Bị cước tay bôi thuốc gì

Bị cước tay bôi thuốc gì

Bị cước tay bôi thuốc gì
Hướng dẫn cách tạo CV tiếng Nhật online xem tại đây.

Thời  tiết ở Nhật Bản vào mùa đông thường lạnh và khắc nghiệt hơn bên Việt Nam mình nhiều. Chính vì thế có nhiều bạn vào mùa đông thường bị lên cước tay chân, đặc biệt là các bạn phải làm việc ngoài trời trong các ngành nghề như xây dựng hay nông nghiệp.

Tuy không phải là bệnh nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu chẳng may mắc phải thì cũng gây khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống. Bài viết này mình xin giới thiệu loại thuốc chữa cước tay chân của Nhật mà mình biết được, hy vọng sẽ có ích cho các bạn chẳng may mắc phải.

Cước tay chân trong tiếng Nhật là 霜焼け (しもやけ)

Nguyên nhân và triệu chứng của cước tay chân

Chân tay bị cước là do vùng da bên ngoài bị tiếp xúc với nhiệt độ quá lạnh trong một khoảng thời gian dài. Cũng có thể do tuần hoàn máu kém làm cho vùng da gây co thắt, rối loạn tuần máu dẫn đến sự thiếu oxy ở mô.

❖ Một số dấu hiệu cơ bản khi bị cước chân tay

- Đầu ngón tay hay đầu ngón chân sưng đỏ, da ngứa như bị kim châm, đau và phồng rộp, có khi tê buốt không cảm giác gì. Khi bóp mạnh cũng không có cảm giác.

- Chỗ tay, chân bị cước bị sưng, nóng rát, da chuyển từ đỏ sang xanh đậm. Trong trường hợp bị nặng có thể mưng mủ, bong tróc,...

Bị cước tay bôi thuốc gì

Thuốc điều trị bệnh cước tay chân ベルクリーンS軟膏 của Nhật

Bị cước tay bôi thuốc gì

❖ Tác dụng: Đặc trị cước hay nứt nẻ ở tay chân.

❖ Cách sử dụng:

- Dùng 1 ngày 1 lần.

- Bôi trực tiếp lên chỗ bị cước hay nứt nẻ.

- Trước khi bôi nên làm khô vùng da cần bôi.

❖ Cách mua:

Thuốc  trị cước ベルクリーンS軟膏 25g có bán trên các hệ thống Matsumoto Kiyoshi hay  Drug Store (Các cửa hàng tổng hợp các loại mỹ phẩm, thuốc, thực phẩm chức năng,... ở Nhật Bản) hoặc bạn có thể mua trên Amazon tại đây.

Nếu bạn chưa biết cách mua hàng trên Amazon Nhật Bản thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.

THAM KHẢO: Hướng dẫn mua hàng trên Amazon Nhật Bản

Một số điều nên làm khi bị cước chân, tay

Không nên gãi ở vùng da bị cước để tránh gây lở loét, bong tróc hay nhiễm trùng da. Bạn chỉ nên xoa nhẹ trên bề mặt của da.

Tránh tiếp xúc trực tiếp tay chân với nước lạnh và các hóa chất tẩy rửa.

Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt giữ ấm chân tay bằng cách đi găng tay và giày đủ ấm để không bị lạnh trước thời tiết lạnh giá.

Ngâm tay chân vào nước ấm với gừng và muối từ 5-10 phút mỗi ngày.

Giữ ẩm cho da bằng cách uống nhiều nước mỗi ngày (bổ sung khoảng 2 lít nước/ ngày là tốt nhất)

Thường xuyên tập thể dục, rèn luyện cơ thể để tăng khả năng chịu lạnh, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, giảm khả năng mắc bệnh cước.

THAM KHẢO: 

❖ Thuốc đặc trị bệnh viêm da dị ứng và ghẻ lở của Nhật Bản

❖ Thuốc đặc trị chữa nứt tay chân của Nhật Bản

Nếu có bất kỳ câu hỏi nào xin hãy để lại bình luận phía dưới hoặc cùng thảo luận trên diễn đàn tokyodayroi.com với bọn mình và mọi người nhé.

Một số người hay bị sưng đỏ, ngứa các ngón chân gây đau và khó chịu vào mùa đông. Hiện tượng này theo y học hiện đại là bị dị ứng thời tiết tại chỗ, dân gian gọi là “cước”.

Biểu hiện của bệnh

Hiện tượng cước là các đầu ngón tay, ngón chân bị sưng căng cứng, nổi màu đỏ mà đặc biệt là rất ngứa. Bệnh này phổ biến vào những mùa lạnh và rất nhiều người mắc phải. Cước là loại bệnh dễ xuất hiện ở mùa đông do nhiệt độ thấp, môi trường lạnh giá ảnh hưởng đến các vùng da khu vực này, cụ thể chính là các mạch máu ngoại vi nằm ngay dưới lớp da mỏng ở các đầu ngón tay, chân.

Khi không được giữ ấm và phải chịu lạnh lâu, các mạch máu này sẽ co lại, làm cho quá trình lưu thông tuần hoàn máu diễn ra chậm dẫn đến không cung cấp đủ lượng ôxy cần thiết cho các tế bào ở đây. Lúc này, khi được làm ấm đột ngột, mạch máu ngoại vi sẽ bị vỡ ra làm cho vùng da này tổn thương và biểu hiện chính là sự sưng tấy đỏ, ngứa ngáy, lâu ngày sẽ dẫn đến hoại tử. Cũng như nước đóng băng khi nhiệt độ giảm xuống, tình trạng cước sẽ gây ngứa ở tay, chân, ngón chân, bàn chân, thậm chí ngay cả mũi và tai.

Xử trí khi bị cước chân tay

Uống đủ nước

Uống đủ nước vào mùa đông cũng là cách phòng ngừa bệnh ngứa chân, tay. Vì vào mùa đông, thời tiết khô, cơ thể con người mất khá nhiều nước nên cần có một lượng nước để duy trì và giữ độ ẩm cho da.

Giữ ấm

Bạn cần mang đầy đủ tất và găng tay len khi đi ra ngoài, không để tay chân bị lạnh thời gian dài để tránh gây tổn thương cho da dẫn đến nhiễm bệnh. Vào mùa đông, việc đi tất, mang găng tay để giữ ấm cho cơ thể cũng là cách chữa bệnh ngứa chân vào mùa đông. Vì nếu để cơ thể bị lạnh thì rất dễ bị ngứa. Ngoài ra, bạn nên hạn chế các chất liệu dễ gây kích ứng da như len, dạ... và không mặc quá chật vì sẽ gây cọ xát, kích thích tại chỗ.

Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái

Việc này giúp giảm tình trạng cước chân tay vào mùa đông. Quần áo quá bó sát sẽ gây ra cước tay chân. Thay vào đó, bạn hãy nới lỏng bớt trang phục để cơ thể giải phóng nhiệt độ.

Sử dụng một số bài thuốc dân gian

Với những người đã bị bệnh thì có một bài thuốc dân gian được xem như cách chữa bệnh cước chân tay vào mùa đông khá hiệu quả đó là dùng lá lốt đun với nước, thêm một ít muối vào rồi ngâm chân, tay khoảng 30 phút.

Ngoài ra, bạn có thể dùng gừng tươi thái lát mỏng xát lên vùng bị cước, mỗi ngày làm 1-2 lần liên tục trong vòng một tuần. Chú ý, khi bị cước, bạn không nên dùng các loại thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, thịt bò, thịt gà, thịt vịt, rượu, bia,…

Thường xuyên tập thể dục

Việc này giúp cho việc lưu thông máu dễ dàng hơn. Trước khi đi ngủ nên ngâm chân tay vào nước ấm pha gừng, khoảng 15-30 phút. Hạn chế uống nhiều rượu bia, thuốc lá. Khi bị cước, không nên gãi mạnh để tránh lở loét trên bề mặt da dẫn đến nhiễm trùng.

Hạn chế dùng nước lạnh

Những ngày mùa đông không nên tiếp xúc với nước lạnh nhiều hoặc nên dùng găng tay khi phải tiếp xúc với nước. Buổi tối, trước khi đi ngủ nên ngâm tay chân vào nước ấm khoảng 5-10 phút sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh. Khi tắm cần sử dụng các loại sữa tắm có tác dụng làm mềm da, giữ ẩm cho da để làm giảm cơn ngứa./.