Các chỉ tiêu đánh giá ô nhiễm môi trường nước năm 2024

Ô nhiễm môi trường là 1 vấn đề lớn trong xã hội. Trung tâm phân tích, Thí nghiệm Công nghệ cao thành lập phòng Phân tích Môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày, chung tay cùng quý cơ quan, doanh nghiệp xây dựng một môi trường sống tốt đẹp hơn.

Các dịch vụ :

  1. Phân tích & đánh giá chất lượng nước-nước thải, Đất, Bùn trầm tích, chất thải rắn theo tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 ; TCVN 5502:2003 , 6772-2000 ; QĐ-BYT: 1329/ 2002… bằng nhiều phương pháp khác nhau theo yêu của của khách hàng [ DIN , ISO , EPA , TCVN, ASTM , SM…] gồm các chỉ tiêu như : BOD5 ; COD ; TOC ; Nitơ tổng ; Độ oxy hoá ; Chlorine ; TSS-hàm lượng rắn lơ lửng ; TDS-rắn hòa tan ; Tổng rắn ; pH ; Độ dẫn điện ; DO ; Màu ; Mùi vị; Độ đục…chỉ tiêu về vi sinh như Coliform, Ecoli … Phân tích các Anion & Cation: NH4+; Cr6+ ; Cr3+ ; Fe2+ ; Fe3+ PO43- ; NO2- ; NO3- ; SO42-; Cl- … Phân tích vết các độc tố kim loại nặng như : As , Hg , Cd , Pb, Cr , Zn , Mn , Fe… Phân tích dư lượng thuốc trừ sâu, diệt cỏ , hoá chất bảo vệ thực vật ; các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi ; PAH , PCB ; các hợp chất hữu cơ khác .
  2. Phân tích & tham gia quan trắc, giám sát chất lượng môi trường, lập báo cáo về môi trường. Tham gia lấy mẫu & phân tích tại hiện trường cho các cá nhân, xí nghiệp, công ty, nhà máy có yêu cầu…
  3. Phân tích các chỉ tiêu mới như SOD trong bùn, đất trầm tích ; SAR trong nước thủy lợi dùng cho tưới tiêu ; CO – Carbon monoxide trong thủy hải sản
  4. Phân tích và đánh giá chất lượng không khí, khí thải, ô nhiễm không khí tuân thủ theo tiêu chuẩn TCVN 5937:2005 ; TCVN 5938:2005 ; TCVN 5939:2005 ; TCVN 5940:2005 gồm các chỉ tiêu như : Khí thải tại nguồn : Bụi ; O2 ; CO2 ; CO ; SO2 ; NOx ; NO ; NO2 ; H2S ; CxHy… Chất lượng không khí xung quanh & môi trường làm việc : Bụi ; O2 ; CO2 ; CO ; SO2 ; NOx ; NO ; NO2 ; H2S ; NH3 ; O3 ; CxHy ; các hợp chất hữu cơ như THC ; VOC ; Tiếng ồn ; Vi khí hậu…& các chất hữu cơ dễ bay hơi khác… Phân tích vết các độc tố kim loại nặng như : As , Hg , Cd , Pb, Cr , Zn , Mn , Fe…
  5. Lấy mẫu & Phân tích hàm lượng Dioxin trong nước, đất, bùn, chất thải rắn, không khí & khí thải tại nguồn [bao gồm 17 đồng phân theo qui định của WHO] Ô nhiếm nước đang là một vấn nạn nghiêm trọng ở Việt Nam, khi ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, sức khỏe của các loài sinh vật – trong đó có cả con người. Bài viết này sẽ cung cấp những chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước để xét xem một mẫu nước có an toàn hay không.

Những chỉ tiêu để đánh giá chất lượng nước Để đánh giá chất lượng nước cũng như mức độ gây ô nhiễm nước, có thể dựa vào một số chỉ tiêu cơ bản và quy định giới hạn của từng chỉ tiêu đó tuân theo Luật Bảo vệ môi trường của một quốc gia hoặc tiêu chuẩn quốc tế quy định cho từng loại nước sử dụng cho các mục đích khác nhau.

1. pH

– pH là đơn vị toán học biểu thị nồng độ ion H+ có trong nước và có thang giá trị từ 0 đến 14. pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhất dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất lượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn.

– Vì thế việc xét nghiệm pH để hoàn chỉnh chất lượng nước cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật cho từng khâu quản lý rất quan trọng, hơn nữa là đảm bảo được chất lượng cho người sử dụng. Khi chỉ số pH < 7 thì nước có môi trường axít; pH > 7 thì nước có môi trường kiềm, điều này thể hiện ảnh hưởng của hoá chất khi xâm nhập vào môi trường nước. Giá trị pH thấp hay cao đều có ảnh hưởng nguy hại đến thuỷ sinh.

2. SS [solid solved – chất rắn lơ lửng]

– Chất rắn lơ lửng nói riêng và tổng chất rắn nói chung có ảnh hưởng đến chất lượng nước trên nhiều phương diện. Lượng chất rắn hoà tan trong nước làm hạn chế sự sinh trưởng hoặc ngăn cản sự sống của thuỷ sinh. – Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước cao làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nước, do vậy ảnh hưởng đến quá trình quang hợp dưới nước, gây cạn kiệt tầng ô xy trong nước nên ảnh hưởng đến đời sống thuỷ sinh như cá, tôm. Chất rắn lơ lửng có thể làm tắc nghẽn mang cá, cản trở sự hô hấp dẫn tới làm giảm khả năng sinh trưởng của cá, ngăn cản sự phát triển của trứng và ấu trùng. – Phân biệt các chất rắn lơ lửng của nước sẽ giúp kiểm soát các hoạt động sinh học, đánh giá quá trình xử lý vật lý nước thải, đánh giá sự phù hợp của nước thải với tiêu chuẩn giới hạn cho phép.

3. DO [dyssolved oxygen – ô xy hoà tan trong nước]

Ô xy có mặt trong nước một mặt được hoà tan từ ô xy trong không khí, một mặt được sinh ra từ các phản ứng tổng hợp quang hoá của tảo và các thực vật sống trong nước. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoà tan ô xy vào nước là nhiệt độ, áp suất khí quyển, dòng chảy, địa điểm, địa hình.  Giá trị DO trong nước phụ thuộc vào tính chất vật lý, hoá học và các hoạt động sinh học xảy ra trong đó. Phân tích DO cho ta đánh giá mức độ ô nhiễm nước và kiểm tra quá trình xử lý nước thải.  Các sông hồ có hàm lượng DO cao được coi là khoẻ mạnh và có nhiều loài sinh vật sống trong đó.  Khi DO trong nước thấp sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của động vật thuỷ sinh, thậm chí làm biến mất hoặc có thể gây chết một số loài nếu DO giảm đột ngột.  Nguyên nhân làm giảm DO trong nước là do việc xả nước thải công nghiệp, nước mưa tràn lôi kéo các chất thải nông nghiệp chứa nhiều chất hữu cơ, lá cây rụng vào nguồn tiếp nhận. Vi sinh vật sử dụng ô xy để tiêu thụ các chất hữu cơ làm cho lượng ô xy giảm.

4. BOD [Biochemical oxygen Demand:nhu cầu ô xy sinh hoá]

– BOD [Biological] Oxygen Demand]: Nhu cầu ôxy hóa sinh học là lượng oxy cần cung cấp để oxy hoá các chất hữu cơ trong nước bởi vi sinh vật. BOD là một chỉ số và đồng thời là một thủ tục được sử dụng để xác định xem các sinh vật sử dụng hết ôxy trong nước nhanh hay chậm như thế nào. Nó được sử dụng trong quản lý và khảo sát chất lượng nước cũng như trong sinh thái học hay khoa học môi trường.. – Thời gian để các vi sinh vật oxy hóa hoàn toàn các chất hữu cơ có thể kéo dài đến vài chục ngày tùy thuộc vào tính chất của nước thải, nhiệt độ và khả năng phân hủy các chất hữu cơ của hệ vi sinh vật trong nước thải.

5. COD [Chemical oxygen Demand – nhu cầu ô xy hoá học]

Vì, chỉ tiêu BOD không phản ánh đầy đủ về lượng tổng các chất hữu cơ trong nước thải, vì chưa tính đến các chất hữu cơ không bị oxy hóa bằng phương pháp sinh hóa và cũng chưa tính đến một phần chất hữu cơ tiêu hao để tạo nên tế bào vi khuẩn mới. Do đó để đánh giá một cách đầy đủ lượng oxy cần thiết để oxy hóa tất cả các chất hữu cơ trong nước thải người ta sử dụng thêm chỉ tiêu nhu cầu oxy hóa học. – COD là lượng ô xy cần thiết cho quá trình ô xy hoá hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nước thành CO2 và H2O. Chỉ số COD được sử dụng rộng rãi để đo gián tiếp khối lượng các hợp chất hữu cơ có trong nước. Phần lớn các ứng dụng của COD xác định khối lượng của các chất ô nhiễm hữu cơ tìm thấy trong nước bề mặt [ví dụ trong các con sông hay hồ], làm cho COD là một phép đo hữu ích về chất lượng nước. Nó được biểu diễn theo đơn vị đo là miligam trên lít [mg/L], chỉ ra khối lượng ôxy cần tiêu hao trên một lít dung dịch. – COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước [nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt] vì nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước là bao nhiêu. Hàm lượng COD trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm.

6. Amoniac

Trong nước, bề mặt tự nhiên của vùng không ô nhiễm amoniac chỉ có ở nồng độ vết [dưới 0,05 mg/l]. Trong nguồn nước có độ pH acid hoặc trung tính, amoniac tồn tại ở dạng ion amoniac [NH4+]; nguồn nước có pH kiềm thì amoniac tồn tại chủ yếu ở dạng khí NH3.Nồng độ amoniac trong nước ngầm cao hơn nhiều so với nước mặt. Lượng amoniac trong nước thải từ khu dân cư và từ các nhà máy chế biến thực phẩm, sữa có thể lên tới 10-100 mg/l. Amoniac có mặt trong nước cao sẽ gây nhiễm độc tới cá và các sinh vật.

7. Nitrat [NO3-]

Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật.Trong nước tự nhiên có nồng độ nitrat thường

Chủ Đề