Ca sĩ xuân trường hát quan họ là ai?

Trong số 600 nghệ nhân được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể năm 2015, tỉnh Bắc Ninh có 5 nghệ nhân quan họ vinh dự có tên trong danh sách này. Với tình cảm, trách nhiệm dành cho các nghệ nhân, tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều cố gắng trong việc chăm lo cho các “báu vật nhân văn sống quan họ” của địa phương.

Những người giữ “linh hồn” dân ca quan họ

Những ngày đầu năm 2016, chúng tôi về làng Diềm [tên Nôm của thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh]. Con đường đê ven sông Cầu còn giữ nguyên vẻ thơ mộng với những lũy tre xanh, thi thoảng lại bắt gặp một bến nước nhỏ với những bậc thang xếp gạch đã ngả màu thời gian. Lối vào trong thôn nhỏ hẹp, có ngõ chỉ vừa hai người đi. Nhờ sự chỉ dẫn nhiệt tình của người dân, chúng tôi nhanh chóng tìm được nơi ở của các nghệ nhân quan họ.

Nghệ nhân ưu tú Ngô Thị Nhi với các liền chị quan họ trẻ năm 2011.

Tỉnh Bắc Ninh có 5 nghệ nhân ưu tú dân ca quan họ thì 4 người trong số đó thuộc thôn Viêm Xá, đó là các cụ: Ngô Thị Nhi, Ngô Thị Lịch, Trần Thị Phụng, Nguyễn Thị Bàn. Nghệ nhân ưu tú còn lại là cụ Đỗ Thị Tước ở làng Khả Lễ, xã Võ Cường, thành phố Bắc Ninh. Các nghệ nhân đều là người làng quan họ gốc, đạt đến trình độ điêu luyện, khả năng trình diễn xuất sắc, nhất là mỗi người sở hữu tới 300 bài quan họ cổ, có thời gian thực hành diễn xướng dân gian từ 50-60 năm. Trong không gian văn hóa cổ truyền, các nghệ nhân này đều đến với quan họ từ rất sớm. Mới chỉ 10 tuổi, họ đã “học đòi” được nhiều câu hát từ các liền anh, liền chị trong những buổi tối chập chờn ánh đèn dầu giữa canh hát. Họ dần trở thành những giọng hát chính trong những canh hát đám, hát hội của làng. Quan họ đã theo các nghệ nhân suốt những năm tháng cuộc đời:Răng non trắng tựa như ngà/ Đến nay trơ lợi còn ca rõ lời.

Khi đặt câu hỏi tại sao các cụ lại say mê quan họ đến vậy, chúng tôi nhận được câu trả lời bằng những nụ cười móm mém đã khô rạn vì những vết nhăn luống tuổi. Với các nghệ nhân, quan họ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc đời họ và gắn chặt với đời sống, sinh hoạt văn hóa tinh thần của cộng đồng nơi đây suốt mấy chục năm qua.

Theo dòng hồi tưởng của Nghệ nhân ưu tú Ngô Thị Nhi, năm 1957, Giáo sư Hoàng Minh Giám, Bộ trưởng Bộ Văn hóa tìm về làng Diềm để sưu tầm những làn điệu quan họ cổ. Chính những “báu vật sống” như cụ Nhi, cụ Phụng, cụ Lịch đã góp phần làm sống lại và lan tỏa những câu hát quan họ trữ tình mộc mạc. Giáo sư Hoàng Minh Giám sau khi nghe những làn điệu dân ca đã lặng người. Ông nhắn nhủ: “Các bà phải giữ gìn và truyền dạy cho lớp con cháu những làn điệu quan họ này, vì nó là báu vật của quốc gia, đánh mất nó là có tội với tiền nhân”.

Không muốn di sản dân gian bị quên lãng, các nghệ nhân đã dày công chăm lo truyền nghề. Năm 1969, ngay sau khi ra đời, Đoàn Dân ca Quan họ Bắc Ninh đã mời các nghệ nhân dân gian về truyền nghiệp cho các diễn viên. Các nghệ nhân trực tiếp truyền dạy diễn viên cách hát theo đúng lề lối quan họ cổ. Những học trò của các cụ dần trưởng thành và trở thành những nghệ sĩ tên tuổi như cố Nghệ sĩ Xuân Trường, Nghệ sĩ nhân dân Thúy Cải, Nghệ sĩ ưu tú Quý Tráng…

Nghệ nhân ưu tú Ngô Thị Nhi tâm sự: “Hồi đó còn khỏe, còn đi được, hát được, bây giờ già rồi, chúng tôi chỉ biết căn dặn con cháu cố gắng giữ quan họ cho đời sau thôi”. Bảy người con của cụ Nhi cũng mang trong mình tình yêu với quan họ, trong số đó con trai cả Nguyễn Văn Ký là người dày công sưu tầm nhiều bài quan họ cổ. Những học trò của nghệ nhân lại tiếp tục công việc của thầy, truyền dạy quan họ cho lớp trẻ trong làng.

Mong các cụ sống khỏe để tiếp tục truyền dạy

5 nghệ nhân ưu tú quan họ, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, cá biệt có Nghệ nhân ưu tú Trần Thị Phụng chồng mất, không có con nên phải sống một mình. Vừa trò chuyện với chúng tôi, cụ Phụng vừa cần mẫn tuốt từng sợi rơm nếp vàng để bện chổi đem ra chợ bán lấy thêm kinh phí trang trải cuộc sống.

Thấy chúng tôi có vẻ ái ngại với công việc cụ đang làm, cụ Phụng thật thà chia sẻ: “Tiền bán thì không được bao nhiêu, làm việc cho chân tay đỡ buồn thôi cháu ạ. Tôi già rồi, mắt mờ, tay chậm, mất cả ngày mới có thể bện xong một cái chổi. Những ngày rảnh rỗi, các cháu gần nhà cũng thường hay sang làm cùng tôi, vừa làm vừa học hát, phận già cũng bớt tủi thân”.

Không phải sống đơn bóng như cụ Phụng, nhưng di chứng của căn bệnh tai biến khiến không gian sinh hoạt của Nghệ nhân ưu tú Ngô Thị Nhi chỉ còn giới hạn trong ngôi nhà đơn sơ của mình. Hằng ngày, các con nghệ nhân phải phân công nhau trông nom, sớm tối bên mẹ già.

Các nghệ nhân quan họ vừa được vinh danh là những "báu vật nhân văn sống" của dân ca quan họ Bắc Ninh. Trao đổi với chúng tôi về chính sách đãi ngộ các nghệ nhân, ông Nguyễn Xuân Trung, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh cho biết: Từ năm 2010, các nghệ nhân đã được UBND tỉnh Bắc Ninh phong tặng danh hiệu Nghệ nhân dân ca quan họ Bắc Ninh và đến năm 2013 được hưởng chế độ trợ cấp với mức 1.150.000 đồng/tháng. Khi được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, các nghệ nhân sẽ thụ hưởng số tiền trợ cấp hằng tháng bằng 1,5 lần mức lương cơ sở [hơn 1,8 triệu đồng], ngoài ra còn được tỉnh hỗ trợ về thẻ bảo hiểm y tế.

Được biết, 5 nghệ nhân ưu tú quan họ ở Bắc Ninh đến nay tuổi đời đã rất cao [từ 84-94 tuổi]. “Tuổi già như chuối chín cây. Quy luật sinh lão bệnh tử của đời người nào ai tránh được? Nhưng với trách nhiệm của ngành văn hóa, chúng tôi sẽ cùng với chính quyền địa phương cố gắng thực hiện tốt chính sách đãi ngộ để giúp các nghệ nhân bớt đi phần nào khó khăn trong cuộc sống. Chúng tôi cũng tiếp tục động viên các cụ tiếp tục quan tâm truyền dạy quan họ cho thế hệ kế tiếp để loại hình di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại này sẽ sống mãi với thời gian”, ông Nguyễn Xuân Trung chia sẻ.

Bài và ảnh:NGUYÊN ĐỨC

Thông tin tiểu sử/ profile và ảnh của ca sĩ Xuân Trường được cập nhật liên tục tại tainhaccho.net.Nếu bạn thấy thông tin tiểu sử hoặc ảnh ca sĩ Xuân Trường không chính xác hoặc thiếu, bạn có thể đóng góp bổ sung, gửi lời bình hoặc liên hệ với ban quản trị website.Để xem danh sách nhạc chờ theo ca sĩ Xuân Trường và theo mạng diện thoại của bạn từ danh mục bên trái. Chú ý: danh sách chỉ bao gồm nhạc chờ của riêng ca sĩ Xuân Trường, nếu bạn muốn tìm nhạc chờ của ca sĩ Xuân Trường hát cùng với các ca sĩ khác, vui lòng sử dụng công cụ tìm kiếm phía trên và nhập vào tên ca sĩ ["Xuân Trường"]

Bạn có thể tìm kiếm trang này bằng các từ khóa sau:

Tiểu sử Xuân Trường, thông tin tiểu sử Xuân Trường, profile Xuân Trường, lý lịch Xuân Trường, ảnh Xuân Trường, lí lịch Xuân TrườngTiểu sử ca sĩ Xuân Trường, thông tin tiểu sử ban nhạc Xuân Trường, profile band Xuân Trường, lý lịch ca sĩ Xuân Trường, ảnh ban nhạc Xuân Trường, lí lịch ca sĩ Xuân TrườngTieu su Xuan Truong, thong tin tieu su Xuan Truong, profile Xuan Truong, ly lich Xuan Truong, anh Xuan Truong, li lich Xuan TruongTieu su ca si Xuan Truong, thong tin tieu su ban nhac Xuan Truong, profile band Xuan Truong, ly lich ca si Xuan Truong, anh ban nhac Xuan Truong, li lich ca si Xuan Truong

Dù không phải người con của quê hương Kinh Bắc nhưng nghệ sĩ Thanh Hiếu đã được sinh ra, lớn lên và “ngụp lặn” trong văn hóa của miền quê bên dòng sông Cầu, để rồi những câu ca quan họ cứ ngấm dần vào chị tự nhiên như hơi thở.

Và số phận như đã trao truyền cho người phụ nữ có gương mặt phúc hậu, có giọng hát mượt mà, đằm thắm ấy được mang quan họ đi muôn nơi để loại hình âm nhạc truyền thống này lan tỏa đến cộng đồng trong nước và quốc tế.

Một thời gian khó

Khác với nhiều nghệ sĩ quan họ cùng thời, Thanh Hiếu đến với quan họ khá muộn, mặc dù chị được sinh ra trong một gia đình có truyền thống âm nhạc, cha của chị là nghệ sĩ violon Nguyễn Việt Yến [từng công tác tại Đoàn Cải lương Hà Nội].

Hồi ấy, trong đầu chị chưa có khái niệm về quan họ mà chị chỉ thích hát những ca khúc mang âm hưởng quan họ. Lớn lên, chị được vào biên chế của phòng phân tích hóa, thuộc Ty Nông nghiệp Hà Bắc. Công việc của một nghiên cứu viên kéo chị đi với bùn, với đất, với số liệu, con chữ khô khan.

Thế nhưng, cơ duyên đã đến vào đầu những năm 80 của thế kỷ trước, trong một hội diễn văn nghệ quần chúng tại Hữu Lũng [Lạng Sơn], nhạc sĩ Dân Huyền [khi ấy là Trưởng phòng Dân ca và nhạc cổ truyền, Đài Tiếng nói Việt Nam] và nhạc sĩ, nhà nghiên cứu quan họ Hồng Thao đã phát hiện ra cô gái xinh xắn, nhỏ nhắn có một giọng hát đẹp đến mê lòng người. Nhận thấy khả năng tiến xa của cô học trò, hai người nhạc sĩ đã ra sức khuyên chị nên đi theo con đường biểu diễn quan họ chuyên nghiệp.

Theo con đường biểu diễn quan họ chuyên nghiệp trước hết phải được đào tạo một cách bài bản, nghĩ vậy Thanh Hiếu đã theo học khoa Thanh nhạc tại Trường Văn hóa nghệ thuật Hà Bắc.

Nhạc sĩ Hồng Thao đã giúp chị thấy cái hay, cái đẹp, cái giá trị trong nghệ thuật diễn xướng, nghệ thuật trong âm nhạc, nghệ thuật trong hình thức sinh hoạt của quan họ. Đồng thời, ông dạy chị hát những bài hát mà ông nhiều năm đã sưu tầm, chỉnh lý, ký xướng âm. “Nếu như bố mẹ đã sinh ra tôi thì nhạc sĩ Hồng Thao là người sinh ra tôi lần thứ hai. Vốn là người không quen với “í a, í ơi” nhưng nhạc sĩ Hồng Thao bằng tình yêu và lòng nhiệt huyết đã trao truyền hết cho tôi những gì được coi là vốn liếng của mình”, nữ nghệ sĩ nhớ lại.

Quan họ vốn xuất xứ trong dân gian, vì thế chị đã không ngần ngại đến các làng quan họ để theo các nghệ nhân học hát, học cách ăn, ở sinh hoạt. Xuống các làng quan họ học tập trong điều kiện vất vả vô cùng nhưng chị đã đem sự tâm huyết nhất của người cầu tiến để lăn vào nấu nướng, băm bèo, làm đồng cùng các nghệ nhân.

Nghệ sĩ Thanh Hiếu duyên dáng trong trang phục quan họ.

Bởi chị quan niệm, muốn khai thác được những làn điệu cổ thì phải cùng ăn, cùng làm, thậm chí cùng ngủ với các nghệ nhân. Nhớ nhất là những hôm được dự canh hát của các nghệ nhân, khi ấy chị đã cùng các cụ thức từ lúc bắt đầu hát đến tàn canh, từ chặng đầu tiên đến giọng vụn vặt, lề lối.

Hồi ấy thiết bị thu thanh vẫn còn thô sơ, nên chị thường phải nghe và nhớ thật kỹ bằng chính đôi tai của mình. Nhiều nghệ nhân hát theo cảm tính tự nhiên, lúc hát giọng này, lúc hát tông kia nhưng rất may là qua mấy năm được học thanh nhạc, chị đã định hình về thẩm âm để có thể xử lý tốt khi hát.

Từ một nghiên cứu viên, Thanh Hiếu về công tác tại Đài Phát thanh Hà Bắc với nhiệm vụ chính là biên tập các chương trình dân ca và nhạc cổ truyền. Với giọng hát đã được khẳng định, chị được Ty Văn hóa Hà Bắc điều động sang Trường Văn hóa Nghệ thuật Hà Bắc giảng dạy. Người đã “chắp cánh” cho giọng hát Thanh Hiếu bay cao, bay xa là nhạc sĩ Dân Huyền. Người nhạc sĩ xứ Nghệ đã đưa tiếng hát của chị đến với đông đảo công chúng xa gần qua làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam.

Chị đã thu những bài đầu tiên như: “Ngồi tựa mạn thuyền”, “Người ở đừng về”, “Xe chỉ luồn kim”… trong thời kỳ bao cấp đầy gian nan, chật vật. “Khi ấy, mỗi lần đi thu thanh ở 58 Quán Sứ, tôi thường đạp trên chiếc xe Thống Nhất cọc cạch mấy chục kilomet từ thị xã Bắc Giang. Có những hôm mưa gió bão bùng, đi qua cầu Long Biên, tôi cảm tưởng cả bầu trời chuẩn bị đổ sập trước mặt nhưng rồi tôi vẫn quyết tâm, bởi khi ấy tôi chỉ nghĩ làm sao được lan tỏa tiếng hát đến với nhiều người”, nghệ sĩ Thanh Hiếu kể lại.

Một giọng hát khó quên

Có thể nói nhờ sự khổ luyện không ngừng mà giờ đây khi đã bước vào tuổi 62 nhưng giọng hát của Thanh Hiếu vẫn thật ngọt ngào, vẫn thật vang, rền, nền, nảy. Thanh Hiếu bảo, làm nghề thì phải yêu nghề. Nghề nào cũng khổ luyện mới thành tài được. Thế nên hiện nay mỗi ngày chị vẫn “í a, í ơi” để tiếp tục nuôi dưỡng giọng hát của mình.

Nghệ sĩ Thanh Hiếu cùng tác giả.

Nhiều người khi nghe chị cất tiếng hát không nghĩ chị đã ở tuổi U70, thậm chí nhiều học trò còn vui đùa rằng: “Gặp lại cô giáo già, nhưng giọng hát vẫn trẻ”. Không chỉ “trẻ” trong giọng hát, Thanh Hiếu còn “trẻ” trong nhan sắc, bởi chị luôn năng động, vui tươi, ít lạm dụng mĩ phẩm và cái cốt lõi là luôn giữ tinh thần lạc quan, không bon chen, tìm cho mình sự bình an trong cái tâm.

Gần nửa thế kỷ đã trôi qua thế nhưng giọng hát của cặp đôi Thanh Hiếu, Xuân Trường vẫn được khán, thính giả của Đài Tiếng nói Việt Nam nhắc nhớ, yêu mến, thậm chí nhiều người còn nhận xét, khi chị cất lên tiếng hát thì người nghe như thấy hiện lên cả một vùng quê Kinh Bắc trù phú, đậm đà bản sắc.

Là người cùng thời với Thanh Hiếu, NSƯT Quý Tráng [nguyên Giám đốc Nhà hát Dân ca quan họ Bắc Ninh] đánh giá, cùng với cố nghệ sĩ Xuân Trường thì Thanh Hiếu là người tiên phong đưa kỹ thuật thanh nhạc vào hát dân ca quan họ một cách hiệu quả.

Còn với “con mắt xanh” của người làm công tác biên soạn các chương trình dân ca và nhạc cổ truyền hiện nay, soạn giả Mai Văn Lạng [Trưởng phòng Dân ca và nhạc cổ truyền, Đài Tiếng nói Việt Nam] khẳng định: “Thanh Hiếu không chỉ hát quan họ theo phong cách “làng” mà còn lồng thêm kỹ thuật thanh nhạc nên vừa có chất quê kiểng nhưng lại có nét mới. Đặc biệt, chị là một trong số ít các nghệ sĩ quan họ biết “bẻ làn, nắn điệu” để hát quan họ lời mới cũng mượt mà, tha thiết như quan họ cổ”.

Đưa quan họ vang xa

Là một nghệ sĩ quan họ, Thanh Hiếu hiểu hơn ai hết về tuổi đời của một nghệ sĩ quan họ vì thế chị đã luôn ý thức được việc phải truyền được tình yêu và lòng say mê quan họ cho thế hệ trẻ, bởi chính họ sẽ là người tiếp nối mạch nguồn quan họ để quan họ như một dòng chảy không ngừng. Vì thế từ lúc ở Hà Bắc cho đến ngày hôm nay khi đã sống giữa Thủ đô hơn 20 năm, chị vẫn luôn khắc ghi lời dạy của thầy Hồng Thao là phải đem quan họ lan tỏa muôn nơi.

Nghệ sĩ Thanh Hiếu [thứ hai từ phải sang] và các thành viên Câu lạc bộ Munberi.

Là học trò của nghệ sĩ Thanh Hiếu, NSƯT Trung Kiên [hiện là Phó Giám đốc Nhà hát Dân ca quan họ Bắc Ninh] cho biết: “Bản thân tôi và vợ [cũng là diễn viên Nhà hát] đều qua bàn tay chỉ bảo, dạy dỗ ân cần, tận tình của nghệ sĩ Thanh Hiếu. Cô là người thầy đầu tiên, là người có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp ca hát của tôi. Nhiều lúc tôi cứ cảm tưởng cô đã truyền hết những gì tinh túy nhất của mình dành cho lứa học trò chúng tôi. Hôm nay, dù đã mấy chục năm trôi qua nhưng tôi vẫn nhớ như in những bài giảng của cô và quả thực trong giọng hát của tôi hiện có đến 70% là được học từ cô. Nhiều nghệ sĩ ở Nhà hát nhận xét giọng hát của tôi có gì đó rất đặc biệt, là bởi tôi được học kỹ thuật thanh nhạc vào quan họ của cô. Phải nói thêm rằng đưa kỹ thuật thanh nhạc vào hát quan họ là điều rất khó và cho đến nay chưa ai vượt được cặp đôi nghệ sĩ Thanh Hiếu - Xuân Trường”.

Trong thời gian là giảng viên ở Nhạc viện Hà Nội [nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam], trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội, nghệ sĩ Thanh Hiếu đã cùng một số nghệ sĩ đem quan họ cùng nhiều loại hình âm nhạc dân tộc khác đến với nhiều nước trên thế giới, như: Thụy Điển, Na Uy, Phần Lan, Pháp, Nhật, Singapore….

“Những lần đi biểu diễn ở nước ngoài, tôi thấy bạn bè quốc tế rất hào hứng với quan họ. Sau những buổi biểu diễn, họ còn xin trò chuyện với các nghệ sĩ để hiểu thêm về văn hóa quan họ, mặc dù giữa chúng tôi bất đồng về ngôn ngữ, cách trở về văn hóa và khoảng cách địa lý. Nhiều người đã mua đĩa quan họ, thậm chí còn “gạ” mua bộ đồ quan họ của chúng tôi”, nữ nghệ sĩ nhớ lại.

Hiện nay, nghệ sĩ Thanh Hiếu vẫn chưa hết bận với quan họ, chị đang tích cực tham gia giảng dạy cho 9 CLB trên địa bàn Hà Nội như: Đàn và hát dân ca Đài Tiếng nói Việt Nam, Còn duyên, Hương Sen, Ba Tầm, Vinhomes Riverside, Royal City, Munberi… Đó là những học viên không chuyên, đến từ nhiều miền quê và đủ các ngành nghề khác nhau nhưng họ đã “gặp nhau” ở lòng say mê với quan họ.

Chị dạy họ giọng vặt, lề lối theo đúng hệ thống của quan họ, học lấy cách hát nảy hột, hát làm sao thật nền nã, điềm đạm và đem lại sự rung cảm nhất cho khán, thính giả. Cùng với đó, chị còn dạy những nhóm học sinh [mỗi nhóm khoảng 2, 3 người] cho đối tượng là sinh viên các trường nghệ thuật về kỹ thuật luyện thanh, phong cách hát dân gian và người không chuyên có nhu cầu học tại nhà.

“Nhiều học sinh của tôi chỉ là những người công nhân với đồng lương ít ỏi nhưng họ vẫn yêu quan họ. Họ cũng từng bảo với tôi rằng, nhờ có quan họ mà họ cảm thấy cuộc đời vui tươi, ý nghĩa hơn. Thử hỏi như vậy thì sao tôi có thể dừng lại?”, nữ nghệ sĩ trải lòng.

Bến đỗ bình yên

Đã có một thời gian người ta không biết Thanh Hiếu ở đâu và làm gì, bởi sau những vấp ngã của cuộc hôn nhân không trọn vẹn, chị đã bị “chấn thương tâm lý” trầm trọng. Vậy nhưng “sau cơn mưa trời lại sáng”, hôm nay trong tổ ấm của mình ở Khu đô thị Văn Quán [Hà Nội], ánh mắt người nghệ sĩ lấp lánh niềm hạnh phúc, mãn nguyện với cuộc sống hiện tại. Ấy là khi chị kể về sự thành đạt của cô con gái duy nhất hiện đang là giảng viên đại học ở nước ngoài.

Nghệ sĩ Thanh Hiếu tại tư gia.

Về cuộc sống riêng của mình, vài năm gần đây con tim chị đã “vui trở lại” với người chồng quê gốc xứ Đoài, là một cán bộ cấp cao trong quân đội về hưu. Họ gặp nhau, mến nhau và đem lòng yêu thương nhau trong một khung cảnh hết sức mộng mơ, trữ tình ở hồ Núi Cốc, khi chiếc loa phát bài hát “Hẹn đến sông Đà” của cố nhạc sĩ Đức Miêng qua tiếng hát quen thuộc của chị và nghệ sĩ Xuân Trường.

“Hẹn đến sông Đà” là một trong những bài hát đưa “thương hiệu” của hai nghệ sĩ đến gần hơn với công chúng. Nhiều cán bộ, kỹ sư, công nhân Nhà máy thủy điện Hòa Bình đã kể lại với chúng tôi rằng, ca từ và giai điệu của bài hát đã truyền thêm động lực, sức mạnh tinh thần để họ sớm hoàn thành việc xây dựng công trình lớn này.

Và cũng thật không ngờ sau bao nhiêu năm nhờ bài hát này, tôi đã tìm được “một nửa” của đời mình. Tôi cứ tưởng rằng sau bao năm trái tim mình đã đóng chặt cửa, thế rồi tôi đã gặp anh, một người đàn ông điềm đạm, từng trải và đặc biệt rất mê quan họ. Giờ đây tôi cảm thấy thật sự bình yên khi bên anh”, nghệ sĩ Thanh Hiếu chia sẻ.

Ngô Khiêm

Video liên quan

Chủ Đề