Bao lâu là tinh trùng gặp trứng

Nếu đang thực hiện một quy trình như thụ tinh trong tử cung [IUI] hoặc thụ tinh ống nghiệm [IVF], tinh trùng đã rửa sạch có thể tồn tại trong lồng ấp lên đến 72 giờ. Tinh trùng đông lạnh có thể tồn tại trong nhiều năm, miễn là nó được để trong một môi trường được kiểm soát thích hợp.

Tinh trùng được xuất tinh khi quan hệ tình dục với phụ nữ có thể sống trong tử cung trong 5 ngày. Đó là lý do tại sao phụ nữ có thể mang thai nếu quan hệ tình dục không an toàn khi đang có kinh. Nếu rụng trứng ngay sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt, tinh trùng có thể vẫn còn sống và có thể thụ tinh với trứng.

1. Tuổi thọ của tinh trùng bên trong cơ thể phụ nữ

Tinh trùng sống được bao lâu tùy thuộc vào môi trường mà chúng tiếp xúc.

Sau khi xuất tinh, tinh trùng có thể sống bên trong cơ thể phụ nữ khoảng 5 ngày. Chất lỏng trong cơ quan sinh sản của phụ nữ có tất cả các chất dinh dưỡng mà tinh trùng cần để tồn tại trong thời gian đó.

Khi vào bên trong cơ quan sinh sản của phụ nữ, các tế bào tinh trùng phải bơi qua cổ tử cung và vào tử cung để đến ống dẫn trứng và gặp trứng của phụ nữ. Đó là một hành trình rất dài và rất ít tế bào sống sót.

2. Tinh trùng có khả năng vào âm đạo nếu xuất tinh bên ngoài?

Phương pháp rút dương vật ra khỏi nữ giới trước khi xuất tinh được coi là không an toàn. Trước khi xuất tinh, một lượng nhỏ tinh dịch, còn được gọi là "tiền xuất tinh" sẽ rời khỏi dương vật nên phụ nữ vẫn có thể mang thai nếu chất dịch này tiếp xúc với âm đạo của phụ nữ.

Nếu phương pháp rút được thực hiện đúng 100% thời gian, thì có hiệu quả khoảng 96%. Tuy nhiên, hầu hết nam giới không thể thực hiện một cách chính xác mọi lúc, hầu hết chỉ đạt 78%.

Như vậy, mỗi năm, 22 trong số 100 phụ nữ sử dụng phương pháp này sẽ mang thai. Khi sử dụng phương pháp này, phụ nữ vẫn có khả năng mang thai nếu tinh trùng tràn vào âm đạo, âm hộ.

3. Tinh trùng có thể sống được bao lâu nếu đông lạnh?

Đông lạnh tinh trùng là một lựa chọn cho nam giới mắc các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Các nhà khoa học cho rằng, các tế bào tinh trùng có thể tồn tại vô thời hạn một khi chúng được đông lạnh, miễn là nhiệt độ vẫn ổn định. Tinh trùng đông lạnh có thể có hiệu quả tương tự như tinh trùng tươi trong việc thụ thai. Ở nhiệt độ thấp [-196°C], các tế bào tinh trùng ở trong một loại hoạt động lơ lửng, có nghĩa là tất cả các chức năng thiết yếu của chúng đã hoàn toàn ngừng hoạt động.

Nam giới đông lạnh tinh trùng vì nhiều lý do như đang điều trị vô sinh, bị ung thư hoặc một tình trạng bệnh lý khác có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Đông lạnh tinh trùng sẽ cho phép một người đàn ông có con ngay cả khi người đó mất khả năng sinh sản do ung thư hoặc điều trị ung thư.

4. Khả năng di chuyển của tinh trùng có vai trò gì trong thai kỳ?

Thuốc có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng của nam giới.

Một khi xuất tinh trong khi giao hợp, tinh trùng sẽ đi từ âm đạo qua cổ tử cung và vào tử cung. Từ đó, các cơn co thắt của tử cung giúp kéo tinh trùng về phía ống dẫn trứng của nữ giới.

Tinh trùng đầu tiên có thể đi vào ống dẫn trứng chỉ trong vài phút. Càng gần đến ngày rụng trứng, hành trình di chuyển của tinh trùng càng trở nên dễ dàng hơn.

Để có thai, chất nhầy cổ tử cung của nữ giới phải thuận lợi. Tốt nhất là chất nhầy có lòng trắng trứng. Nếu chất nhầy cổ tử cung của bạn đặc hoặc khô, cuộc hành trình khó khăn hơn nhiều.

Nhiều cặp vợ chồng lo lắng về số lượng tinh trùng khi cố gắng thụ thai, nhưng đó chỉ là một phần của "phương trình" sinh sản của nam giới.

Thuật ngữ "khả năng di chuyển của tinh trùng" đề cập đến khả năng bơi theo cách thích hợp của tinh trùng. Khả năng di chuyển có thể quan trọng như số lượng tinh trùng khi chuẩn bị mang thai. Nếu tinh trùng không thể thực hiện hành trình đến gặp trứng, thì việc mang thai sẽ không xảy ra.

Một số điều có thể ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của tinh trùng của một người nam giới, bao gồm:

  • Mức độ căng thẳng
  • Nhiệt độ cao quá mức
  • Một số loại thuốc
  • Ăn kiêng

Trong trường hợp vô sinh, thì có một số phương pháp mà các cặp vợ chồng có thể lựa chọn:

- Phương pháp IUI đưa tinh trùng trực tiếp vào bên trong tử cung của phụ nữ để tinh trùng không cần phải bơi từ âm đạo qua cổ tử cung.

- Với IVF, tinh trùng được đưa vào trứng để thụ tinh trong phòng thí nghiệm trước khi được đặt trở lại bên trong tử cung của người phụ nữ.

Đôi khi, các bác sĩ thực hiện phương pháp được gọi là tiêm tinh trùng vào tế bào chất, trong đó tinh trùng được tiêm vào trứng như một phần của quy trình thụ tinh ống nghiệm.

Tinh trùng sống bên ngoài cơ thể trong thời gian dài ngắn khác nhau, tùy thuộc vào môi trường mà chúng được phóng ra. Trừ khi chúng được lắng đọng vào cơ quan sinh sản của nữ giới vì các tế bào tinh trùng rất dễ bị phá hủy và chỉ có thể tồn tại vài giây đến vài phút bên ngoài cơ thể.

9 thói quen không ngờ làm giảm chất lượng tinh trùng của quý ông

Xem thêm video đang được quan tâm:

Hiểu đúng về sức đề kháng và cách tăng sức đề kháng


Hành trình tinh trùng đi tìm trứng diễn ra như thế nào?

Sau khi phóng tinh, sẽ có từ 300 – 500 triệu tinh trùng vào trong âm đạo. Các tinh trùng này sẽ bắt đầu “hành trình” tiến về phía trứng bằng cách bơi qua âm đạo đi tới tử cung và vào ống dẫn trứng. Trong quá trình đó, rất nhiều tinh binh sẽ bị “chết yểu” do gặp phải những “chướng ngại vật”.

Đầu tiên là độ axit ở âm đạo là một môi trường “khắc nghiệt”, nhất là với tinh trùng Y. Tiếp theo là màng nhầy ở cổ tử cung, bình thường màng nhầy này sẽ đóng kín cổ tử cung, nhưng nó sẽ giãn ra vào ngày rụng trứng. Tuy giãn ra nhưng nó cũng khiến "quân số" của tinh trùng giảm đi nhiều.

Sau đó, những “chàng” tinh trùng còn lại sẽ phải vượt qua một quãng đường 20cm từ cổ tử cung tới ống dẫn trứng với tốc độ 2-3mm/phút. Thời gian ngắn nhất để chúng gặp được trứng là 45 phút, cũng có những tinh trùng phải mất 12 giờ mới tới được ống dẫn trứng. Tại đây, nếu chưa gặp trứng, chúng có thể sống tối đa 3-5 ngày.

Sau khi phóng tinh, sẽ có từ 300 – 500 triệu tinh trùng vào trong âm đạo để tìm đường tìm đến trứng. [ảnh minh họa]

Khi nào trứng gặp được tinh trùng?

Về phía trứng, sau khi được phóng ra từ một trong hai buồng trứng, nó sẽ di chuyển tới đoạn một phần ba ống dẫn trứng từ phía bên ngoài để gặp tinh trùng. Trong trường hợp chưa gặp được, trứng có thể tồn tại ở đây từ 12 – 24 giờ.

Tới khi trứng gặp được tinh trùng, giữa các “chàng” tinh trùng sẽ xảy ra một “cuộc chiến“, chúng thi nhau tiết một chất làm mềm vỏ trứng để chui được vào bên trong noãn. Sau khi có một tinh trùng đầu tiên chui được vào, trứng sẽ tiết ra một chất làm cứng lại vỏ để ngăn không cho các tinh trùng khác chui vào. 12 giờ tiếp theo, trứng và tinh trùng sẽ diễn ra quá trình thụ tinh tạo thành hợp tử.

Như vậy, quá trình thụ tinh có thể diễn ra nhanh nhất khi tinh trùng gặp được trứng luôn tại đoạn một phần ba vòi trứng. Thời gian nhanh nhất là 45 phút và lâu nhất là 12 tiếng. Còn nếu trong trường hợp, tinh trùng không gặp được trứng thì có thể sẽ phải đợi từ 2 – 3 ngày khi trứng rụng.

Trứng gặp tinh trùng bao lâu thì làm tổ?

Quá trình thụ thai được tính từ khi trứng thụ tinh tới khi phôi thai làm tổ được trong tử cung. Sau khi thụ tinh 3 – 4 ngày, trứng bắt đầu di chuyển ra khỏi ống dẫn trứng để vào tử cung, tìm nơi làm tổ. Trong quá trình di chuyển, hợp tử sẽ bắt đầu phân bào với 3 lần: lần 1 thành 2 tế bào mầm, lần 2 thành 4 tế bào mầm, lần 3 thành 8 tế bào mầm trong đó có 4 tế bào mầm to, 4 tế bào mầm nhỏ. 4 tế bào mầm to sau này sẽ phát triển thành lá thai còn 4 tế bào mầm nhỏ hình thành lên lá nuôi.

Tính từ lúc trứng đã được thụ tinh, quá trình thụ thai sẽ diễn ra trong khoảng 13 – 14 ngày. [ảnh minh họa]

Tế bào mầm nhỏ bắt đầu phát triển nhanh chóng, bao bọc lấy tế bào mầm to, tạo thành phôi dâu rồi hình thành lên một buồng chứa dịch đẩy các tế bào khác sang một bên, gọi là phôi nang. Khi tới được buồng tử cung, phôi nang đã hình thành xong. Quá trình này có thể mất vài ngày nhưng cũng có khi mất tới một tuần.

Khi tới được tử cung, phôi nang sẽ tìm một chỗ thích hợp để bám vào thành tử cung bằng cách chân giả của lá nuôi bám vào niêm mạc, dần dần hình thành lên nhau thai. Còn lá thai là tiền đề để tạo thành các cơ quan trong cơ thể thai nhi. Quá trình làm tổ này thường kéo dài từ 7 – 10 ngày. Tức là tính từ lúc thụ tinh, quá trình thụ thai sẽ diễn ra trong khoảng 13 – 14 ngày.

Điều đó có nghĩa là từ thời điểm quan hệ tới khi thai nhi đã làm tổ trong tử cung, sẽ mất khoảng 14 – 17 ngày. Trong khoảng thời gian này, có tới 1/3 trường hợp thụ thai không thành công, dù là trứng đã được thụ tinh. Nguyên nhân là do trong khi phân bào, hợp tử gặp phải bất thường về nhiễm sắc thể, khiến phôi thai bị vỡ ra trước khi kịp làm tổ.

Xem thêm: Video quá trình hình thành và phát triển của thai nhi

Xem thêm chủ đề Thông tin y tế

Theo Phong Thư [Dịch từ Pregnancyandbaby] [Khám phá]

Video liên quan

Chủ Đề