Ca sĩ nào hát nhạc trịnh hay nhất

Hoàng Trang nhận được rất nhiều lời khen sau khi thể hiện các ca khúc nhạc Trịnh. Ngoài đời, Hoàng Trang khá giản dị và có phần ít nói - Ảnh: DUYÊN PHAN

Sau một tuần đăng tải, đoạn clip ngắn Hoàng Trang hát cùng đàn guitar ca khúc Ta đã thấy gì trong đêm nay đạt gần 3 triệu lượt xem, 7.800 lượt bình luận và 40.000 lượt chia sẻ.

Ngay sau đó, nhiều clip Hoàng Trang hát trên mạng xã hội lẫn YouTube được đông đảo người dùng mạng tìm nghe và khen ngợi.

Hoàng Trang hát Dấu chân địa đàng - Video: THẾ SẢY

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online về những clip hát gây sốt mạng xã hội, Hoàng Trang cho biết: "Đến bây giờ, Trang vẫn chưa tin được những clip mình hát lại được mọi người yêu thích và ủng hộ nhiều như thế. Đó là lần Trang cùng anh Đông [người chơi guitar] đến một quán cà phê ở TP.HCM để tập một số bài hát cho đêm nhạc kỷ niệm sinh nhật nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Anh chủ quán quay lại một đoạn clip ngắn rồi đăng lên Facebook sau đó. Mọi người không ngờ clip đã nhận được nhiều tình cảm của mọi người".

Hoàng Trang sinh năm 1997 tại TP.HCM. Cô vừa tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Ý thuộc Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM. Sau khi hoàn thành việc học, Hoàng Trang cho biết cô muốn đi theo đam mê thực sự luôn cháy âm ỉ trong trái tim mình từ những ngày thơ bé: ca hát!

Hoàng Trang cho hay dù yêu ca hát nhưng cô chưa có thời gian và điều kiện để tham gia học tập, rèn luyện ở các trường lớp âm nhạc chuyên nghiệp. Vào thời gian rảnh, cô thường tới các địa điểm giao lưu để ca hát cùng những người có chung đam mê.

Vài năm gần đây, Hoàng Trang có cơ duyên gặp gỡ bà Trịnh Vĩnh Trinh, em gái cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn và được bà nhận làm học trò. Hoàng Trang chia sẻ bà dạy hát và truyền đạt cho cô những kinh nghiệm để có thể hát nhạc Trịnh một cách đúng tinh thần nhất.

Hoàng Trang hát Huế - Sài Gòn - Hà Nội cùng guitarist Nguyễn Đông

"Trang đã theo đuổi nhạc Trịnh được hơn 10 năm. Ba mẹ rất yêu thích nhạc Trịnh và mở nghe suốt nên ngay từ bé, Trang đã có những cảm xúc đặc biệt với dòng nhạc này" - Hoàng Trang nói về khởi nguồn cho đam mê của mình.

Hoàng Trang [trái] chụp hình kỷ niệm cùng bà Trịnh Vĩnh Trinh và nam ca sĩ Đức Tuấn - Ảnh: FBNV

Hoàng Trang tự nhận mình là một giọng ca bản năng, chưa qua trường lớp, trong khi để thể hiện tốt nhạc Trịnh hẳn đòi hỏi nhiều yếu tố về cả kỹ thuật lẫn vốn sống. Với tuổi đời còn trẻ, Hoàng Trang chọn cho mình cách hát từ trái tim.

"Có thể những năm đầu mình hát nhạc Trịnh một cách tự nhiên theo cảm giác cá nhân. Rồi sau đó, khi trưởng thành hơn, trải qua những biến cố, va vấp, đối diện với những mất mát hay đau khổ, mình sẽ có những cảm xúc khác và bài hát ngày xưa sẽ được hát với một tinh thần khác, cảm giác khác".

Đối với Trang, cô Khánh Ly là danh ca Trang hâm mộ từ những ngày thơ ấu nên được mọi người ưu ái gọi là "truyền nhân" của cô, vừa là một vinh dự, vừa là một áp lực. Trước giờ, Trang chỉ hát nhạc Trịnh một cách bản năng. Cảm xúc của Trang với ca khúc đó như thế nào Trang sẽ hát như vậy".

Hoàng Trang

Hoàng Trang [thứ 2 từ phải sang] thường xuyên góp mặt trong các chương trình âm nhạc tưởng nhớ cô nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - Ảnh: FBNV

Người trẻ hát và làm mới nhạc Trịnh vốn không phải là câu chuyện quá xa lạ với cộng đồng những người yêu âm nhạc nói chung và nhạc Trịnh nói riêng. Gần đây, nam ca sĩ Hà Lê gây ấn tượng mạnh với dự án Trịnh Contemporary [nhạc Trịnh đương đại].

Khi khoác lên nhạc Trịnh chiếc áo mới của âm nhạc điện tử, Hà Lê tạo ra những phản ứng trái chiều: người khen, khen hết mực mà người chê, chê cũng chẳng tiếc lời.

Cá nhân Hoàng Trang bày tỏ sự hâm mộ dành cho nam ca sĩ Hà Lê và cô mong muốn mình có thể góp sức vào việc giữ gìn nhạc Trịnh bằng cách hát mộc mạc, giản dị theo đúng với tâm hồn và cảm nhận của bản thân về các ca khúc.

Trên mạng xã hội, nhiều người nhận xét Hoàng Trang có chất giọng nội lực, âm sắc gợi nên những cảm giác xưa cũ, khác với cách hát của đa số bạn trẻ thời nay. Thậm chí có người còn đặt kỳ vọng cô sẽ trở thành "truyền nhân" của danh ca Khánh Ly khi thể hiện được tinh thần nhạc Trịnh.

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã "bay cao trong vòm trời này" nhưng những gì nhạc sĩ để lại luôn bay bổng trong tâm thức những ai yêu cái đẹp, cái thiện. Chúng ta, những người nghe, những người hát, cần giữ gìn để tháng năm không bụi mờ những ca khúc bất tử đó. [Trần Quốc Khánh]

“Khi bạn hát một bản tình ca là bạn đang muốn hát về cuộc tình của mình. Hãy hát đi đừng e ngại. Dù hạnh phúc hay dở dang thì cuộc tình ấy cũng là một phần máu thịt của bạn rồi”.

Vậy là Trịnh Công Sơn, người nhạc sĩ tài hoa đã về với “cát bụi” tròn 15 năm. Trong suốt cuộc đời mình, ông viết nhiều nhạc phẩm về tình yêu, về mẹ và những người phụ nữ, về thân phận con người hay sự mâu thuẫn và giằng xé trong cái vô thường ở kiếp nhân gian. Dù viết ở góc độ nào, nhạc của Trịnh vẫn rất đỗi nhân văn, nhẹ nhàng và thấm đẫm triết lý. Chẳng thế đủ mọi tầng lớp, lứa tuổi có thể tìm thấy sự đồng cảm của tâm hồn trong những sáng tác của Trịnh. Chỉ có điều mỗi thời mỗi khác và mỗi thế hệ có một cách cảm nhận riêng.

1/4 là ngày mất của Trịnh Công Sơn. Trong ngày này, ca sĩ và khán giả yêu nhạc Trịnh thường tổ chức đêm nhạc tưởng nhớ vị nhạc sĩ tài hoa.

TS Frank Gerke, người nổi tiếng trong giới nghệ thuật và học thuật Việt Nam từng nhận xét: “Người hát hay nhất nhạc Trịnh chính là Trịnh Công Sơn. Sau Trịnh mới đến Khánh Ly. Sau Khánh Ly không còn ai nữa. Hồng Nhung chỉ hát tàm tạm được một đôi bài….”. Điều này có nghĩa là, chỉ có chính bản thân người nhạc sĩ mới có thể hiểu hết được những thông điệp mà mình muốn gửi gắm cho cuộc đời và chuyển tải nó một cách tốt nhất. Tuy vậy, Trịnh hát nhạc của mình không nhiều và thường hát trong một không gian ấm cúng.

Khánh Ly - Đóa hoa lãng mạn, u buồn trong thời loạn

Tại Việt Nam, tới thời điểm này số ca sĩ “được chấp nhận” khi hát nhạc Trịnh thực sự đếm trên đầu ngón tay. Tuy cùng một dòng nhạc nhưng mỗi thế hệ, mỗi người ca sĩ lại thể hiện nhạc Trịnh với tinh thần và màu sắc khác nhau, phù hợp với hơi thở của thời đại.

Nhạc Trịnh phổ biến và được nhiều ca sĩ thể hiện sau khi ông cùng ca sĩ Khánh Ly hát tại Quán Văn, một quán cà phê đơn sơ dựng trên bãi đất cỏ do nhóm sinh viên “Khai Hóa” trong “Phong trào phục vụ thanh niên xã hội” chủ trương. Nói về người cuộc gặp gỡ này, Trịnh Công Sơn từng có lần kể: “Gặp gỡ ca sĩ Khánh Ly là một may mắn tình cờ, không phải riêng cho tôi mà còn cho cả Khánh Ly. Lúc gặp Khánh Ly đang hát ở Đà Lạt, lúc đó Khánh Ly chưa nổi tiếng, nhưng tôi nghe qua giọng hát thấy phù hợp với những bài hát của mình đang viết và lúc đó tôi chưa tìm ra ca sĩ nào ngoài Khánh Ly”.

Khánh Ly nổi tiếng khi đồng hành với Trịnh Công Sơn.

Sau đó, Trịnh Công Sơn và Khánh Ly đi hát phục vụ cộng đồng, chủ yếu cho những khán giả trẻ ở các trường đại học tạo nên “sự kết hợp hoàn hảo” trong nghệ thuật lúc bấy giờ. Giọng hát liêu trai, ma mị cộng hưởng với âm nhạc được viết theo lối tượng trưng, siêu thực, giàu triết lý tạo nên sự u buồn, than thở của nhân tình thế thái.

Đúng vậy, nhạc Trịnh thời bấy giờ mang nhiều sự u buồn. Có lẽ do thời cuộc và tính chất xã hội đã quy định cho nhạc ông một quan niệm như thế. Tuy nhiên, nhạc Trịnh ngay cả trong thời buổi loạn lạc cũng là lời cảnh tỉnh cho bất cứ ai đang phải vất vả, bon chen, tranh giành với cuộc sống ngột ngạt.

Trịnh Công Sơn và Khánh Ly thể hiện ca khúc Diễm xưa.

Trong thế hệ đầu, Khánh Ly được coi là người thể hiện ra chất nhất những nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, nhưng cũng có một số ca sĩ khác thể hiện ra chất nhạc Trịnh như Lệ Thu, Thanh Thúy, Ánh Tuyết hay Cẩm Vân.

Nói về nhạc của Trịnh, ca sĩ Ánh Tuyết chia sẻ: “Hát nhạc Trịnh thì ai cũng có thể hát được nhưng để hay và thể hiện đúng ý đồ tác giả muốn nói, muốn gửi gắm thì không hề dễ. Nhạc Trịnh có khi hân hoan với niềm vui, cũng có khi là nỗi đau của sự mất mát.

Khi hát nhạc Trịnh, chúng ta không nên cường điệu hóa, hãy hát một cách dung dị nhẹ nhàng, hát một cách rất đời thì sẽ ra chất được nhạc Trịnh”.

Ca khúc Phúc âm buồn với tiếng hát của Ánh Tuyết

Cẩm Vân cũng là nữ ca sĩ quen thuộc với khán giả qua nhiều ca khúc nhạc Trịnh. Với chất giọng trữ tình, giàu tự sự, Cẩm Vân hát Ru ta ngậm ngùi, Sóng về đâu, Nối vòng tay lớn cũng khá sâu sắc và hoài niệm.

Thời của “Bống” - Mang “dương tính” vào nhạc Trịnh

Thời của Hồng Nhung hát nhạc Trịnh với một tinh thần khác, tươi mới và làm bừng thức những tầng lớp ngữ nghĩa trong ngôn từ trừu tượng, siêu thực của Trịnh.

Ban đầu, “sự dương tính” của Hồng Nhung không được đón nhận. Người nghe nhạc Trịnh chỉ chấp nhận cái liêu trai trong cách hát của Khánh Ly mà không chịu mở lòng với cái mới. Nhưng chính Trịnh đã lên tiếng bênh vực “người tình nhỏ” của mình: “Hồng Nhung làm mới lại những ca khúc của tôi. Có người thích có người không thích. Tuy nhiên tôi thích vì đó là cách biểu hiện mới phù hợp với thời hiện đại - Một sự lãng mạn mới. Nó giúp mình có được một chỗ ngồi trong hiện tại chứ không phải là kẻ nhắc tuồng từ quá khứ”.

Hồng Nhung - “người tính bé nhỏ” của Trịnh.

Với chất giọng nữ trung đẹp cùng với sự tinh tế trong cách hát, cách nhả chữ, Hồng Nhung đã thổi vào nhạc Trịnh sự tươi mới, trẻ trung và đầy sáng tạo.

Cũng là ca khúc Diễm xưa nhưng tiếng hát của Hồng Nhung có sự tươi mới, dương tính, phù hợp với sự đổi mới.

Khi chiến tranh lùi về quá khứ, đất nước, con người bước vào thời kỳ hội nhập, “Bống” luôn tìm tòi sự mới lại trong nghệ thuật, không chịu đi theo lối mòn của thế hệ trước nên hiển nhiên cô biết mình phải làm gì khác Khánh Ly để được công nhận. Vẫn là Diễm xưa, vẫn là Ru em từng ngón xuân nồng nhưng không còn sự âm tính, u buồn, thay vào đó là sự dương tính, mới mẻ và đam mê.

Trong các sáng tác của Trịnh, đặc biệt những bản tình ca hay những ca khúc viết về thân phận người phụ nữ, diva Hà thành thể hiện với tinh thần lạc quan, yêu đời. Lời ca khi ấy không còn quá u buồn mà đan xen vào những nụ cười. Nụ cười của những người từng trải và nhìn cuộc sống một cách vô thường như chính ca khúc của Trịnh “Đóa hoa vô thường”.

Ru em từng ngón xuân nồng - Hồng Nhung

Nói về điều này, nữ diva nhạc nhẹ chia sẻ: “Tiếng hát phát ra từ tôi như thế… nó là như thế! Có thể đó là vấn đề của thế hệ. Thế hệ của tôi sau thế hệ Khánh Ly hơn 20 năm rồi, nỗi buồn cũng khác, cách cảm cũng khác. Tôi được thế hệ này tạo ra, tự nhiên tôi phải hát nhạc Trịnh Công Sơn theo cách cảm của thế hệ mình”.

Bống bồng ơi, Thủa bống là người - ca khúc Trịnh sáng tác riêng cho Hồng Nhung

Hồng Nhung cũng thật may mắn khi được chính vị nhạc sĩ tài hoa sáng tác dành tặng riêng cho cô ba bài hát Bống bồng ơi, Thủa bống là người và Bông không là bống. Cô được xem là thế hệ thứ 2 hát nhạc Trịnh Công Sơn ra chất nhất. Trước đó Thanh Lam - một trong những giọng ca hàng đầu của nhạc nhẹ Việt Nam cũng từng thể hiện những nhạc phẩm của Trịnh.

Trong 2 album Ru mãi ngàn năm và Này em có nhớ, giọng ca Bên em là biển rộng cùng nhạc sĩ Lê Minh Sơn đã làm mới những ca khúc da vàng của Trịnh Công Sơn, tuy nhiên sự làm mới đầy chất “Lam” này không được công chúng đón nhận. Thanh Lam bộc bạch: “Khi tôi gặp Lê Minh Sơn, chúng tôi có tiếng nói chung trong việc cảm nhận nhạc Trịnh, chúng tôi nghe bằng tai của những con người hiện đại, yêu nó bằng tình yêu của ngày hôm nay. Và vì thế chúng tôi quyết định thể hiện lại nó theo cách mà chúng tôi cho là tốt nhất. Có thể chúng tôi đúng, cũng có thể chúng tôi sai.

Này em có nhớ qua tiếng hát của Thanh Lam. Mặc dù cuộc “thử nghiệm vui vẻ” của Thanh Lam không tạo được dấu ấn với công chúng, nhưng đó cũng chính là cách phản ánh hơi thở cuộc sống thời điểm đó.

Cuộc “thử nghiệm vui vẻ” của Thanh Lam không tạo được dấu ấn với công chúng, nhưng đó cũng chính là cách phản ánh hơi thở cuộc sống thời điểm đó. Với Thanh Lam, nhạc Trịnh luôn ở trong đời sống của mọi người, dung dị và hợp với tính biểu cảm của người Việt, chứa đựng những khát vọng nhẹ nhàng uyển chuyển.

Khát vọng trong nhạc Trịnh là những khát vọng ảo, mộng mị và theo chiều hướng than vãn, bởi nhạc sỹ không bao giờ giành giật, mà trong cuộc sống, có khi đánh mất cũng là chiến thắng.

“Tôi muốn đẩy mạnh khát vọng ảo ấy thành những khát vọng có thực của con người thực trong một không gian thực, dù có thể đó chỉ là khát vọng của một người đàn bà Thanh Lam mà thôi”, giọng ca Chia tay hoàng hôn tâm sự.

Nghệ sĩ trẻ hát nhạc Trịnh - Cảm thế nào thể hiện thế ấy

Trịnh Công Sơn là nhạc sĩ tài hoa và âm nhạc của ông có rất nhiều sắc màu. Với nhạc Trịnh không thể nhận xét phần trình diễn hay hay không chỉ dựa vào kỹ thuật thanh nhạc mà phải cảm nhận bằng trái tim, bằng cảm xúc.

Sau thế hệ của Khánh Ly hát với sự đau khổ, dằn vặt, thế hệ Hồng Nhung với sự tươi mới, dương tính thì thế hệ ca sĩ trẻ lại hát nhạc Trịnh một cách tự nhiên nhất, phù hợp với hơi thở của cuộc sống hiện đại. Một số ca sĩ trẻ hát nhạc Trịnh được chấp nhận phải kể đến Hoàng Quyên, Giang Trang, Miu Lê, Huyền Trân…

Đêm thấy ta là thác đổ qua tiếng hát của giọng ca đầy nội lực Hoàng Quyên trong đêm nhạc 14 năm nhớ Trịnh Công Sơn.

Với thế hệ trẻ, nhạc Trịnh sẽ được chọn lọc để hát chứ không ai chọn Trịnh làm con đường thành danh như thời của “nữ hoàng chân đất” hay cô “diva tinh tế”.

Ca sĩ Hoàng Quyên, người được mời tham gia đêm nhạc tưởng nhớ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cách đây 2 năm hát nhạc Trịnh với một tinh thần, hơi thở đương đại, truyền tải bằng chính tâm hồn của người hát, cảm nhận ra sao thì hát như thế, còn nếu bắt buộc phải chuyển tải 100% tâm tư của tác giả thì ca sĩ nào cũng sẽ hát giống nhau.

Ca sĩ Mai Khôi từng tâm sự, khi hát nhạc Trịnh phải mang được màu sắc trẻ trung, sự văn minh trong cách cảm âm của việc xử lý ca từ và giai điệu đến cho khán giả, nhất là những người đã quá hiểu biết dòng nhạc này. “Tôi luôn tâm niệm khi hát nhạc Trịnh tâm hồn là quan trọng nhất. Tuy nhiên không có kỹ thuật thì cũng khó mà hát. Nhạc Trịnh là sự tuôn trào tự nhiên nhất, nhẹ nhàng nhất, thanh thản nhất”, cô tâm niệm.

Sự thể hiện đầy cảm xúc của ca sĩ Miu Lê. Ca khúc nhận được những phản hồi tích cực từ phía công chúng.

//www.youtube.com/watch?v=A-FZqf0dChM

Huyền Trân gây ấn tượng với những ca khúc của Trịnh.

Với thế hệ trẻ, nhạc Việt vẫn đang chờ những nhân tố mới, đủ sâu sắc, đủ bản lĩnh để tiếp tục đưa âm nhạc của Trịnh đến với công chúng, đặc biệt là đối với những khán giả trẻ hơn.

Cả 3 thế hệ hát nhạc Trịnh dù cách biệt nhau về tuổi tác, vị thế, trải nghiệm cuộc sống, suy nghĩ nhưng đều dành cho dòng nhạc bất hủ này sự trân trọng, yêu thương. Nhạc Trịnh hát bằng trái tim sẽ được cảm nhận bằng trái tim.

Ai hát bài Diễm xưa hay nhất?

Diễm xưa là một bài hát nổi tiếng của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn viết năm 1960, được phát hành trong băng nhạc Sơn Ca 7, lấy từ ý "Diễm của những ngày xưa". "Diễm xưa" cũng được dịch ra tiếng Nhật dưới nhan đề 美しい昔 [Utsukushii mukashi] và được Khánh Ly trình bày ở hội chợ Osaka năm 1970.

Ai là người hát nhạc Trịnh hay nhất?

Tuy được công nhận ở lãnh địa của nhạc Trịnh, nhưng theo Hồng Nhung, để xếp ở vị trí độc nhất vô nhị, người đó phải là Khánh Ly. “Khánh Ly là chỗ đứng độc nhất vô nhị, không chỉ có giọng hát mà còn là tri thức lớn. Nhạc Trịnh, nốt nhạc đơn giản, nhưng để nâng được lên cần phải có nền móng văn hóa rất lớn.

Gia tài của mẹ tại sao lại bị cấm?

Tại sao ca khúc “Gia tài của mẹ” bị cấm? Qua tìm hiểu được biết ca khúc có tên Gia tài của mẹ là bài hát thuộc Nhạc phản chiến của trịnh công sơn, nội dung hướng tới tuyên truyền các cuộc chiến tranh ở đông dương và VN là nội chiến. Dễ làm ảnh hưởng đến tư tưởng của nhiều người con đất Việt.

Ca sĩ Mộc San là ai?

Mộc San tên đầy đủ là Trần Thị Đam San, sinh ra ở Quảng Bình, sống ở Đà Lạt. Năm 2011, Đam San tham gia và đạt giải 3 cuộc thi giọng hát hay TP Đà Lạt. Năm 2017, Vượt qua hơn 25.000 thí sinh cả nước trong chương trình Solo cùng Bolero, Đam San vào top 12 chung cuộc.

Chủ Đề