Bong bóng kinh tế tiếng Anh là gì

Nếu đã quan tâm đến nền kinh tế chắc bạn cũng sẽ biết về biết về bong bóng kinh tế. Vậy bong bóng kinh tế là gì và tại sao nhiều người lại lo sợ đến thế? Để nắm rõ hơn về thuật ngữ này, bạn hãy cùng TaxPlus cùng xem khái niệm và những vụ nổ bong bóng kinh tế tiêu biểu nhất trong lịch sử thế giới dưới đây nhé.

Bong bóng kinh tế là hiện tượng mà rất nhiều người sợ hãi. Một khi đã xuất hiện và nổ bong bóng kinh tế thì đã quá muộn để sửa chữa và khiến nền kinh tế gặp nguy hiểm. Và khi đã nổ ra thì hậu quả sẽ thật đáng sợ cho nền kinh tế. Vậy bong bóng kinh tế là gì?

Bong bóng kinh tế được hiểu như sau:

  • Bong bóng kinh tế là biểu hiện của 1 chu kỳ kinh tế đặc trưng, sau một thời gian thị trường bị trầm lắng sẽ nhanh chóng được mở rộng.
  • Bong bóng kinh tế sẽ được biểu hiện qua việc giá của tài sản tăng bùng phát và vượt ra ngoài giới hạn an toàn của những hệ số về tài chính cơ bản. Hiện tượng này chỉ xuất hiện ở một số ngành kinh tế nhất định. Sau hiện tượng giá tăng đột biến sẽ là hiện tượng giá sụt nhanh chóng và mạnh kéo theo tình trạng bán ra ồ ạt.
  • Bong bóng kinh tế là một học thuyết mô tả về hiện tượng giá chứng khoán tăng vượt qua giá trị cốt lõi của nó, giá tiếp tục leo thang cho tới mức nhất định nào đó thì dừng lại và rơi giá tự do không có điểm dừng và gọi là “nổ bong bóng”

Bong bóng kinh tế tiếng Anh là gì

Bong bóng kinh tế là hiện tượng nguy hiểm của nền kinh tế

Có thể tóm lại về bong bóng kinh tế chính là sự tăng giá đột ngột của một sản phẩm hay lĩnh vực kinh tế nào đó trong một thời gian nhất định gây ra hiện tượng “SỐT”. Nhiều người bị đánh lừa với giá ảo này và sau đó khi giá đã tăng ở mức nhất định thì gọi là hiện tượng bong bóng kinh tế. Sau đó bỗng nhiên bị trùng xuống và rơi không kiểm soát thì gọi là “nổ bong bóng”.

Xem thêm:  Chứng quyền là gì? Nhà đầu tư cần lưu ý gì trong giao dịch

Xem thêm: mã token là gì

Các chuyên gia kinh tế gắn khái niệm về bong bóng với tình trạng sụp đổ. Tại sao lại như thế thì hãy cùng nghe qua một số những phân tích dưới đây.

Sụp đổ chính là hiện tượng mà tổng giá trị của toàn thị trường suy giảm nhanh và lớn. Khi có hiện tượng này thì cũng có nghĩa là đã có “bong bóng kinh tế” của lĩnh vực đó bị nổ. Giải thích cho mối quan hệ này chính là bởi khi đã bị vỡ bong bóng, các nhà đầu tư đang sở hữu trong tay các cổ phiếu sẽ cố gắng bán nhanh, bán ồ ạt chỉ để mong thu lại tiền mà không bị lỗ. Trong khi nhu cầu bán cực kỳ lớn nhưng nhu cầu mua lại cực ít nên dẫn tới thua lỗ nghiêm trọng.

Khi các nhà đầu tư ồ ạt bán đi một cách hoảng loạn thì đó chính là biểu hiện của thị trường đã bị vỡ bong bóng. Khi đó gần như thị trường đã sụp đổ vì không có ai muốn giữ lại cho mình cổ phiếu giảm từng giây. Sau khi hoảng loạn bán trong ồ ạt, thị trường kinh tế đi xuống nhanh và sụp đổ, tác động tới tất cả mọi người và dẫn tới suy thoái kinh tế.

Bong bóng kinh tế tiếng Anh là gì

Bong bóng kinh tế là dự báo của sự sụp đổ nền kinh tế

Như thế có thể hiểu rằng khi có bong bóng nổ ra thị trường kinh tế có nguy cơ sụp đổ rất lớn. Bong bóng kinh tế với hiện tượng sụp đổ có thể ví như mây và mưa. Có mây (bong bóng) nhưng chưa chắc đã có mưa (sụp đổ). Nhưng một khi đã có mưa thì chắc chắn sẽ có mây. Bong bóng chính là cảnh báo cho tình trạng sụp đổ của nền kinh tế. Nếu như mây càng dày, bong bóng càng lớn thì tình trạng sụp đổ kinh tế sẽ càng diễn ra nhanh chóng.

Xem thêm:  Trí tuệ nhân tạo AI là gì? Ứng dụng trong cuộc sống

Bong bóng kinh tế chính là một trong những nỗi lo sợ cho đến giờ không một chuyên gia hay người làm kinh tế nào không lo lắng. Trong lịch sử kinh tế, bong bóng đã nổ ra khá nhiều lần và mỗi lần là một nỗi khiếp sợ ám ảnh. Cùng điểm danh những vụ nổ bong bóng kinh tế dưới đây nhé.

Một trong những bong bóng kinh tế không thể không nhắc tới chính là hiện tượng cuồng hoa tulip. Loại hoa này được nhắc tới như 1 biểu tượng của tình yêu. Tuy nhiên ở giai đoạn của thế kỷ 17 loài hoa này lại đại diện cho thế kỷ “suy tàn” bởi những nhà đầu tư tham lam. Sau khoảng thời gian hoa tulip sốt ở thị trường Châu Âu ở giữa thế kỷ 16 thì Hà Lan đã lâm vào cảnh kinh tế suy thoái, sụp đổ.

Thời điểm bong bóng xuất hiện là khi lượng cầu vượt quá cung do những kẻ cuồng hoa. Rất nhiều nhà đầu tư đã đổ dồn tiềm lực của mình để lựa chọn kinh doanh giống hoa này. Các khu chợ bán hoa mọc lên như nấm sau mưa. Trong thời điểm SỐT nhất, 1 củ hoa tulip được xem như vật quy đổi giá trị cho nhiều thứ khác.

Bong bóng kinh tế tiếng Anh là gì

Vụ nổ Bong bóng kinh tế “Hội chứng cuồng hoa tulip khiến cả thế giới chấn động

Thị trường vẫn còn sốt cho tới tận tháng 2 năm 1637, sức mạnh của cổ phiếu hoa tulip luôn ở mức trên trời. Thế nhưng cơn ác mộng bong bóng hoa tulip đã nổ do các tay chơi lớn đã quyết định bán tháo. Từ giá cao ngất ngưỡng, giá của củ hoa rơi xuống tận vực chỉ còn 1% giá trị. Mặc dù Chính Phủ Hà Lan đã lập hẳn hội đồng chịu trách nhiệm về đống đổ nát sau cơn cuồng hoa tulip nhưng nền kinh tế vẫn còn ảm đạm nhiều năm sau đó.

Tiếp theo sẽ là một vụ nổ bong bóng mà chắc chắn là các nhà kinh tế sẽ không thể nào quên được. Nổ bong bóng kinh tế chính là một cụm từ miêu tả cực kỳ chính xác cho công ty cổ phần South Sea hồi thế kỷ 18 tại Anh. Khi công ty này thuyết phục được Chính Phủ Anh chuyển đổi 1 phần món nợ quốc gia thành cổ phần của công ty thì tới năm 1720 đã có tin đồn về việc South Sea được nâng đỡ và sắp nhận được nốt phần nợ quốc gia chuyển hóa còn lại. Không bỏ lỡ cơ hội, công ty South Sea đã phát hành cổ phiếu ra thị trường và chia thành nhiều đợt thanh toán cho người mua.

Xem thêm:  Cách mạng công nghiệp 4.0 là gì?

Đỉnh điểm đã diễn ra khi mà khắp mọi người dân ở những tầng lớp khác nhau đã thi nhau để mua cổ phiếu của South Sea. Giá trị cổ phiếu trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 6 của năm 1720 đã nhảy từ 128 bảng Anh lên sấp xỉ 1000 bảng Anh. Thế nhưng chỉ 1 tháng sau đó, quả bong bóng cổ phiếu South Sea đã bị thổi phồng quá sức và “toang”. Các lãnh đạo của chính công ty này cũng nhận thấy được sự yếu kém và giá trị không thực. Vụ vỡ bong bóng này đã khiến cho 1 trận báo tháo điên loạn diễn ra và cho tới cuối năm, rất nhiều người đã gần như mất trắng tài sản chỉ vì South Sea.

Bong bóng kinh tế tiếng Anh là gì

Bức tranh chứng khoán của bong bóng South Sea

Ngoài những vụ bóng bóng nổi tiếng đó còn có những vụ bong bóng khác như Bong bóng Mississippi, Quả bom nhà đất Florida, Hỗn loạn cổ phiếu đường sắt ở Anh, Phố Wall sụp đổ. Đó đều là những bong bóng kinh tế không bao giờ quên đối với nền kinh tế trong lịch sử.

Xem thêm: 10 lĩnh vực HOT để khởi nghiệp

Tại Việt Nam, nền kinh tế của chúng ta cũng đã từng xảy ra bong bóng trong bất động sản năm 2008. Phải đến nhiều năm sau đó thị trường mới khởi sắc trở lại cho đến nay và nhiều người còn cho rằng lại có hiện tượng bong bóng. Tuy nhiên nhiều nỗ lực và điều chỉnh, bong bóng bất động sản sẽ có thể bị chặn tình trạng thổi phồng. Hy vọng qua những gì TaxPlus chia sẻ, bạn có thể hiểu được bong bóng là gì. Nếu muốn cập nhật thêm thông tin hoặc muốn tư vấn thêm bất cứ điều gì, hãy liên hệ với chúng tôi theo:

  • Địa chỉ: LP-09OT19 Landmark Plus, Vinhomes Central Park, 720A Điện Biên Phủ, P. 22, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
  • SĐT: 0853 9999 77
  • Email:
  • Website: https://taxplus.vn/

Hiện tượng bong bóng kinh tế là hiện tượng chỉ tình trạng thị trường trong đó giá hàng hóa hoặc tài sản giao dịch tăng đột biến đến một mức giá vô lý hoặc mức giá không bền vững[1][2].

Điểm lại lịch sử kinh tế thế giới có thể kể ra rất nhiều bong bóng kinh điển như:

  • Vụ đầu cơ hoa Tulip (1637)
  • Vụ công ty South Sea Company (1720)
  • Cuộc Đại suy thoái (1929-1933)
  • Bong bóng kinh tế Nhật (thập niên 1990)
  • Bong bóng dotcom (1995 - 2000)
  • Bong bóng Poseidon (1970)

  1. ^ Ronald R. King; Smith, Vernon L.; Williams, Arlington W. and van Boening, Mark V. (1993). “The Robustness of Bubbles and Crashes in Experimental Stock Markets”. Trong R. H. Day and P. Chen (biên tập). Nonlinear Dynamics and Evolutionary Economics. New York: Oxford University Press. ISBN 0195078594.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Lahart, Justin (ngày 16 tháng 5 năm 2008). “Bernanke's Bubble Laboratory, Princeton Protégés of Fed Chief Study the Economics of Manias”. The Wall Street Journal. tr. A1.

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Bong_bóng_kinh_tế&oldid=64545833”