Cách chữa chân tay miệng tại nhà

Mùa hè bắt đầu cũng là lúc nhiều dịch bệnh bùng phát nhất, trong đó có bệnh chân - tay- miệng thường gặp ở trẻ em. Các bậc phụ huynh cần có kiến thức cơ bản về dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân, cách phòng tránh cũng như các cách điều trị bệnh chân tay miệng tại nhà cho con yêu của bạn. Hãy cùng Sunkun tìm hiểu về các kiến thức cơ bản nhất về bệnh này nhé!

>Cập nhật phác đồ điều trị sốt xuất huyết mới nhất

>Bệnh sởi ở trẻ em-nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa trị nhanh nhất

1. Bệnh tay - chân - miệng ở trẻ nhỏ là gì?

Bệnh tay - chân - miệng ở trẻ em

Bệnh tay- chân - miệng là bệnh nhiễm trùng do virus sông trong đường tiêu hóa gây ra. Nó được lây truyền từ người này sang người khác. Và trẻ sơ sinh là đối tượng dễ bị lây nhiễm nhất. Bởi trẻ sơ sinh sức đề kháng kém không đủ khả năng để chống lại các loại virus gây bệnh.

Trẻ nhỏ dễ bị mắc bệnh này khi tiếp xúc với người bệnh hoặc tiếp xúc với virus qua đồ chơi, cánh cửa,...

Bệnh này không nguy hiểm, sẽ tự khỏi trong vòng 2 tuần không cần dùng đến thuốc đặc trị. Tuy nhiên, nếu bệnh nặng hơn mà không được chữa trị đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm.

2. Các dấu hiệu để nhận biết bệnh tay - chân - miệng.

Một số dấu hiệu đặc trưng của bệnh như sốt, phát ban dạng bọng nước ở lòng bàn chân, lòng bàn tay, mông, đau và loét miệng.

Sau thời gian ủ bệnh từ 3-6 ngày bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu mạnh hơn như sốt cao lên đến 39-40 độ, đau họng, chảy nước dãi nhiều, tiêu chảy.

  • Giai đoạn đầu: Sau 1-2 ngày mắc bệnh trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng như sốt và loét miệng

  • Loét miệng: Bên trong miệng các bộ phận như lưỡi, mạc má, lợi xuất hiện các bọng nước. Khi các bọng nước bị vỡ sẽ hình thành các vết loét. Trẻ sẽ thấy bị đau sau khi ăn, vì thế trẻ sẽ biếng ăn hơn và quấy khóc

  • Xuất hiện trên da: Trên da xuất hiện các bọng nước có màu xám, hình bầu dục ở lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các bọng nước này gồ lên trên da, khi sờ không bị đau

  • Dấu hiệu toàn thân: Khi virus xâm nhập, hệ thần kinh trung ương bị virus xâm nhập sẽ gây ra một số biểu hiện như : lơ mơ, li bì, co giật,...

Nếu bệnh nhẹ sẽ tự khỏi sau 7-10 ngày phát bệnh. Một số trường hợp sốt cao, nhiều mụn có thể gây ra các biến chứng.

3. Cách điều trị tay - chân - miệng tại nhà hiệu quả.

Điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà sẽ giúp bé hồi phục và nhanh chóng khỏi bệnh. Thông thường bệnh sẽ tự bình phục trong khoảng thời gian từ 7-10 ngày. Tuy nhiên, các bà mẹ có thể thực hiện các cách sau để làm giảm sự khó chịu do các triệu chứng gây ra:

  • Theo dõi nhiệt độ cơ thể:bệnh tay chân miệng trong thời gian đầu sẽ gây hiện tượng sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao trên 39 độ thì nên cho bé đi khám ngay.

Cần kiểm tra nhiệt độ cơ thể cho trẻ thường xuyên

  • Cho bé ăn uống và bú sữa đầy đủ: Không có thuốc đặc trị cho bệnh tay chân miệng này. Vì thế đòi hỏi cơ thể trẻ phải tự sản sinh ra các kháng thể để có thể chống chọi ;lại với virus. Vậy nên các mẹ hãy cho con ăn uống đầy đủ các chất để cơ thể có sức đề kháng tốt. Các vết loét trong miệng khiến trẻ bị đau nên thường các con sẽ bỏ ăn. Các mẹ hãy lưu ý cho con ăn như sau:

  • Đối với trẻ còn bú mẹ cần cho con bú nhiều cữ hơn bình thường.

  • Cho bé ăn các đồ ăn chế biến dạng lỏng như cháo, súp

  • Cho bé uống nhiều nước và các loại nước hoa quả

  • Không ăn các đồ ăn cay, nóng

  • Có thể cho bé ăn sữa chua, thực phẩm mát để làm mát các vết loét trong miệng.

  • Cho bé uống thuốc khi cần: Cho bé uống thuốc Paracetamol hoặc ibuprofen khi trẻ có hiện tượng sốt cao. Không cho trẻ uống aspirin vì nó có thể gây hại đến tính mạng trẻ. Không tự ý bôi các thuốc ngoài ra khi không có sự cho phép của bác sĩ.

  • Theo dõi bé sát sao: bệnh tay chân miệng tuy không nguy hiểm nhưng các cha mẹ không nên chủ quan. Một số triệu chứng không được chữa trị kịp thời sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Như khi trẻ sốt cao, cơ thể bị mất nước cần đưa đi đến bệnh viện để kịp thời cấp cứu. Cần cho trẻ đi bệnh viện khi có một số biểu hiện sau:

  • Sốt cao

  • Cơ thể mệt mỏi li bì, đi đứng loạng choạng, không vững

  • Chân tay tím tái nhợt nhạt

  • Mắt lờ đờ

  • Thực hiện cách ly trẻ với các trẻ nhỏ khác

  • Tắm rửa vệ sinh cho bé hằng ngày bằng nước sạch và xà phòng

4. Cách chăm sóc trẻ.

  • Chỉ cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt cao, không được tự ý mua thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ.

  • Vệ sinh cho trẻ bằng nước sát khuẩn, xà phòng và súc miệng bằng nước muối loãng hằng ngày

  • Cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng và uống nhiều nước. Không cho ăn đồ cay nóng, thức ăn cứng, ngậm đồ nhựa,..

  • Thực hiện cách ly trẻ

  • Tắm rửa vệ sinh sạch sẽ hằng ngày bằng nước sạch để tránh bị tình trạng nhiễm khuẩn

>Bệnh thủy đậu ở trẻ em cần kiêng gì và cách chữa nhanh khỏi không để lại sẹo

5. Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ.

Hiện nay vẫn chưa có loại thuốc nào đặc trị bệnh tay chân miệng ở trẻ. Vì thế các bậc phụ huynh hãy thực hiện các cách sau để phòng tránh bệnh cho con mình:

  • Người lớn khi tiếp xúc, chăm sóc trẻ bị bệnh nên đeo khẩu trang và sát trùng sạch sẽ

  • Vệ sinh tắm giặt cho trẻ hằng ngày bằng xà phòng và nước sạch

  • Quần áo, tã lót của trẻ nên được ngâm trong dung dịch sát khuẩn hoặc luộc quần áo

  • Luôn vệ sinh các đồ chơi cho bé

  • Phòng ngủ của trẻ nhỏ luôn được thông thoáng và sạch sẽ. Lau sàn nhà và các cánh tay cửa thường xuyên. Bởi đó là những nơi vi khuẩn hay trú ngụ nhiều nhất.

Phòng bệnh cho trẻ

Trên đây là cách điều trị bệnh tay chân miệng cho trẻ tại nhà. Bệnh tuy không nguy hiểm không các mẹ không được chủ quan. Khi có một trong các biểu hiện cần đi cấp cứu thì hãy cho con đến các cơ sở y tế hay bệnh viện gần nhất để kịp thời chữa trị.

TÌM HIỂU THÊM:KHÁNG SINH TỰ NHIÊN CHOSUN - SIRO TỎI ĐEN SUNKUN

Video liên quan

Chủ Đề