Các mức đánh giá xếp loại học tập ở mỹ năm 2024

được xếp hạng đẳng cấp nhất thế giới, với chất lượng đào tạo hàng đầu. Điều này là không thể bàn cãi khi nhìn vào số lượng giải Nobel hằng năm cũng như thành tựu mà Hoa Kỳ đạt được.

Điểm nổi bật ở phong cách giảng dạy linh hoạt, ngân sách nghiên cứu khổng lồ, áp dụng công nghệ tân tiến, đa dạng chương trình đào tạo… mang đến cho sinh viên nhiều sự lựa chọn.

Hãy cùng EduPath tìm hiểu những lý do khiến Mỹ trở thành một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về giáo dục.

4 cấp bậc học được phân chia trong hệ thống giáo dục ở Mỹ

Nền giáo dục Mỹ là sự tổng hợp của các trường học nổi tiếng thế giới với chất lượng giảng dạy đạt đến đỉnh cao cùng cơ sở vật chất hiện đại, thu hút rất nhiều nguồn du học trên thế giới.

Tùy theo đặc điểm của mỗi cấp bậc mà hệ thống giáo dục của Mỹ sẽ khác nhau.

Hệ thống giáo dục bậc Tiểu học [Primary School]

Cũng giống như những quốc gia khác, học sinh bắt đầu học Tiểu học từ lúc 6 tuổi. Hệ thống giáo dục Tiểu học ở Mỹ bao gồm 5 năm học: Từ lớp 1 đến lớp 5.

Hệ thống giáo dục Trung học [Secondary School]

Sau khi học hết lớp 5, học sinh sẽ bước vào Trung học. Bậc giáo dục trung học ở Mỹ bao gồm middle school/ junior high school [lớp 6 – lớp 8] và high school [lớp 9 – lớp 12].

Các du học sinh thường sang Mỹ từ năm lớp 11-12, để có thể sở hữu bằng tú tài và đủ điều kiện để xét tuyển vào các trường Đại học ở Mỹ.

Kiến thức ở trung học bao gồm những môn bắt buộc và không bắt buộc [tự chọn]:

  • Môn bắt buộc [required/core classes]: Văn – English/Literature. Toán – Mathematics, Vật lý – Physical, Khóa học – Science,…
  • Môn tự chọn [elective courses]: Học sinh được quyền lựa chọn những môn học mà mình yêu thích để phát triển bản thân theo định hướng mong muốn. Một số môn tự chọn như: Thể dục – PE, Tin học – Computer, Vẽ – Art, Ngoại ngữ – Foreign Language.

Học sinh trung học hiếm khi có thời khóa biểu trùng với nhau 100% dù chung lớp. GPA là thước đo kết quả học tập của học sinh trung học tại Mỹ, được tính bằng tổng điểm trung bình tất cả các môn cộng với điểm trung bình của từng môn, cao nhất là 4.0.

Giáo dục Trung học ở Mỹ không yêu cầu IELTS, TOEFL nhưng phải vượt qua bài kiểm tra tiếng Anh đầu vào của trường hoặc làm bài thi ELTIs.

Linh hoạt trong giáo dục Trung học với chương trình học phổ thông online tại EduPath.

Hệ thống giáp dục bậc Đại học

Đối với bậc Đại học, sinh viên có hai sự lựa chọn:

Sinh viên tham gia học tại các chương trình Cao đẳng cộng đồng tại Mỹ sau khi tốt nghiệp sẽ nhận được tấm bằng chuyển tiếp Associate degree.

Nếu muốn lấy bằng cử nhân thì chuyển tiếp lên học 2 năm ở các trường Đại học. Ưu điểm của các chương trình học tập Cao đẳng Cộng đồng tại Mỹ là chi phí rẻ, chỉ từ 10.000 – 15.000 USD/ năm.

Với trình độ bậc cao đẳng, sau khi học xong, người học có thể đi làm luôn. Khi nào đủ trang trải chi phí thi có thể quay lại học chuyển tiếp và lấy bằng đại học cũng chưa muộn.

Điều kiện đầu vào của các trường Cao đẳng cộng đồng tại Mỹ chỉ cần học xong lớp 11 trở lên, GPA từ 6.5 trở lên, IELTS khoảng 5.0 – 5.5 là có thể chọn được một chương trình đào tạo phù hợp.

Hệ thống giáo dục Hoa Kỳ sở hữu nhiều trường học chất lượng cao.

Cao đẳng [College]

​​Các trường College đào tạo theo hệ 4 năm ở Mỹ có giá trị tương đương với bậc Đại học [University].

Trường có thể tổ chức các khóa học cấp chứng chỉ Cử nhân B.S [Bachelor of Science] hoặc B.A [Bachelor of Arts].

Điểm khác biệt là chương trình học College không đào tạo bậc học sau Đại học, chỉ có University đào tạo.

Bạn cũng không cần quá lo lắng về chất lượng đào tạo, với những khóa học đa dạng từ truyền thông, thiết kế đồ họa, quảng cáo, khoa học kỹ thuật,… Sau khi tốt nghiệp, sinh viên dễ dàng tìm kiếm việc làm.

Ưu điểm của Cao đẳng là học phí dễ thở chỉ khoảng 15.000 – 20.000 USD/ năm. Tùy vào chất lượng và ranking của trường, học phí có thể sẽ đắt hơn.

Yêu cầu đầu vào của trường cũng đa dạng sự chọn lựa, GPA từ 6.5 trở lên, IELTS từ 6.0 trở lên. Trường nào thuộc top thì điều kiện cao và khắt khe hơn.

Bậc Đại học [University]

Du học sinh quốc tế thường lựa chọn bậc Đại học [University] khi du học Mỹ. Các trường đại học Mỹ đào tạo đa dạng từ chương trình dự bị Đại học, Cử nhân đến những khóa học Thạc sĩ, Tiến sĩ.

Ưu thế của University so với College là ngành học chuyên sâu hơn, cơ sở vật chất được trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên.

Ngoài ra, nhiều trường Đại học tại Mỹ có số lượng sinh viên đông đảo hơn hẳn các nước khác. Các hoạt động ngoại khóa, trao đổi sinh viên thường xuyên giúp người học tiếp cận với nền giáo dục của nước Mỹ.

Học phí bậc Đại học đa dạng, dao động từ 10.000 – 50.000 USD/ năm. Để tiết kiệm chi phí học tập, bạn có thể phấn đấu giành những suất học bổng có giá trị tại nhiều trường Đại học tại Mỹ.

Rất nhiều du học sinh thông qua EduPath đã đậu hồ sơ vào những trường Đại học hàng đầu nước Mỹ. Du học EduPath sẽ giúp bạn vạch ra một lộ trình đúng đắn để hồ sơ xin nhập học của bạn trở nên nổi bật, dễ dàng được nhận vào các University hàng đầu tại Mỹ.

Nguyễn Xuân Kiên – học sinh EduPath trưởng thành từ chương trình Học bổng trung học công lập Mỹ trong ngày tốt nghiệp đại học.

Hệ thống giáo dục sau Đại học

Sinh viên sau khi nhận bằng Cử nhân có thể tiếp tục học một trong hai bằng Thạc sĩ [Master Degree] hoặc bằng Tiến sĩ [Doctorate Degree].

Chương trình học Thạc sĩ tại Mỹ thường kéo dài trong 2 năm, người học có thể lựa chọn theo 2 hệ:

  • Chương trình Thạc sĩ nghiên cứu: Sinh viên nghiên cứu luận văn cụ thể, tập trung một chuyên môn nhất định. Sau đó, người học sẽ nộp luận văn hoàn chỉnh để tốt nghiệp. Một số chương trình Thạc sĩ phổ biến tại Mỹ như Thạc sĩ nghệ thuật [M.A], Triết học [MPhil], Nghiên cứu [MRes], Khoa học [ThS],…
  • Chương trình Thạc sĩ chuyên ngành: Sinh viên sẽ tập trung nghiên cứu chuyên sâu về kiến thức và kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó. Một số chuyên ngành thường được lựa chọn ở chương trình Thạc sĩ tại Mỹ như Quản trị kinh doanh [MBA], Mỹ thuật [MFA], Giáo dục [MEd], Luật [LLM],…

Nếu muốn học lên bậc Tiến sĩ, người học bắt buộc phải có bằng Thạc sĩ. Để tham gia học chương trình đào tạo Tiến sĩ tại Mỹ, sinh viên phải đáp ứng một số yêu cầu cơ bản:

  • Điểm GPA cao [hơn 3.4]
  • Chứng chỉ TOEFL, GRE/ GMAT,… đạt đúng điểm yêu cầu
  • Thành tích nghiên cứu khoa học xuất sắc

Một số các điểm nổi bậc nên biết ở nền giáo dục Mỹ như:

Các kỳ nhập học

Kỳ nhập học chính ở Mỹ thường bắt đầu vào mùa thu tầm tháng 8-9, mùa đông từ tháng 12-1-2 và một số trường nhập học vào mùa hè từ tháng 5-6-7.

Thời gian đầu năm học rất được các bạn du học sinh yêu thích, vì thời điểm này gian, các bạn đang phải thích nghi với môi trường sống và học tập hoàn toàn mới, có nhiều cơ hội để kết bạn với nhau.

Mỗi trường sẽ có những kỳ học khác nhau, thông thường từ 2-3 kỳ. Chia thành 2 kỳ học kéo dài từ 16-18 tuần. Chương trình học một số trường phân chia theo quý và có thêm kỳ học hè.

5 yếu tố tính điểm

Để đạt thành tích cao trong học tập, khi tham gia các chương trình đào tạo tại Mỹ, bạn cần nắm vững các yếu tố tính điểm. Thông thường cách tính điểm ở Mỹ sẽ dựa trên các yếu tố sau:

  • Cuộc thảo luận và quan điểm của bạn trong trong hội thảo, lớp học
  • Bài kiểm tra giữa kỳ tại lớp
  • Bài báo cáo nghiên cứu cuối kỳ
  • Các câu hỏi ngắn, bài kiểm tra bất ngờ
  • Bài kiểm tra trong buổi học cuối cùng

Thang điểm

Ở Mỹ, thang điểm là thước đo kết quả học tập của bạn, bao gồm “điểm” và “điểm trung bình” [GPA].

Các khóa học thường được tính điểm bằng cách sử dụng tỷ lệ phần trăm, được chuyển đổi thành điểm chữ cái.

EduPath chia sẻ đến bạn bảng phân loại thang điểm mẫu của trường Đại học Washington:

Hạng Thang điểm Hạng A Điểm từ 3,9-4,0 Hạng A- Điểm từ 3,5-3,8 Hạng B+ Điểm từ 3,2- 3,4 Hạng B Điểm từ 2,9- 3,1 Hạng B- Điểm từ 2,5-2,8 Hạng C+ Điểm từ 2,2- 2,4 Hạng C Điểm từ 1,9- 2,1 Hạng C- Điểm từ 1,5- 1,8 Hạng D+ Điểm từ 1,2-1,4 Hạng D Điểm từ 1,1- 1,9 Hạng D- Điểm từ 0,7 – 0,8 [vẫn lấy được tín chỉ của môn học] Hạng F Điểm từ 0,0 [không đủ tín chỉ phải học lại]

Một bảng xếp hạng thang điểm khác tại Mỹ:

I Chưa hoàn thành [Incomplete] S Đạt [Satisfactory ] NS Không đạt [Not satisfactory] CR Nhận được tín chỉ [Credit Awarded] NC Không nhận được tín chỉ [No Credit Awarded] W Rút khỏi khóa học do có lý do về chuyên môn [Withdrawal] HW Rút khỏi khóa học do có lý do đặc biệt [Hardship withdrawal]

Thời lượng học

Tất cả các chương trình học đều quy định tín chỉ cho môn học. Một khóa học thường có giá trị từ 3-5 tín chỉ.

Chủ đề khoá học được chia thành lĩnh vực cốt lõi làm nền tảng cho các cho các chương trình cấp bằng, chuyên môn hóa lĩnh vực chủ đề.

Số tín chỉ của tổng một kỳ học dao động từ 13-15 tín chỉ [khoảng năm khoá học một kỳ]. Bạn phải hoàn thành hết các tín chỉ quy định để tốt nghiệp.

Chuyển trường

Hầu hết các tín chỉ khi bạn học ở trường này đều được chấp nhận ở các trường khác nếu bạn có ý định chuyển trường. Vì có một số môn học được quy định tương tự nhau.

Nhưng trước khi chọn trường mới bạn nên kiểm tra việc những môn học của bạn có được chấp nhận ở trường mới hay không để lên kế hoạch phù hợp cho quá trình học tập tiếp theo.

4 loại trường học ở Mỹ

Trường công lập [Public School]

Mỗi tiểu bang sẽ điều hành 1 số trường Đại học công lập hoặc Cao đẳng, được trợ cấp từ chính quyền bang, thường có chi phí thấp.

Một số trường sẽ được đặt tên theo tiểu bang đó như Đại học công lập bang Michigan… và có quy mô lớn, nên tiếp nhận được nhiều sinh viên theo học.

Trường tư thục [Private school]

Được một tổ chức tư nhân đứng ra thành lập nên học phí thường cao hơn các trường công lập.

Trường tư thục thường chấp nhận mọi sinh viên ở mọi quốc gia, đa văn hoá, tín ngưỡng.

Thường hoàn thành chương trình trong 2 năm học thuộc hệ Cao đẳng. Có 2 chương trình cấp bằng chính:

  • Chuyển tiếp lên chương trình cao hơn
  • Học, đào tạo kỹ năng nghề nghiệp để làm việc ngay
  • Sinh viên chuyển tiếp có thể chuyển các tín chỉ từng học lên chương trình

Chú ý: Nên tìm hiểu thông tin tại Việt Nam để biết công việc bạn mong muốn có yêu cầu bằng cao đẳng cộng đồng không để chọn bằng cấp phù hợp theo học.

Viện công nghệ [Technology Institute]

Viện công nghệ là trường cung cấp ít nhất 4 năm học về chủ đề khoa học công nghệ. Một số là chương trình sau Đại học, một số cung cấp các chương trình ngắn hạn.

Những ưu điểm vượt trội của hệ thống giáo dục Mỹ

Khi tìm hiểu về những điểm nổi bật của hệ thống giáo dục Mỹ, bạn sẽ không khỏi ngạc nhiên, thán phục trước trí tuệ của người dân nơi đây.

Top đầu bảng xếp hạng nền giáo dục đẳng cấp thế giới

Không hổ danh khi nói Mỹ là cường quốc số 1 về kinh tế và giáo dục. Theo đánh giá của các tổ chức xếp hạng giáo dục toàn cầu với 100 trường tốt nhất thế giới, có quá nửa đến từ nước Mỹ.

Nước Mỹ cũng nổi tiếng là quốc gia có hệ thống giáo dục đồ sộ, với hơn 4.500 cơ sở đào tạo giáo dục bậc cao trên toàn nước Mỹ và hàng trăm nghìn khóa học chuyên ngành để các bạn lựa chọn.

Xếp hạng thế giới Trường Đại học Xếp hạng quốc gia Xếp hạng chất lượng giáo dục Xếp hạng việc làm của cựu sinh viên Xếp hạng chất lượng giảng viên 1 Đại học Harvard 1 1 1 1 2 Viện Công nghệ Massachusetts 2 4 12 2 3 Đại học Stanford 3 10 4 3 6 Đại học Princeton 4 5 15 7 7 Đại học Columbia 5 11 14 10 8 Đại học Chicago 6 8 16 27 9 Đại học Pennsylvania 7 14 10 42 10 Đại học Yale 8 6 36 13 11 Viện Công nghệ California 9 2 111 8 12 Đại học California, Berkeley 10 9 60 5 14 Đại học Cornell 11 15 28 18 15 Đại học Michigan, Ann Arbor 12 29 38 79 16 Đại học Johns Hopkins 13 23 206 22 17 Đại học Northwestern 14 137 18 46 18 Đại học California, Los Angeles 15 44 63 16 20 Đại học Duke 16 64 50 17 22 Đại học Illinois Urbana-Champaign 17 24 132 11 23 Đại học Washington – Seattle 18 67 199 23 25 Đại học Wisconsin-Madison 19 33 97 29 26 Đại học New York 20 47 45 38 33 Đại học Texas ở Austin 21 94 62 14 34 Đại học California, San Diego 22 120 – 12 38 Đại học California, San Francisco 23 – – 19 39 Đại học Bắc Carolina – Chapel Hill 24 80 95 46 Đại học Minnesota 26 53 313 119 47 Đại học Washington ở St. Louis 27 128 190 36 49 Đại học Rockefeller 28 13 – 6 50 Đại học Rutgers – New Brunswick 29 189 115 24 51 Đại học Nam California 30 314 131 26 52 Đại học California, Davis 31 97 567 65

Bảng xếp hạng các trường Đại học tại Hoa Kỳ [Theo The Center for World University Rankings [CWUR] năm 2022 và tiêu chuẩn điểm IELTS.

Tính linh hoạt về các chương trình học

Hệ thống giáo dục của Mỹ là một trong những hệ thống đa dạng nhất trên thế giới. Sinh viên có sự lựa chọn không giới hạn về những gì họ có thể học.

Thông thường, các trường Đại học Mỹ cung cấp cho bạn khả năng thử nghiệm các khóa học khác nhau trong hai năm đầu tiên, trái ngược với các trường Đại học châu Âu, nơi bạn chọn một môn học cụ thể với chương trình học được xác định trước và bạn theo dõi nó trong suốt quá trình học của mình.

Tính linh hoạt trong hệ thống giáo dục Mỹ còn cho phép bạn có cái nhìn khác và tránh chi tiền cho một thứ mà bạn không muốn học. Nó cũng khuyến khích bạn mở rộng kiến ​​thức của mình trên các lĩnh vực khác để bạn có thể phát triển kỹ năng và nhân cách của mình tốt hơn.

Ví dụ: Nếu bạn đang theo học để trở thành một luật sư, bạn có thể tham gia các khóa học về thuyết trình trước đám đông, lập luận văn học, PR; thay vì chỉ bao gồm các khóa học liên quan trực tiếp đến chủ đề của bạn.

Phát triển tiềm năng cá nhân

Hệ thống giáo dục Mỹ tạo điều kiện cho mỗi cá nhân tự tìm tòi, khám phá sự khác biệt. Học sinh là người phát biểu và đưa ra ý kiến, giáo viên không áp đặt mà chỉ gợi ý.

Mỗi cá nhân tự đề ra mục tiêu học tập và được nhà trường tạo mọi điều kiện để thực hiện.

Học sinh được dạy học cách giữ quan điểm của bản thân, đồng thời biết tôn trọng lắng nghe ý kiến của người khác, đề cao sự tự do và phát huy tính sáng tạo của cá nhân.

Hệ thống giáo dục đề cao sự tự do và phát huy tính sáng tạo của cá nhân.

Môi trường học tập thân thiện

Một trong những đặc điểm đáng ngạc nhiên nhất của giáo dục Mỹ làm nhiều du học sinh khá thích thú đó là người học sẽ được thẳng thắn chia sẻ ý kiến, tranh luận, tham gia vào các cuộc thuyết trình và thảo luận, rèn luyện khả năng diễn đạt và sự tự tin đứng trước đám đông.

Quy mô lớp học đa dạng, từ các bài giảng lớn với vài trăm sinh viên đến các lớp học nhỏ hơn và các buổi hội thảo [lớp thảo luận] chỉ với một vài sinh viên. Không khí lớp học của các trường đại học Mỹ rất năng động.

Đa dạng về văn hoá

Sinh viên quốc tế tại Mỹ chiếm hơn 32% dân số sinh viên, đây là một yếu tố quan trọng trong việc tăng cường sự đa dạng văn hóa.

Các trường Đại học, Cao đẳng tại Mỹ có đầy đủ sinh viên đến từ Châu Phi, Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ Latinh tham gia các khóa học khác nhau và chia sẻ các lý luận đa dạng.

Đó là một nền tảng tuyệt vời, nơi sinh viên có thể nhận được sự hỗ trợ tốt nhất trong cuộc sống cũng như trong học tập.

Phương pháp đào tạo chủ động và trải nghiệm thực tế

Một trong những ưu điểm nổi bật trong giáo dục của Mỹ là tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm thực tế, không nhồi nhét kiến thức… Học tập kết hợp với internet, qua các dự án, từ các nhóm bạn…

Trong lớp, người học có thể được yêu cầu phát biểu ý kiến ​​của mình và bản thân bài giảng ở dạng mở. Điều này tạo ra một môi trường dung nạp các cuộc thảo luận và đối thoại.

Mỗi học sinh đều được rèn luyện, luôn tự tin trước đám đông, được trau dồi khả năng để trở thành những người doanh nhân, lãnh đạo, chính trị gia trong tương lai.

Hệ thống giáo dục ở Mỹ mang tính trải nghiệm.

Cuộc sống sinh viên tuyệt vời

Không chỉ được đảm bảo chất lượng giáo dục mà học tập tại Mỹ, du học sinh còn có cơ hội giao lưu và mở rộng mạng lưới xã hội.

Hầu hết các chương trình đào tạo đều dựa trên thực hành và sinh viên có thể tương tác với các cá nhân khác nhau từ các nền văn hóa đa dạng. Đây là một cơ hội lý tưởng để học hỏi, tích lũy kinh nghiệm, vốn sống kết hợp giao lưu văn hoá.

Cuộc sống trong khuôn viên cũng có các tiện nghi như câu lạc bộ, nhà hàng, và các hoạt động ngoài trời khác nhau ở các thành phố, đảm bảo người học sẽ có những trải nghiệm thú vị.

Xem thêm các chương trình du học Mỹ tốt nhất tại EduPath

Hệ thống giáo dục Mỹ khác Việt Nam như thế nào?

Để giúp mọi người hiểu có cái nhìn bao quát và hiểu hơn về hệ thống giáo dục ở Mỹ và hệ thống giáo dục Việt Nam, EduPath sẽ làm rõ nội dung này trên một số phương diện cụ thể, như sau:

Điểm khác biệt Hệ thống giáo dục Mỹ Hệ thống giáo dục Việt Nam Thời gian học 5 năm Tiểu học; 3 năm THCS; 4 năm THPT; 2 năm Cao đẳng cộng đồng; 4 năm Đại học, 2 năm Thạc sĩ; ít nhất 4 năm Tiến sĩ. 5 năm Tiểu học; 4 năm THCS; 3 năm THPT; 3 năm Cao đẳng; 4 – 6 năm Đại học, 2 năm Thạc sĩ. Chương trình đào tạo

Khuyến khích học sinh, sinh viên tự tìm tòi, phát triển cá nhân.

Người học chủ động tham gia vào quá trình học tập, giảng viên đóng vai trò chỉ là người hướng dẫn.

Chú trọng kiến thức, mang tính lý thuyết nhiều, ít thực hành.

Người học thường bị rập khuôn máy móc, hơn là sáng tạo, bị động theo lối thầy giảng trò nghe.

Cơ sở vật chất

Hệ thống trang thiết bị hiện đại được đầu tư chất lượng, ứng dụng những công nghệ tiên tiến.

Đáp ứng nhu cầu học lý thuyết cũng như thực hành của học sinh, sinh viên.

Chỉ dừng lại ở mức trung bình.

Đa số các trường đều thiếu thiết bị hỗ trợ cho việc thực hành, người học chủ yếu học trong lý thuyết, sách vở.

Chi phí học tập Từ Tiểu học đến Trung học được miễn phí toàn bộ. Đổi lại chi phí học các bậc Đại học, Cao đẳng, Thạc sĩ khá cao. Học phí chi trả cho học tập tại Việt Nam tương đối thấp. Nhưng nếu tính tổng chi phí trong suốt quá trình học lại khá cao, phát sinh nhiều khoản chi phí khác. Mục tiêu giáo dục Chú trọng đến sự sáng tạo, đề cao thể hiện cá tính bản thân, hướng tới sự phát triển toàn diện cho học sinh, sinh viên. Nghiêng vào phát triển kiến thức, chú trọng điểm số và thành tích hơn là đề cao tính sáng tạo cá nhân. Giá trị bằng cấp Có giá trị, được công nhận trên phạm vi toàn thế giới. Bằng cấp chỉ được giá trị ở trong nước. Cơ hội việc làm Sau khi tốt nghiệp, sinh viên có thể làm ở bất cứ nơi đâu, nước nào với mức lương cao, đặc biệt là tốt nghiệp từ các trường Đại học danh tiếng. Sinh viên sau khi tốt nghiệp, người học phải tham gia đào tạo thêm một khóa nghiệp vụ. Khi ra trường, sinh viên không thể tự đảm nhận công việc mà cần có người hỗ trợ trong một thời gian. Hoạt động ngoại khoá

Trường học thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa, tình nguyện đa dạng.

Từng khối, từng bậc học sẽ có nhiều câu lạc bộ giải trí như cờ vua, bóng rổ, bơi lội…

Đa số là các hoạt động sinh hoạt đội, đoàn không bắt buộc, thường được bình chọn để đánh giá xếp loại.

Ít câu lạc bộ, các hoạt động giải trí thường giới hạn.

Điểm khác biệt của nền giáo dục Việt Nam và Mỹ.

Xem thêm một số bài viết liên quan:

  • Chi phí du học Mỹ tốn bao nhiêu tiền?
  • Đi du học cấp 3 tại mỹ có nên không?
  • Điều kiện du học Mỹ cần những gì?
  • So sánh hệ thông giáo dục Mỹ và Việt Nam từ A-Z

Một số câu hỏi thường gặp về hệ thống giáo dục Mỹ

1. Có bao nhiêu học sinh ghi danh vào các trường công lập và tư thục ở Mỹ?

Theo ước tính của Bộ Giáo dục Hoa Kỳ, có 47,6 triệu học sinh ở các trường công lập và 5,9 triệu học sinh ở các trường tư thục.

2. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông và Đại học là bao nhiêu?

Bảy mươi phần trăm học sinh trường công tốt nghiệp đúng hạn và chưa đến một nửa số học sinh này đủ tiêu chuẩn để theo học các trường Cao đẳng hoặc Đại học bốn năm. Khoảng một nửa số sinh viên da đen và gốc Tây Ban Nha tốt nghiệp đúng hạn. Hai mươi sáu phần trăm người Mỹ có bằng cử nhân hoặc cao hơn. Phụ nữ kiếm được nhiều bằng cao đẳng, cử nhân và thạc sĩ hơn và gần một nửa các bằng cấp chuyên nghiệp và tiến sĩ.

3. Trung bình, giáo viên được trả lương như thế nào?

Mức lương trung bình cho giáo viên tiểu học và trung học công lập là $ 44,367. Mức lương ở 100 thành phố lớn nhất dao động từ $25.409 đến $ 84.310.

Nói chung, giáo viên kiếm được nhiều hơn mỗi giờ so với các chuyên gia được đào tạo khác, bao gồm kế toán, lập trình máy tính, kỹ sư và kiến ​​trúc sư.

4. Quy mô lớp học ở Mỹ trung bình là bao nhiêu?

Theo thống kê gần đây nhất của Bộ Giáo dục, tỷ lệ học sinh – giáo viên ở các trường công lập là 15,9 trên một. Quy mô lớp học trung bình là 21,1 đối với các trường tiểu học công lập và 23,6 đối với các trường trung học cơ sở công lập.

5. Tại sao tôi nên theo học trường Cao đẳng cộng đồng?

Các trường Cao đẳng cộng đồng cung cấp chi phí thấp hơn, chính sách nhập học dễ dàng hơn, quan hệ chặt chẽ với các trường tiểu bang và nhiều khóa học bắt buộc liên quan đến bằng cấp.

6. Sự khác biệt giữa các trường Đại học công lập và tư thục ở Mỹ là gì?

Các trường Đại học công được nhà nước tài trợ và thường lớn hơn, ít tốn kém hơn các trường Đại học tư nhân.

7. Hệ thống tín chỉ ở các trường đại học Mỹ là gì?

Tín chỉ là một giá trị được ấn định cho mỗi khóa học phản ánh số giờ mà lớp học sẽ gặp giáo sư mỗi tuần.

8. Tôi có thể chuyển tiếp đến một trường đại học Mỹ từ một trường Đại học bên ngoài Mỹ không?

Có, mặc dù bạn có thể mất một số tín chỉ và cần thêm thời gian để hoàn thành chương trình học của mình.

9. Bạn có thể làm việc khi học tập tại Mỹ không?

Với sự cho phép của Văn phòng Sinh viên Quốc tế, du học sinh có thể làm việc trong khuôn viên trường tối đa 20 giờ / tuần trong năm đầu tiên của họ và có thể đăng ký làm việc ngoài khuôn viên trường trong những năm tiếp theo.

Trên đây là tổng quan về hệ thống giáo dục Mỹ, mong rằng sẽ hữu ích cho những ai đang có ý định du học Mỹ, nắm rõ được chi tiết nền giáo dục số 1 thế giới.

Nếu bạn cần thêm bất cứ thông tin gì về hệ thống giáo dục Mỹ cũng như các hỗ trợ đi kèm để lại bình luận dưới bài viết, chúng tôi sẽ giúp biến ước mơ của bạn thành hiện thực!

Chủ Đề