Ca sĩ gia toàn là ai?

Ông giới thiệu mình tên Toàn Nguyễn [đầy đủ là Nguyễn Ngọc Toàn - 56 tuổi, chủ phòng trà “Hà Nội và tôi” trên phố Tú Xương, quận 3, TP.HCM] - quê gốc ở Hải Phòng, vào miền Nam sống từ năm 1977. Mở đầu cuộc trò chuyện, Toàn Nguyễn khiêm tốn nhắc đi nhắc lại mình không phải ca sĩ, nhạc sĩ, chưa từng trải qua lớp đào tạo nhạc nào. “Cứ gọi tôi là người đàn ông hát nhạc Trịnh”, ông đề nghị.

Từ năm 13 tuổi, ông đã mê nghe nhạc Trịnh. Mồ côi bố từ nhỏ, mẹ đi thêm bước nữa với bố dượng người miền Nam, chàng trai chuyển vào miền Nam sống từ năm 19 tuổi.

Năm sau Toàn theo bạn bè làm việc trên tàu biển. Quãng thời gian lênh đênh ngoài biển khơi, chàng thanh niên quê Hải Phòng lấy âm nhạc làm niềm vui. Toàn Nguyễn chọn nhạc Trịnh bởi tự thấy cuộc đời mình chịu nhiều bất hạnh, thiệt thòi và nhạc Trịnh đã cho mình cảm giác đồng cảm. Sau giờ lao động mệt nhọc, ông lại nghe nhạc.

Từ chỗ mê nghe nhạc, Toàn Nguyễn “bập bẹ” tập hát. “Tôi mở nhạc Trịnh nghe rồi tập hát theo chứ chẳng biết quy tắc nhạc điệu, phối âm gì cả. Hát mãi thành quen thôi, thời gian sau này mới được bạn bè tập nhạc cho”, ông cười nhớ lại.

Thời gian sau này ông tự học chơi đàn ghi ta. Đến năm 1996, Toàn Nguyễn lên bờ, kết thúc thời gian bươn chải gần 20 năm trên biển. Để thoả lòng đam mê ca hát, ông quyết dành vốn liếng mở quán cà phê Con mèo đen [Black Cat] tại Hồ Con Rùa [Quận 1] chuyên phục vụ nhạc Trịnh.

Cùng năm này, Toàn Nguyễn ra mắt album đầu tay. Khách đến quán được chính chủ quán kiêm ca sĩ phục vụ. Toàn Nguyễn mở quán, bên cạnh kinh doanh, còn nhằm tạo điểm hẹn với những người chung cảnh tha hương và các “tín đồ” nhạc Trịnh.

Dần dần bạn bè, khách đến quán truyền tai nhau về giọng ca truyền cảm của ca sĩ nghiệp dư. Cái tên Toàn Nguyễn bắt đầu được biết đên từ đó. Chủ quán cà phê được một chủ phòng trà người Việt ở Mĩ mời sang thu âm. Sau đó đĩa CD của Toàn Nguyễn được sao chép, lan truyền trên mạng internet. Người ta biết đến “ca sĩ” Toàn Nguyễn là vậy.

Với công chúng, Toàn Nguyễn lặng lẽ, kín tiếng. Còn thực tế, giới âm nhạc Sài Gòn đã biết đến ông là ca sĩ chuyên hát nhạc Trịnh tại các phòng trà từ những năm 1990 thế kỷ trước.

Khi niềm đam mê ở độ chín cũng là thời điểm Toàn Nguyễn chịu biến cố trong cuộc sống hôn nhân. Người vợ không chịu nổi tính cách nghệ sĩ của chồng đã “đường ai nấy đi”. “Cô ấy kịch liệt phản đối tôi đi hát, thậm chí không thèm nghe. Lúc hai tâm hồn không đồng điệu, chắc chắn sẽ tan vỡ” - ông tâm sự.

“Ông có hối hận khi hạnh phúc vợ chồng tan vỡ bởi quá đam mê nghệ thuật?”. Toàn Nguyễn không chút chần chừ: “Chúng tôi ly hôn từ năm 2011 những vẫn quan tâm đến nhau, xem nhau là bạn. Tôi chưa bao giờ hối hận. Đó là cái giá phải trả của những ai lỡ bén duyên nghệ thuật”.

Từ đó Toàn Nguyễn dành hết thời gian cho âm nhạc, gom vốn liếng đầu tư phòng trà “Hà Nội và tôi”.

Ý tưởng duy trì phòng trà “Hà Nội và tôi” chưa bao giờ bị dập tắt dẫu có những thời điểm việc kinh doanh bết bát. Ông bật mí cũng bởi vấn đề tài chính, phòng trà mới dời về vị trí hiện tại và hầu như đều bỏ tiền túi bù lỗ. Điểm khác biệt là phòng trà do một mình Toàn Nguyễn “độc diễn” phục vụ khách.

Ông hát liên tục, hát tất cả ca khúc khán giả yêu cầu từ 20h - 23h. Ca sĩ nghiệp U56 được đánh giá hát chưa chuyên nghiệp, chưa chính xác nhịp điệu hoàn toàn nhưng bù lại toát lên được “tứ nhạc” - Khái niệm giới âm nhạc dùng nói về năng khiếu ca hát.

Toàn Nguyễn chia sẻ, mỗi lúc hát ông đều liên tưởng đến cuộc đời mình, tưởng tượng nên khung cảnh trong từng bản nhạc. Có lẽ bởi vậy mà người nghe nhìn thấy những điều tác giả bản nhạc viết nên. “Tôi không được học nhiều về âm nhạc nhưng tôi thấu hiểu ý nghĩa lời nhạc Trịnh Công Sơn viết. Sướng khổ, buồn vui cuộc đời đều ở hai bàn tay này cả”, giọng ông rưng rưng.

Mới đây, ca sĩ nghiệp dư đất Cảng còn mở thêm phòng trà nhạc Trịnh ở TP Vũng Tàu. Tất nhiên vẫn chỉ một mình ông hát phục vụ khách. Khách đến quán chủ yếu những người trung niên, người mê nhạc Trịnh. Ông giải thích không phải vì bản thân tham hát, giành hát. Phòng trà từng mời nhiều ca sĩ về hát nhưng khách không hài lòng, họ yêu cầu chính Toàn Nguyễn thể hiện nhạc Trịnh mới chấp nhận.

Đến thời điểm hiện tại, Toàn Nguyễn đã phát hành 10 đĩa nhạc, trong đó có 2 đĩa nhạc Trịnh. Ông chia sẻ đang ấp ủ dự định đi ba miền hát nhạc Trịnh cho “thoả cơn mê”. Trước lúc tiễn khách, ông bộc trực lần nữa bản thân biểu diễn ca hát chưa chuyên nghiệp, không sử dụng nhạc cụ, phối khí làm nổi giọng hát. Ông hát với “tôn chỉ” duy nhất: Hoà mình vào bài hát, cố gắng lột tả hết cảm xúc người viết./.

Tin liên quan

Mai Long – Trịnh Ninh

Thông tin hai nghệ sĩ Quang Toàn, Hoàng Lan qua đời khiến nhiều đồng nghiệp tiếc thương

* Ca sĩ Quang Toàn qua đời tại sân bay ở Mỹ do đột quỵ

Diễn viên Hoàng Anh cho biết lý do những ngày qua bạn bè không ai liên lạc được với Quang Toàn là do nam ca sĩ đã qua đời vì đột quỵ hôm 31-1 ở sân bay Los Angeles, Mỹ. Trước đó, Quang Toàn về quê hương ăn Tết rồi trở lại Mỹ, không ngờ bị đột quỵ tại sân bay.

“Tối hôm ấy, Quang Toàn nói với người nhà là chạy lên phi trường Los Angeles để nhận lại kiện hành lý đã thất lạc khi cách đó vài ngày, Toàn bay từ Việt Nam về Mỹ. Cảnh sát gọi điện về báo cho gia đình Quang Toàn đã stroke [đột quỵ] lúc nhận kiện hàng ở sân bay. Hiện gia đình đang chờ phía cảnh sát liên lạc để trả xác Quang Toàn về" - Hoàng Anh thông báo.

Quang Toàn sinh năm 1977, nổi tiếng qua một số ca khúc như "Tạ tình", "Mối tình xưa", "Dạ khúc"…

Thông tin này khiến nhiều bạn bè, đồng nghiệp bàng hoàng và gửi lời chia buồn tới gia đình ca sĩ. Trước khi qua đời, sức khỏe của Quang Toàn khá yếu, nhiều bệnh nền. Ngoài ca hát, Quang Toàn từng kinh doanh thời trang. 

* Trấn Thành, Đàm Vĩnh Hưng tiễn biệt Hoàng Lan

Nhiều đồng nghiệp đã bày tỏ sự thương tiếc trước thông tin nghệ sĩ Hoàng Lan [1959 - 2022] qua đời khuya 4-2 [mùng 4 Tết] tại nhà thuê ở quận 11, TP.HCM.

Trấn Thành viết: “Hết đau đớn rồi. Thôi chị nghỉ ngơi nhé. Mọi người sẽ luôn thương nhớ về chị”. Được biết, trong khoảng thời gian đàn chị bị bệnh, Trấn Thành thường xuyên đến thăm và gửi lời động viên.

Hoàng Lan qua đời ở tuổi 63. Trong hình là lần bà xuất hiện trong chương trình "Ký ức vui vẻ"

Trịnh Kim Chi chia sẻ: "Chị Hoàng Lan ra đi như chìm vào giấc ngủ, nhẹ nhàng thanh thản, qua rồi những tháng ngày chiến đấu với bệnh tật đau đớn. Cầu nguyện cho chị ấy an yên về cõi vĩnh hằng". Năm ngoái, Trịnh Kim Chi và các nhà hảo tâm đã quyên góp giúp Hoàng Lan số tiền hơn 400 triệu đồng.

Từ Mỹ, Quang Thành thương tiếc: “Thuộc thế hệ nghệ sĩ sân khấu kịch thành phố sau 1975 với rất nhiều những vai diễn sân khấu, phim ảnh, truyền hình. Đặc biệt nổi tiếng Trong nhà ngoài phố một thời. Trải qua những ngày tháng thăng hoa của sự nghiệp và rồi đau bệnh ở những năm cuối cùng. Khán giả sẽ nhớ mãi chị, cảm ơn chị những nụ cười để lại, từ nay bình yên chị nhé”.

Ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng nhắc lại một kỷ niệm gặp gỡ với Hoàng Lan và bày tỏ: “Lần cuối cùng gặp chị. An nghỉ chị nhé, từ nay không còn đau đớn nữa rồi. Vĩnh biệt nghệ sĩ Hoàng Lan”.

* Phim 1990 bị chê

Ra mắt vào dịp Tết Nhâm Dần sau gần một năm hoãn vì dịch, 1990 gây chú ý với sự tham gia của Lan Ngọc, Diễm My, Nhã Phương.

Tuy nhiên chất lượng bộ phim của đạo diễn Nhất Trung không như kỳ vọng của khán giả. “Dàn diễn viên nổi tiếng cũng không cứu nổi kịch bản nhạt” - một khán giả nhận xét sau khi xem phim.

Nhã Phương, Diễm My, Ninh Dương Lan Ngọc trong phim

1990 với câu chuyện của những người phụ nữ tuổi 30 đang mắc kẹt giữa hôn nhân - sự nghiệp, gia đình - ước vọng của bản thân, quan niệm công dung ngôn hạnh - chuẩn mực xã hội hiện đại.

Bộ ba nhân vật Linh Lan [Lan Ngọc], Jessica Diễm [Diễm My], Nhã Ca [Nhã Phương] là những phụ nữ độc lập, có thành tựu nhất định trong sự nghiệp nhưng cách xây dựng nhân vật lại thiếu nhất quán. Nhiều tình tiết trôi qua nhạt nhòa, không để lại nhiều cảm xúc cho khán giả do kịch bản lỏng lẻo.

* Nhành lan quý và cái kết cho những kẻ toan tính làm giàu bằng lan đột biến giả

Tập phim Nhành lan quý thuộc series Kẻ thủ ác bất thành sẽ được phát sóng vào lúc 21h tối 8-2 trên kênh THVL1.

Phim mang đến nhiều tình tiết về những kẻ thủ ác vì trục lợi cá nhân mà dựng kế hoạch lừa đảo người khác đến tán gia bại sản mang tên lan đột biến. 

Ngoài những tình huống gay cấn, phim còn lồng ghép trong đó là những chi tiết ấm áp tình người để bớt nhuốm màu hình sự, u ám.  

TIẾN VŨ

Video liên quan

Chủ Đề