Bệnh parvo là gì

Parvovirus là một căn bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em và người trưởng thành. Mặc dù bệnh không đe dọa tới tính mạng nhưng nó có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng tới sức khỏe tổng thể của người mắc phải.

Nhiễm Parvovirus là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em và nó có tính lây lan cao - đôi khi còn được gọi là “bệnh tát má” bởi những triệu chứng phát ban đặc biệt do bệnh gây ra. Nhiễm Parvovirus còn có tên gọi khác là “bệnh thứ năm”- một trong năm bệnh thường gặp nhất ở trẻ em, với đặc điểm là xuất hiện các nốt mẩn đỏ sáng trên mặt. Bệnh thứ năm được gây ra bởi siêu vi trùng mang tên Parvovirus B19.

Parvovirus B19 là một căn bệnh chỉ lây nhiễm cho con người. Người bệnh có thể có một loạt các triệu chứng tùy thuộc vào độ tuổi và sức khỏe tổng thể. Khoảng hai trong số 10 người bị nhiễm virus này có thể không xuất hiện các triệu chứng cụ thể của bệnh. Những người khác có thể chỉ bị bệnh nhẹ hoặc phát ban.

Ở hầu hết trẻ em, nhiễm Parvovirus là nhẹ và ít cần đến điều trị. Tuy nhiên, ở một số người trưởng thành, bệnh có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng. Nhiễm Parvovirus ở phụ nữ mang thai có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho thai nhi. Ngoài ra, nó cũng nguy hiểm hơn đối với những người bị thiếu máu hoặc có hệ thống miễn dịch yếu.

Triệu chứng muộn của nhiễm Parvovirus ở trẻ em là nổi mẩn trên khuôn mặt

Parvovirus B19 thường xuất hiện nhiều nhất vào cuối đông đầu xuân. Các triệu chứng của nhiễm Parvovirus phụ thuộc vào từng lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của mỗi người. Cụ thể là:

Triệu chứng Parvovirus ở trẻ em:

Các dấu hiệu và triệu chứng sớm của nhiễm Parvovirus ở trẻ em có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Đau dạ dày
  • Đau đầu
  • Sổ mũi

Triệu chứng muộn của nhiễm Parvovirus ở trẻ em là nổi mẩn trên khuôn mặt. Vài ngày sau khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu, các nốt phát ban đỏ có thể xuất hiện ở cả hai bên má. Sau đó, nó có thể lan đến cánh tay, thân, đùi và mông. Các nốt phát ban thường có màu hồng, hơi nổi lên. Ngoài ra, nó có thể gây ngứa, đặc biệt là ở lòng bàn chân.

Nói chung, triệu chứng phát ban thường xảy ra ở gần giai đoạn cuối của bệnh. Chúng ta rất dễ bị nhầm lẫn phát ban do Parvovirus với các tình trạng phát ban do các loại virus khác hoặc phát ban liên quan đến thuốc. Phát ban có thể đến và đi trong tối đa ba tuần, chúng sẽ trở nên rõ rệt hơn nếu đứa trẻ tiếp xúc với nhiệt độ khắc nghiệt hoặc ở quá lâu dưới ánh mặt trời.

Triệu chứng Parvovirus ở người lớn:

Người lớn thường không bị nổi mẩn đỏ ở má. Thay vào đó, triệu chứng nổi bật nhất của nhiễm Parvovirus ở người lớn là đau khớp, có thể kéo dài vài ngày đến vài tuần. Khớp thường bị ảnh hưởng nhất là bàn tay, cổ tay, đầu gối và mắt cá chân.

Nhìn chung, bạn không nên quá lo lắng khi bản thân hoặc trẻ nhỏ bị nhiễm Parvovirus. Tuy nhiên, bạn có thể cần phải đi khám nếu đang trong các tình trạng sau đây:

  • Thiếu máu hồng cầu hình liềm
  • Hệ thống miễn dịch bị suy giảm
  • Đang trong thời gian thai kỳ

Parvovirus B19 lây lan qua dịch tiết đường hô hấp, chẳng hạn như nước bọt, đờm hoặc chất nhầy mũi, khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Parvovirus B19 cũng có thể lây lan qua máu hoặc các sản phẩm máu. Phụ nữ mang thai bị nhiễm Parvovirus B19 có thể truyền virus cho em bé. Chính vì vậy, nếu bạn đang trong thời gian thai kỳ và có thể đã tiếp xúc với Parvovirus B19, bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ sản khoa để được hướng dẫn và điều trị càng sớm càng tốt.

Bởi vì Parvovirus B19 chỉ lây nhiễm cho người, nên một người không thể bị nhiễm virus Parvo từ chó hoặc mèo. Ngoài ra, chó và mèo cũng không thể bị nhiễm Parvovirus B19 từ người bị nhiễm bệnh. Chó và mèo cưng có thể bị nhiễm các Parvovirus khác không có khả năng lây nhiễm cho người. Do vậy, thú cưng cần được tiêm phòng đầy đủ để bảo vệ chúng khỏi bị nhiễm Parvovirus.

Parvovirus B19 thường gây truyền nhiễm trong khoảng thời gian trước khi phát ban xuất hiện. Khi bị phát ban, tức là người mắc bệnh không còn được coi là truyền nhiễm và không cần phải cách ly.

Phụ nữ mang thai bị nhiễm Parvovirus B19 có thể truyền virus cho em bé

Nhiễm Parvovirus có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho những người bị thiếu máu, đặc biệt là đối với những người bị thiếu máu hồng cầu hình liềm. Tình trạng phổ biến nhất khi nhiễm Parvovirus là ngừng sản xuất hồng cầu và gây ra khủng hoảng thiếu máu,

Parvovirus cũng có thể gây thiếu máu và các biến chứng liên quan ở:

  • Thai nhi của phụ nữ bị nhiễm Parvovirus khi mang thai
  • Những người bị suy yếu hệ thống miễn dịch

Parvovirus ảnh hưởng đến thai kỳ

Nhiễm Parvovirus khi mang thai có thể làm ảnh hưởng xấu đến các tế bào hồng cầu ở thai nhi. Mặc dù biến chứng này không phổ biến, nhưng nó có thể gây ra thiếu máu nghiêm trọng, dẫn đến sẩy thai hoặc thai chết lưu. Những nguy cơ này thường xuất hiện trong nửa đầu của thai kỳ.

Để chẩn đoán liệu bạn có bị nhiễm Parvovirus B19 hay không, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm máu

Để chẩn đoán liệu bạn có bị nhiễm Parvovirus B19 hay không, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm máu. Xét nghiệm này cũng đặc biệt hữu ích đối với những phụ nữ đang mang thai đã tiếp xúc với Parvovirus B19 và nghi ngờ mắc bệnh thứ năm.

Hiện nay vẫn chưa có vắc-xin hoặc thuốc giúp ngăn ngừa nhiễm Parvovirus B19. Tuy nhiên, bạn có thể giảm khả năng bị nhiễm Parvovirus hoặc lây nhiễm cho người khác bằng cách:

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch
  • Che miệng và mũi khi bạn ho hoặc hắt hơi
  • Không chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng
  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh
  • Ở nhà khi bạn bị bệnh
  • Tránh ăn chung thức ăn hoặc đồ uống.

Nguồn: CDC; Mayoclinic.org

XEM THÊM:

XEM THÊM:

Bệnh truyền nhiễm Canine parvovirus [hay còn gọi là bệnh Parvo] là bệnh viêm ruột - dạ dày có khả năng lây nhiễm cao và gây tỷ lệ tử vong lớn. Virus này thường bùng phát ở những chú cún con. Những người nuôi chó và gây giống lâu năm thường cảm thấy hoang mang khi nghi ngờ rằng một trong các chú chó của họ bị bệnh Parvo. Họ biết rằng tình hình có thể diễn biến theo chiều hướng xấu một cách nhanh chóng và nguy hiểm đến mức nào. Nếu chú chó của bạn bị bệnh Parvo, hãy đưa đến bác sĩ thú y ngay lập tức để tăng tỷ lệ sống sót. Tuy nhiên, đừng để bị nhầm lẫn vì triệu chứng mắc Parvo rất giống với triệu chứng mắc các bệnh khác của chó như nhiễm virus Corona, viêm ruột xuất huyết do vi khuẩn, bệnh trùng cầu và giun móc phá hoại.

  1. 1

    Theo dõi hành vi của chó. Nhìn chung, biểu hiện đầu tiên của chú chó bị nhiễm Parvo là lờ phờ. Chó con của bạn có thể sẽ ít vận động hơn, nằm lì ở một góc nhà và quyết không di chuyển. Sau đó tỏ ra yếu ớt và mất cảm giác thèm ăn.

    • Parvo thường tiến triển khá nhanh – sau khi có biểu hiện mệt mỏi, chó sẽ nôn mửa và tiêu chảy.

  2. 2

    Kiểm tra xem chó có bị sốt không. Chó mắc bệnh Parvo thường bị sốt cao. Dấu hiệu bị sốt là tai hay mũi sờ thấy nóng và đỏ mắt. Bạn cũng có thể sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ hậu môn hoặc lỗ tai chó. Nếu nhiệt độ cao hơn 38,3 – 39,2 độ C thì cho đang bị sốt.

    • Bất kỳ thay đổi nào về nhiệt độ đều là dấu hiệu chó bị bệnh – tuy nhiên một số con chó có thân nhiệt thấp hơn bình thường.

  3. 3

    Chú ý đến bãi nôn của chó. Bệnh Parvo tàn phá dạ dày chứa nhiều tế bào phân chia nhanh chóng. Đây là mục tiêu của virus. Niêm mạc dạ dày sẽ bị sưng tấy và loét khiến chó bị nôn.

    • Vì chó không thể giữ lại thức ăn hay nước uống nên nó sẽ nhanh chóng mất nước và suy dinh dưỡng, có thể dẫn đến sốc hoặc tử vong.

  4. 4

    Quan sát phân của chó. Nếu chó của bạn bị tiêu chảy, có phân lỏng, phân nhầy, phân có máu hoặc hình dạng bất thường thì rất có thể là chó đã bị bệnh Parvo. Bệnh này còn có thể khiến chó bị mất nước.

  5. 5

    Kiểm tra xem chó có triệu chứng thiếu máu không. Bệnh Parvo khiến chó bị xuất huyết dạ dày - ruột gây ra tình trạng thiếu máu. Để kiểm tra xem chó của bạn có bị thiếu máu hay không, hãy ấn tay vào lợi của con chó. Màu sắc lợi của một con chó khỏe mạnh sẽ nhanh chóng trở về màu bình thường sau khoảng 2 giây. Nếu lâu hơn thế nghĩa là chó của bạn có thể đang bị tiêu chảy. Lợi của những con chó mắc bệnh này thường trông xanh xao thấy rõ.

  6. 6

    Xem xét tuổi của chó. Bệnh Parvo thường bùng phát ở chó con từ 6 đến 20 tuần tuổi và 85% ca lây nhiễm phát sinh từ những chó con dưới 1 tuổi. Chó con dễ mắc bệnh nhất vì chúng có nhiều tế bào phân chia nhanh trong dạ dày và ruột. Những tế bào này là mục tiêu chính của virus Parvo. Nếu chó của bạn nhiều tuổi thì bệnh Parvo sẽ khó bùng phát hơn dù không phải là không thể.

    • Khó có thể phát hiện sớm bệnh parvo ở chó con, nghĩa là tỷ lệ tử vong do bệnh này sẽ cao hơn ở những chú chó còn non. Hãy chú ý kỹ đến bất kỳ thay đổi nào về hành vi và đem chó đi bác sĩ nếu bạn nghĩ có gì đó bất ổn.

  1. 1

    Đưa chó của bạn đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Bạn càng đưa đến sớm thì chó càng có cơ hội sống sót cao. Thật không may là nhiều người chủ không nhận biết sớm các triệu chứng của căn bệnh hoặc chần chừ quá lâu mới đưa chó đi khám. Đó cũng là lúc căn bệnh đã vào giai đoạn cuối và chó sẽ chết vì mất nước.

  2. 2

    Yêu cầu kiểm tra ELISA-Kháng nguyên. Để chẩn đoán bệnh Parvo, có thể bác sĩ thú y sẽ sử dụng phương pháp xét nghiệm sinh hóa phát hiện kháng nguyên [ELISA]. Phương pháp này sẽ kiểm tra phân chó xem có bị mắc Parvo hay không. Phương pháp này có thể được thực hiện trong phòng khám của bác sĩ thú y.

    • Phương pháp ELISA có thể cho kết quả nhanh chóng nhưng không phải lúc nào cũng chính xác. Hãy lưu ý rằng kết quả xấu chưa chắc đã phản ánh đúng tình trạng của chó.
    • Mặt khác, kiểm tra bằng nhiều phương pháp để xác nhận bệnh parvo có thể không thật sự cần thiết. Vi-rút parvo gây ra tình trạng ốm yếu nghiêm trọng. Vì bệnh này chủ yếu được đối phó bằng việc chăm sóc hỗ trợ chứ không phải điều trị, nên không phải lúc nào cũng cần thiếu để tiến hành xét nghiệm chẩn đoán.

  3. 3

    Thực hiện thêm một số phương pháp kiểm tra khác. Chỉ sử dụng phương pháp ELISA đôi khi là không đủ để chẩn đoán bệnh Parvo. Bác sĩ thú y có thể tiến hành kiểm tra ngưng kết hồng cầu, lượng máu và/hoặc mẫu phân trực tiếp. Kết quả của những xét nghiệm này cùng với ELISA có thể giúp xác định đúng bệnh Parvo ở chó.

  4. 4

    Chờ kết quả xét nghiệm nếu bác sĩ cho xét nghiệm PCR. Với xét nghiệm PCR, bác sĩ sẽ gửi mẫu phân của chó đến phòng thí nghiệm. Kết quả của xét nghiệm này sẽ xác nhận liệu chó có mắc bệnh parvo hay không.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Xét nghiệm này thực hiện lâu hơn ELISA, nhưng kết quả chính xác hơn.

  5. 5

    Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y để điều trị sao cho hợp lý. Hiện không có thuốc chữa virus Parvo nhưng bác sĩ thú y của bạn có thể đưa ra vài lời khuyên về liệu pháp hỗ trợ và biện pháp thiết thực để tăng khả năng sống sót của chó. Có thể sử dụng một số phương pháp sau đây:

    • Điều trị tại bệnh viện
    • Cho chó uống thuốc chống nôn
    • Truyền dịch tĩnh mạch
    • Sử dụng men vi sinh
    • Dùng liệu pháp Vitamin

  • Tiêm vắc-xin là cách duy nhất giúp chó con của bạn không bị bệnh Parvo. Mũi tiêm đầu tiên nên được thực hiện khi chó từ 5 đến 6 tuần tuổi. Sau đó, cứ cách 2 đến 3 tuần lại cần tiêm một lần và phải tiêm ít nhất là 3 mũi.
  • Parvo là một virus dai dẳng, không dễ gì phân hủy. Virus này kháng nhiều loại chất diệt khuẩn và có thể tồn tại trong khoảng thời gian dài lên tới nhiều tháng, thậm chí hơn. Việc quan trọng cần thực hiện là đảm bảo vệ sinh sạch sẽ và khử trùng cho chó. Hãy tìm kiếm những sản phẩm dán mác có tác dụng khử Parvo hoặc tẩy một cách an toàn theo công thức một phần chất tẩy, 30 phần nước.
  • Parvo là bệnh do virus gây ra và không thể được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

  • Đừng cố gắng tự chữa trị Parvo cho chó. Dù chó được bác sĩ thú y chăm sóc cẩn thận nhất thì virus này vẫn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Cố tự tìm cách điều trị cho chó là cách làm rất mạo hiểm.

Bài viết này đã được cùng viết bởi Palo Alto Humane Society. The Palo Alto Humane Society là một tổ chức phi lợi nhuận, nhân đạo và do những người tình nguyện thành lập, có trụ sở tại Palo Alto, California, với các sáng kiến giáo dục trên cả nước. PAHS đã nỗ lực để mang lại tự do cho động vật trong hơn 100 năm, thông qua các chương trình nhân đạo để can thiệp, ủng hộ và giáo dục. Sứ mệnh của họ là chấm dứt nỗi đau của động vật, nâng cao nhận thức của cộng đồng về các vấn đề của động vật và cải thiện vị thế của động vật trong xã hội. Bài viết này đã được xem 181.574 lần.

Chuyên mục: Chó

Trang này đã được đọc 181.574 lần.

Video liên quan

Chủ Đề