Các môn học chương trình GDPT 2022

Chiều nay [27/12], Bộ GD-ĐT chính thức công bố chương trình giáo dục phổ thông mới. 

Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, chương trình giáo dục phổ thông [GDPT] mới đáp ứng nhiệm vụ nêu tại Nghị quyết số 29-NQ/TW là "Xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn".

 GS Nguyễn Minh Thuyết, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ, Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT Nguyễn Viết Lộc [từ phải qua] trong buổi họp báo công bố chương trình giáo dục phổ thông mới.

Theo đó, hệ thống môn học của chương trình giáo dục phổ thông mới cụ thể gồm:

Cấp Tiểu học:

Các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1 [đối với lớp 1 và 2].

Môn học mới: Tin học và Công nghệ.

Cấp THCS:

Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Tin học [trở thành bắt buộc, khác với trước đây là tự chọn].

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2.

Cấp THPT:

Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Các môn học lựa chọn: theo nhóm Khoa học xã hội [gồm các môn: Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý], nhóm Khoa học tự nhiên [gồm các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học], nhóm Công nghệ và nghệ thuật [gồm các môn: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật].

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

Ngoài 5 môn bắt buộc, học sinh THPT phải chọn tối thiểu 5 môn khác của nhóm môn được lựa chọn.

Lưu Ly

Thực hiện Nghị quyết 88, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 [GDPT 2018] được xây dựng ở cấp trung học phổ thông, gồm 7 môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh [Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng an ninh, Nội dung Giáo dục Địa phương, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp].

Cấp trung học phổ thông yêu cầu học sinh học một số môn học bắt buộc, đồng thời được tự chọn các môn học và chuyên đề học tập [ảnh: Internet]

Bên cạnh đó, học sinh được lựa chọn 5 trong 10 môn học được thiết kế theo 3 nhóm tương ứng với 3 định hướng nghề nghiệp đó là: Khoa học xã hội [Lịch sử, Địa lý, Kinh tế và Pháp luật]; Khoa học tự nhiên [Vật lý, Hoá học, Sinh học]; Công nghệ, Nghệ thuật [Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật].

Học sinh sau THCS căn cứ vào năng lực, sở trường, sở thích của bản thân lựa chọn một trong 3 định hướng trên khi học lên THPT để chuẩn bị cho hướng đi sau này.

Trong chương trình các môn học cấp THPT, ngoài phần nội dung cơ bản, mỗi môn học có các chuyên đề học tập lựa chọn [35 tiết/năm học]; Mỗi học sinh lựa chọn 3 cụm chuyên đề thuộc 3 môn học nhằm thực hiện yêu cầu phân hoá sâu, giúp tăng cường kiến thức và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đáp ứng yêu cầu định hướng nghề nghiệp [tổng thời lượng 105 tiết/năm học].

Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT đã quy định: "Các trường có thể xây dựng các tổ hợp môn học từ 3 nhóm môn học và chuyên đề học tập nói trên để vừa đáp ứng nhu cầu của người học vừa bảo đảm phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường.".

Năm 2020, Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường [Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2020], đồng thời đã tổ chức tập huấn cán bộ quản lý, giáo viên về việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường [mô đun 4 trong số 9 mô đun, đối tượng tại Quyết định 4660].

Quá trình tập huấn, triển khai thời gian qua đã có nhiều ví dụ cụ thể về việc xây dựng kế hoạch giáo dục của nhà trường; Trong đó, các trường tham gia tập huấn căn cứ vào điều kiện thực tiễn của trường xây dựng một số tổ hợp môn học lựa chọn theo 3 định hướng của chương trình, phù hợp với điều kiện về đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của trường.

Trên cơ sở 3 tổ hợp chính, mỗi tổ hợp ngoài các môn thuộc 3 nhóm theo định hướng trong chương trình thì các môn còn lại được lựa chọn từ 2 nhóm khác cần bảo đảm sự phù hợp để bảo đảm thuận lợi cho học sinh học tập.

Như vậy, với mỗi định hướng có thể có 1-2 tổ hợp có cùng các môn thuộc nhóm chính và các môn khác thuộc 2 nhóm còn lại. Số tổ hợp và số lớp, mỗi tổ hợp do nhà trường quyết định bảo đảm sử dụng hiệu quả đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất của nhà trường.

Với cách này, các trường cần xây dựng từ 3 đến 6 tổ hợp để chuẩn bị cho năm học tới để cho học sinh lựa chọn để học tập. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tư vấn định hướng cho học sinh lựa chọn một trong các tổ hợp trên.

Sau khi đã xây dựng được các tổ hợp môn học lựa chọn, số lớp/mỗi tổ hợp mà trường có thể đáp ứng, các trường phải công bố sớm, rộng rãi để học sinh, cha mẹ học sinh hiểu rõ và quyết định đăng kí, lựa chọn.

Đây cũng là vấn đề các địa phương cần quy định trong phương án tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT. Ngoài việc cho học sinh đăng kí theo nguyện vọng, học sinh rất cần vai trò tư vấn, định hướng của các nhà trường, cha mẹ để hiểu rõ ý nghĩa của việc chọn cả tổ hợp chứ không phải từng môn.

Qua thực tế kiểm tra của Bộ GD&ĐT và báo cáo của địa phương, hiện nay, nhiều nơi đã chủ động tổ chức rà soát nhu cầu của học sinh lớp 9, xây dựng tổ hợp môn lựa chọn ở lớp 10 theo điều kiện cụ thể của từng trường THPT. Ngoài các văn bản đã ban hành trước đây, Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện hướng dẫn một số nội dung cụ thể về việc lựa chọn môn học ở bậc THPT để hướng dẫn các địa phương, cơ sở giáo dục triển khai thực hiện.

Đối với môn Âm nhạc, Mỹ thuật ở THPT lần đầu tiên được đưa vào Chương trình GDPT 2018 nên các trường THPT chưa có sẵn giáo viên. Việc chuẩn bị giáo viên các môn học này cho cấp THPT đang được các địa phương thực hiện theo yêu cầu của Chương trình GDPT 2018 và điều kiện thực tiễn của địa phương.

Chiều 27/12, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018.

Chiều 27/12, Bộ GD&ĐT đã chính thức công bố chương trình giáo dục phổ thông tổng mới năm 2018.

Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Chương trình chương trình giáo dục phổ thông[GDPT] mới đã đáp ứng nhiệm vụ nêu tại Nghị quyết số 29-NQ/TW là "Xây dựng và chuẩn hóa nội dung giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, tinh gọn, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; giảm số môn học bắt buộc; tăng môn học, chủ đề và hoạt động giáo dục tự chọn".

Từ phải qua: GS Nguyễn Minh Thuyết, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Chánh Văn phòng Bộ GD&ĐT Nguyễn Viết Lộc. Ảnh: Đình Tuệ.

Thực hiện mục tiêu "Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn", đối với mỗi môn học, việc lựa chọn, sắp xếp nội dung giáo dục bảo đảm sự tinh giản, gắn với thực tiễn, tạo thuận lợi cho việc thực thi các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.

Thực hiện mục tiêu "phân luồng mạnh sau THCS; THPT phải tiếp cận nghề nghiệp và chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng", nội dung giáo dục được xây dựng theo hướng tích hợp ở các cấp học dưới và phân hóa theo định hướng nghề nghiệp ở cấp học trên để tạo thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động dạy học gắn với thực tiễn, qua đó phát triển năng lực học sinh.

>>> Xem thêm: Chương trình giáo dục phổ thông mới: Giảm hơn 300 giờ học mỗi năm

Về việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục: Trên cơ sở Đề án đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025, ngày 06/02/2017, Chính phủ và Ngân hàng Thế giới đã ký kết Hiệp định số 5857-VN tài trợ cho "Chương trình Phát triển các trường sư phạm để nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở GDPT" [Chương trình ETEP].

Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

Bộ GD&ĐT đã ban hành kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; ban hành quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên và chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông; xây dựng dự thảo quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm thông qua bộ chỉ số đánh giá năng lực đào tạo của các trường sư phạm do Chương trình ETEP đang hoàn thiện; tổ chức nhiều cuộc tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo hướng tiếp cận với những nội dung đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh.

Các trường sư phạm trọng điểm, chủ chốt phối hợp với các trường sư phạm khác và Chương trình ETEP tiến hành nghiên cứu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, nội dung đào tạo để xây dựng mới chương trình đào tạo thống nhất trong cả nước.

Về việc chuẩn bị cơ sở vật chất: Bộ GD&ĐT đã xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và chương trình giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu về cơ sở vật chất thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông theo Nghị quyết số 88/2014/QH13.

Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các địa phương đề xuất danh mục và thực hiện các thủ tục đầu tư theo quy định để giao vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện mục tiêu kiên cố hóa trường, lớp học giai đoạn 2017 - 2020; tổ chức rà soát quy định hiện hành về danh mục thiết bị dạy học tối thiểu và tiêu chuẩn bàn ghế học sinh phổ thông.

Hệ thống môn học của chương trình giáo dục phổ thông mới cụ thể gồm:

Cấp Tiểu học:

Các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật.

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1 [đối với lớp 1 và 2].

Môn học mới: Tin học và Công nghệ.

Cấp THCS:

Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Tin học [trở thành bắt buộc, khác với trước đây là tự chọn].

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2.

Cấp THPT:

Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh.

Các môn học lựa chọn: theo nhóm Khoa học xã hội [gồm các môn: Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý], nhóm Khoa học tự nhiên [gồm các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học], nhóm Công nghệ và nghệ thuật [gồm các môn: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật].

Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2.

*Ngoài 5 môn bắt buộc, học sinh THPT phải chọn tối thiểu 5 môn khác của nhóm môn được lựa chọn.

Sẽ dùng tư liệu ngoài SGK để đánh giá, thi cử trong chương trình GDPT mới

Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, việc thi cử trong chương trình GDPT mới, giáo viên sẽ có quyền được sử dụng tư liệu ngoài SGK ...

Tác giả đề xuất bỏ 'Chí Phèo' khỏi SGK góp ý về Dự thảo chương trình GDPT mới

NCS Nguyễn Sóng Hiền, người đưa ra đề xuất bỏ tác phẩm 'Chí Phèo' khỏi SGK đã đưa ra những ý kiến, lập luận về ...

Lùi 2 năm thực hiện chương trình GDPT mới: 'Vấn đề mấu chốt vẫn là đội ngũ giáo viên'

Theo các chuyên gia giáo dục, dù Quốc hội đã đồng ý việc lùi thời gian thực hiện chương trình Giáo dục phổ thông [GDPT] ...

Chính phủ đồng ý với đề xuất lùi một năm thực hiện chương trình GDPT mới

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý với đề xuất của Bộ GD&ĐT về việc lùi 1 năm thực hiện chương trình ...

Chương trình GDPT mới: ‘Giảm số tiết học coi chừng tác dụng ngược’

Có ý kiến cho rằng, dù Bộ muốn giảm tổng số tiết học cho học sinh nhưng nếu không tính toán kỹ, điều này có ...

Chương trình GDPT mới: Chuẩn bị con người, vật chất thế nào?

Theo Tổng Chủ biên chương trình GDPT tổng thể cho biết, ở giai đoạn trước mắt, giáo viên bộ môn nào sẽ vẫn dạy bộ ...

Video liên quan

Chủ Đề