưởng chiều cao

Một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến tình trạng thiếu chiều cao ở trẻ là do chế độ ăn nhiều tinh bột, đường, tiêu thụ nhiều chất béo, nhưng lại ít chất đạm và các vitamin và khoáng chất cần thiết.

Trong đó, đặc biệt là các vitamin và khoáng chất có lợi cho việc phát triển chiều cao của trẻ như canxi, vitamin D3 và vitamin K2… Canxi là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của xương và răng, còn vitamin D3, vitamin K2 giúp hấp thu và chuyển hóa canxi tốt hơn.

3. Tăng sức đề kháng

Tăng sức đề kháng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất giúp bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân gây hại từ môi trường và phòng tránh bệnh. Mẹ cần bổ sung đầy đủ các thành phần thiết yếu trong mỗi bữa ăn hằng ngày để giúp trẻ luôn có miễn dịch khỏe mạnh.

  • Beta glucans: là một nhóm các polysaccharide được tìm thấy trong ngũ cốc, men và một số loại nấm. Chỉ có beta glucans có nguồn gốc từ nấm men, có cấu trúc beta-1,3/1,6 D-glucan mới có tác dụng điều hòa miễn dịch. Beta glucan giúp tăng cường miễn dịch bằng cách kích hoạt của các tế bào miễn dịch tự nhiên.
  • Vitamin C: có nhiều trong các loại trái cây như cam, chanh, cà chua… giúp tăng cường miễn dịch, tăng hấp thu sắt
  • Kẽm: kẽm có vai trò quan trọng với hệ miễn dịch vì nó kích thích sự phát triển các tế bào lympho, từ đó tạo một hệ thống phòng thủ giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, tăng cường đề kháng và chống lại nhiễm trùng.

Martians – Giải pháp cho bé phát triển toàn diện

Trong tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, nguồn thực phẩm không đa dạng dễ khiến các bậc ba mẹ khó cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Đồng thời thời điểm giao mùa hiện tại dễ khiến trẻ mắc các bệnh cảm lạnh, cúm.

Vì vậy, ba mẹ cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất để giúp trẻ khỏe toàn diện trong mùa dịch bệnh mà vẫn thỏa thích vui chơi, học tập tại nhà. Martians futuralà giải pháp hữu hiệu được nhiều gia đình lựa chọn để giúp trẻ phát triển toàn diện nhờ các thành phần vitamin, khoáng chất tăng cường sức khỏe và beta glucan tăng cường miễn dịch.

Hiện nay, trên thị trường có 2 loại Martians dạng viên nhai thơm ngon, tiện lợi phù hợp cho từng lứa tuổi của trẻ:

– Martians with imunactiv dùng cho trẻ từ 3 tuổi trở lên

Tóm lại, chế độ ăn uống lành mạnh và bổ sung đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất là chìa khóa để có sức khỏe tốt và hệ miễn dịch khỏe mạnh. Ba mẹ hãy cố gắng cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con qua bữa ăn và các thực phẩm bổ sung cần thiết, để con yêu phát triển toàn diện nhé!

Khi chuyển sang giai đoạn tập đi, trẻ sẽ có bước phát triển đột phá về thể chất và nhận thức. Đây cũng là giai đoạn trẻ cần có chế độ dinh dưỡng đảm bảo để để có thể tăng trưởng tốt nhất. Bài viết dưới đây đề cập đến chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ giai đoạn tập đi.
Khi chuyển sang giai đoạn tập đi, trẻ sẽ có bước phát triển đột phá về thể chất và nhận thức. Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bé có được bước tăng trưởng tốt nhất. Lúc này trẻ cần chế độ ăn giàu chất béo, ít chất xơ hơn so với người lớn. Bữa ăn cần đa dạng, đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất là tinh bột, chất béo, đạm, vitamin và các loại khoáng chất.

Khi chuyển sang giai đoạn tập đi, trẻ sẽ có bước phát triển đột phá về thể chất và nhận thức.

Ở giai đoạn tập đi, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bé. Sữa cung cấp chất béo, năng lượng, chất đạm, vitamin và khoáng chất như canxi. Trung bình trẻ nên uống 350ml sữa mỗi ngày.Ngũ cốc nguyên hạt và bánh mì là những nhóm cung cấp carbohydrates tốt cho sức khỏe. Do đó nên cho bé dùng cả hai loại này. Carbohydrates có thể dùng trong bữa chính lẫn bữa phụ.

Trái cây và các loại rau củ quả: Các loại rau xanh, trái cây như cà rốt, chuối, cà chua, rau lá xanh.. rất tốt cho trẻ giai đoạn tập đi. Bạn nên có gắng cho bé thử nhiều loại trái cây và rau củ màu sắc khác nhau vì chúng sẽ cung cấp những loại chất dinh dưỡng khác nhau. Đảm bảo cho bé 5 khẩu phần rau quả trái cây mỗi ngày, nhưng bạn phải nhớ khẩu phần bé ít hơn người lớn.

Một chế độ dinh dưỡng tốt sẽ giúp bé có được bước tăng trưởng tốt nhất. Lúc này trẻ cần chế độ ăn giàu chất béo, ít chất xơ hơn so với người lớn.

Sữa và các chế phẩm từ sữa như: Sữa, sữa chua, phô mai… là những sản phẩm không thể thiếu. Đây là nguồn thực phẩm giàu canxi rất tốt cho trẻ trong giai đoạn tập đi. Bé trong giai đoạn này cần 3 khẩu phần sữa và các sản phẩm từ sữa mỗi ngày kể cả bữa phụ.
Protein [chất đạm] bao gồm trứng, thịt, cá, đậu: Nhóm thực phẩm này chứa đạm và còn cung cấp cho bé chất sắt, chất béo Omega3. Bé cần 2 khẩu phần mỗi ngày, nên ăn kèm với thực phẩm và thức uống giàu vitamin C để giúp bé hấp thu chất sắt.
Chất béo và đường [dầu, bơ, bánh ngọt và bánh quy]: Một số loại dầu ăn cung cấp chất béo Omega 3 và Omega 6. Bạn nên cho nhóm thực phẩm này vào khẩu phần ăn của bé.

Sữa và các chế phẩm từ sữa như: Sữa, sữa chua, phô mai… là những sản phẩm không thể thiếu cho trẻ giai đoạn tập đi.

Thức ăn cần tránh

Có 1 số loại thức ăn cần thận trọng khi ăn, cần ăn ít hoặc tốt nhất là không nên cho trẻ ăn. Đó là:
+ Hạn chế và tránh nêm muối quá nhiều vào thức ăn của trẻ, có thể dùng mùi và gia vị để thay thế. Bạn cũng nên kiểm tra lượng muối có sẵn trong thực phẩm được sơ chế trước khi nấu.
+ Tránh dùng các chất phụ gia, chất làm ngọt thường thấy trong thức uống hay kẹo
+ Trứng và hải sản ảnh hưởng đến dạ dày non nớt của bé, có khi dẫn đến ngộ độc nếu không được nấu đúng cách, vì thế hãy nấu chín kỹ loại các thực phẩm này.
+ Mặc dù các loại đậu nguyên hạt tốt, nhưng một số bé lại bị dị ứng hoặc cơ thể bé phản ứng rất dữ dội. Dù không bị dị ứng thì các loại hạt này vẫn rất nguy hiểm với bé, có thể làm bé bị nghẹt thở vì vậy tốt nhất là nên tránh.

Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần giải đáp thêm về chế độ dinh dưỡng phù hợp cho trẻ giai đoạn tập đi, bạn đọc thể  liên hệ với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc  theo số điện thoại 1900 55 88 92 hoặc hotline: 0936 388 288.

Video liên quan

Chủ Đề