Cách chưa ngón tay cò súng ở trẻ em

Ngón tay cò súng là một tình trạng đau do kẹt các ngón tay tư thế nắm hay mở bàn, thường xảy ra ở bất cứ ngón tay của bàn tay: ngón cái, ngón nhẫn, ngón giữa có tư thế như cò súng, khi được kéo ra thì nó phát ra tiếng kêu cục, nếu như bị nặng thì sẽ bị khoá chặt ở tư thế cong. Thông thường, ngón tay cò súng xảy ra đối với ngón cái, ngón trỏ, có thể xuất hiện cùng một lúc nhiều ngón tay và có thể xảy ra trên hai bàn tay.

Ngón tay cái cò súng

Dấu hiệu lâm sàng:

Thường có những dấu hiệu sau  

Ngón tay hơi cứng khó gập, và nghe tiếng cục khi duỗi thẳng, sờ thấy khối u ở dưới vị trí mà gân bị kẹt.

Trường hợp nặng hơn, ngón tay dính chắc mà không thể duỗi ra được.

Nguyên nhân     

Nguyên nhân của ngón tay cò súng là sự phình to của một đoạn gân gập ngón tay khiến gân không thể trượt bình thường qua ròng rọc A1.

ĐIỀU TRỊ  

Những trường hợp nhẹ  

Đối với những trường hợp trẻ nhỏ < 1 tuổi: nẹp ngón tay giữ cố định trong vòng 6 tuần ở tư thế duỗi khớp liên đốt. 

Những trường hợp nặng hơn

Phẫu thuật được chỉ đặt ra khi các phương pháp điều trị nội khoa không đáp ứng: giải phóng gân gập bằng cách xẻ ròng rọc A1 giữ gân gập [A1 pulley].

Tập vật lý trị liệu sớm sau mổ.

Ngón tay cò súng hay hội chứng ngón tay bật là tình trạng ngón tay của bạn bị cong và gặp khó khăn trong việc duỗi thẳng. Hội chứng này thường gặp ở những người có đặc thù công việc hoặc sở thích liên quan đến hành động nắm chặt lặp đi lặp lại.

Vậy ngón tay cò súng là gì? Làm thế nào để phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả? Mời bạn cùng Hello Bacsi tìm hiểu thêm trong bài viết này nhé.

Tìm hiểu chung

Ngón tay cò súng là bệnh gì?

Ngón tay cò súng hay còn gọi là hội chứng ngón tay bật, là tình trạng một trong các ngón tay bị cứng ở vị trí cong, gây khó khăn hoặc đau khi duỗi. Người bệnh không làm chủ được cách điều khiển nên ngón tay này có thể duỗi thẳng nhanh chóng sau khi uốn cong, do đó trông giống như thao tác kéo cò súng.

Ngón tay cò súng còn được biết đến do tình trạng viêm bao gân, xảy ra khi tình trạng viêm thu hẹp không gian bên trong lớp bao quanh gân ở ngón tay bị ảnh hưởng. Nếu hội chứng ngón tay bật nghiêm trọng, ngón tay có thể bị “khóa” ở tư thế cong và khiến ngón tay không thể duỗi thẳng được trở lại.

Những người có đặc thù công việc hoặc sở thích liên quan đến các hành động nắm chặt lặp đi lặp lại có nguy cơ mắc hội chứng này cao hơn. Tình trạng bệnh cũng phổ biến hơn ở phụ nữ và người mắc bệnh tiểu đường. Các phương pháp chữa ngón tay bật sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ngón tay cò súng [hội chứng ngón tay bật] là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng của ngón tay cò súng có thể tiến triển từ nhẹ đến nặng, bao gồm:

  • Cứng ngón tay, đặc biệt là vào buổi sáng
  • Cảm giác có tiếng bật hoặc tiếng click khi di chuyển ngón tay
  • Đau hoặc xuất hiện vết sưng [nốt u nhỏ] trong lòng bàn tay ở phần gốc ngón tay bị ảnh hưởng
  • Khi gập, ngón tay như bị “khoá” nhưng khi duỗi sẽ đột ngột bật thẳng. Trong một số trường hợp, ngón tay bị cong không duỗi thẳng được lại và cần có người hỗ trợ
  • Bệnh ngón tay cò súng ở trẻ em thường xuất hiện ở ngón cái, còn người lớn thường bị ở ngón giữa..

Thực tế, nhiều ngón tay có thể bị ảnh hưởng cùng một lúc và cả hai bên bàn tay đều có thể mắc hội chứng ngón tay bật.

Hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế ngay lập tức nếu khớp ngón tay có cảm giác nóng và bị viêm, vì những dấu hiệu này có thể cho thấy bạn đang bị nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn cũng cần thăm khám nếu bị cứng, tê hoặc đau ở khớp ngón tay, hoặc nếu ngón tay của bạn không thể duỗi thẳng hoặc uốn cong được như bình thường.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân gây bệnh ngón tay cò súng là gì?

Gân là những “sợi dây” kết nối cơ với xương. Mỗi sợi gân được bao bọc bởi một lớp vỏ bảo vệ. Nguyên nhân gây ra hội chứng ngón tay bật là do vỏ bọc gân của ngón tay bị kích thích và viêm, cản trở chuyển động trượt bình thường của gân qua vỏ bọc.

Bệnh ngón tay cò súng hay ngón tay bật ở trẻ em là tình trạng các ngón tay gặp khó khăn khi duỗi, duỗi không tự nhiên hoặc đau khi cố gắng duỗi. Ngón tay cò súng ở trẻ em thường bị ảnh hưởng là ngón cái hoặc ngón trỏ do bao gân của các ngón này dài.

Việc chẩn đoán cần dựa trên bệnh sử và khám lâm sàng, các xét nghiệm cận lâm sàng không giúp ích gì nhiều:

  • Bệnh sử: Ngón tay hơi cứng, khó gập và nghe tiếng cục khi duỗi thẳng. Nặng hơn thì ngón tay có thể bị khóa ở tư thế gập.
  • Lâm sàng: Nhìn thấy ngón tay khóa ở tư thế gập hoặc duỗi, khi cử động nghe tiếng cục. Sờ thấy khối u ở vị trí kẹt gân, mặt lòng khớp bàn đốt.
  • Cận lâm sàng: Siêu âm ngón tay cò súng nhằm đánh giá bề dày của ròng rọc và nốt gân.

Trước khi tiến hành khám tay, bác sĩ sẽ cần nắm được bệnh sử đầy đủ. Mức độ nghiêm trọng của bệnh ngón tay cò súng ở trẻ em và tình trạng trẻ được bác sĩ chia ra như sau:

  • Cấp độ I: Đã có những bằng chứng cho thấy tình trạng viêm ở vùng mô ròng rọc A1 của ngón tay bị tật nhưng lại không phát hiện thấy tình trạng bật ngón rõ ràng.
  • Cấp độ II: Đã có những bằng chứng cho thấy tình trạng viêm ở vùng mô ròng rọc A1 của ngón tay bị tật với tình trạng bật ngón rõ ràng khi trẻ được yêu cầu duỗi thẳng ngón tay đang trong tư thế gập lại hoàn toàn
  • Cấp độ III A: Cấp độ II cũng cho thấy những quan sát tương tự, nhưng ngoài ra, trẻ còn không thể chủ động duỗi hẳn ngón tay vì ngón tay bị khóa ở vị trí uốn gập và chỉ có thể duỗi khi dùng tay còn lại để gỡ ra
  • Cấp độ III B: Trẻ không thể gập ngón lại hoàn toàn do bị viêm nặng ở vùng mô ròng A1
  • Cấp độ IV: Xuất hiện biến dạng uốn gập cố định tại vùng khớp gian đốt gần do tình trạng viêm kéo dài

Bệnh ngón tay cò súng ở trẻ em có nhiều mức độ nghiêm trọng khác nhau

Có 3 phương pháp để điều trị ngón tay cò súng ở trẻ em:

2.1 Phương pháp điều trị không cần phẫu thuật, không xâm lấn

Với phương pháp này, bệnh nhân phải dùng liệu trình thuốc chống viêm không chứa steroid kết hợp với việc trị liệu tay, nẹp tay và điều chỉnh hoạt động. Nhìn chung, phương pháp này chỉ được áp dụng cho bệnh nhân mắc hội chứng này lần đầu hoặc bệnh nhân đang trong cấp độ I hoặc giai đoạn đầu của cấp độ II.

  • Bắt đầu điều trị bằng cách nẹp cho khớp bàn đốt duỗi trong 10-14 ngày.
  • Có thể dùng thuốc kháng viêm giảm đau không steroid hoặc tiêm corticoid vào màng gân.
  • Thể bệnh nhẹ bệnh nhân có thể đến khám ở bác sĩ chuyên khoa xương khớp, chấn thương chỉnh hình để chữa trị bằng thuốc kháng viêm.

2.2 Phương pháp điều trị không cần phẫu thuật, có xâm lấn

Với phương pháp này, cần phải tiêm trực tiếp vào vùng màng bao quanh gân gấp. Thuốc tiêm có chứa hỗn hợp chất gây tê cục bộ và chế phẩm corticosteroid. Hỗn hợp này sẽ giúp chữa viêm ở vùng mô ròng rọc A1 và giảm nhẹ bệnh ngón tay cò súng ở trẻ em. Hiệu quả có thể ngắn hoặc lâu dài và luôn có khả năng tái phát bệnh.

Tuy nhiên không nên tiêm quá nhiều lần. Các bác sĩ chuyên khoa xương khớp khuyến khích tối đa 2 lần tiêm vào 1 ngón tay bị tật, trừ ngón út thì chỉ tiêm 1 lần. Người ta tin rằng corticosteroid có thể gây yếu gân và dẫn tới vỡ [rách] gân nhẹ nếu tiêm chất này quá nhiều lần.

Tiêm thuốc điều trị không phẫu thuật mang lại hiệu quả ngắn và khả năng tái phát bệnh cao

Phương pháp điều trị này được khuyến khích sử dụng nếu phương pháp không xâm lấn không có hiệu quả và áp dụng cho bệnh ở cấp độ II hoặc III.

2.3 Can thiệp phẫu thuật

Sau khi được chẩn đoán, việc điều trị sẽ là giải phóng vị trí gân bị kẹt lại:

  • Với phương pháp này, vùng mô ròng rọc A1, mô ròng rọc hình tròn và thậm chí một phần của mô ròng rọc A2 được cắt bỏ thông qua một đường rạch nhỏ ở gốc ngón tay;
  • Thời điểm phẫu thuật sẽ do bác sỹ quyết định, hiện tại có thể tiến hành phẫu thuật ở mọi lứa tuổi tuỳ thuộc vào mức độ nặng của bệnh;
  • Ở lứa tuổi nhỏ, việc này sẽ tiến hành dưới gây mê, thời gian gây mê ngắn 5-10 phút;
  • Rạch da 1 đoạn nhỏ 0.5 – 1cm để giải phóng hoạt động của gân gấp;
  • Sau mổ trẻ tỉnh nhanh, xuất viện trong ngày, vết mổ nhỏ, lành tốt, chưa ghi nhận nhiễm trùng hay sẹo xấu;
  • Kết hợp với tập vật lý trị liệu thì tỷ lệ hồi phục cử động gần như tuyệt đối;
  • Tuy nhiên các bậc phụ huynh sau khi phát hiện nên đưa bé đến khám sớm nhất có thể, vì nếu để lâu gân gấp có thể bị co rút khiến cho việc điều khị khó khăn hơn rất nhiều.

Việc tái phát ngón tay cò súng ở trẻ em sau khi phẫu thuật là rất hiếm gặp. Khi bệnh ở cấp độ IV, bác sĩ có thể thực hiện thêm một thủ thuật để giải phóng khớp gian đốt gần, khớp nối giữa các xương ngón tay giúp ngón có thể uốn gập vào trong lòng bàn tay. Bác sĩ sẽ cần phải rạch thêm một đường khác ở trên vùng khớp này để thực hiện thủ thuật.

Phẫu thuật giúp điều trị triệt để tình trạng ngón tay cò súng ở trẻ em

Các bậc phụ huynh cần nắm rõ về bệnh ngón tay cò súng và cách điều trị đồng thời cần quan sát kỹ bàn tay của trẻ để kịp thời phát hiện bệnh giúp cho việc điều trị phục hồi chức năng tay cho trẻ được tốt hơn.

Bạn nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín, có thiết bị y tế phục hồi chức năng tốt, đầy đủ để có được hiệu quả điều trị tốt nhất. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt nhất trên thế giới giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất. Không gian bệnh viện được thiết kế theo tiêu chuẩn khách sạn 5 sao, mang đến cho người bệnh sự thoải mái, thân thiện, yên tâm.

Để đăng ký khám tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ đến Hotline Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: Bệnh viện Vinmec

Video liên quan

Chủ Đề