Báo cáo kinh tế kỹ thuật trường học

Nội dung và hồ sơ thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng? Hồ sơ xin thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng?

Báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng được hiểu là tài liệu với các nội dung liên quan tới đầu tư xây dựng như, mưc độ khả thi, hiệu quả đối với việc đầu tư và sự cần thiết của nó…Qua đó có thể làm cơ sở để xác định việc có quyết định việc đầu tư xây dựng hay không. Vậy Nội dung và hồ sơ thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng có những nội dung gì? Được pháp luật xây dựng quy định cụ thể ra sao?

Cơ sở pháp lý: 

Luật xây dựng 2014

Nghị định Số: 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng

Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Nội dung báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng:

Tóm tắt câu hỏi:

Tôi đang thẩm định công trình Đường băng cản lửa, hệ thống biển báo biển tường phòng chống cháy rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ sông Tiêm thuộc chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II, tỉnh Hà Tĩnh với tổng mức đầu tư trình là 662.761.971 đồng. [công trình này được phê duyệt trong danh mục đầu tư tại quyết định phê duyệt kế hoạch hoạt động năm 2016 chương trình UN-REDD tỉnh Hà Tĩnh] Cho tôi hỏi trường hợp này thì thẩm định Báo cáo kinh tế kỹ thuật hay hay là thẩm định Thiết kế bản vẽ thi công và dự toán? [vì công trình không có chủ trương mà chỉ có phê duyệt danh mục đầu tư và công trình này quy mô nhỏ, tổng mức đầu tư chưa đến 1 tỷ đồng] Xin trân trọng cảm ơn!?

Luật sư tư vấn:

Theo quy định tại Luật xây dựng 2014 thì:

Xem thêm: Những loại công trình phải lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng

Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi công xây dựng công trình quy mô nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng.

Thiết kế bản vẽ thi công là thiết kế thể hiện đầy đủ các thông số kỹ thuật, vật liệu sử dụng và chi tiết cấu tạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng, bảo đảm đủ điều kiện để triển khai thi công xây dựng công trình.

Thẩm định là việc kiểm tra, đánh giá của người quyết định đầu tư, chủ đầu tư, cơ quan chuyên môn về xây dựng đối với những nội dung cần thiết trong quá trình chuẩn bị và thực hiện dự án đầu tư xây dựng làm cơ sở xem xét, phê duyệt.

Tại Điều 55 Luật xây dựng 2014 có quy định như sau:

” Điều 55. Nội dung Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng

1. Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ [nếu có] và dự toán xây dựng.

2. Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.”

Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật xây dựng 2014 thì Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ [nếu có] và dự toán xây dựng là nội dung của Báo cáo kinh tế kỹ thuật. Do vậy, đối với công trình Đường băng cản lửa, hệ thống biển báo biển tường phòng chống cháy rừng tại Ban quản lý rừng phòng hộ sông Tiêm thuộc chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn II, tỉnh Hà Tĩnh với tổng mức đầu tư trình là 662.761.971 đồng thì sẽ phải tiến hành thẩm định Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

Xem thêm: Hạn mức đầu tư bao nhiêu phải lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng?

Như vậy, theo quy định nêu trên thì báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng cần phải có các nội dung chính cụ thể như sau: 

+ Thiết kế bản vẽ thi công, thiết kế công nghệ [nếu có]

+ Dự toán xây dựng.

+ Các nội dung khác của Báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm thuyết minh về sự cần thiết đầu tư, mục tiêu xây dựng, địa điểm xây dựng, diện tích sử dụng đất, quy mô, công suất, cấp công trình, giải pháp thi công xây dựng, an toàn xây dựng, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng và bảo vệ môi trường, bố trí kinh phí thực hiện, thời gian xây dựng, hiệu quả đầu tư xây dựng công trình.

2. Hồ sơ xin thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng:

Căn cứ theo quy định tại điều 14 Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng Nghị định Số: 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý đầu tư xây dựng cụ thể:

–  Người đề nghị thẩm định trình 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổ chức thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

–  Hồ sơ trình thẩm định phải bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được xem là hợp lệ khi bảo đảm các nội dung quy định tại khoản 3 Điều này, đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được người đ nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng [nếu có] phải tuân thủ quy định của pháp luật về kiến trúc.

–  Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm: Tờ trình thẩm định theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định này, hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi và các tài liệu, văn bản pháp lý kèm theo, cụ thể:

Xem thêm: Thẩm quyền, trình tự thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình

+ Văn bản về chủ trương đầu tư xây dựng công trình theo quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đu tư theo phương thức đối tác công tư;

+ Quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển theo quy định và phương án thiết kế được lựa chọn kèm theo văn bản/quyết định phê duyệt và bản vẽ kèm theo [nếu có] của một trong các loại quy hoạch sau đây:

Quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch; phương án tuyến, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đối với công trình xây dựng theo tuyến; quy hoạch phân khu xây dựng đối với trường hợp không có yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng;

+ Văn bản ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở; văn bản kết quả thực hiện thủ tục v đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường [nếu có yêu cầu theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường];

+ Các thủ tục về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình các văn bản này tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, nhưng phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định. Trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu thực hiện thủ tục lấy ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở theo cơ chế một cửa liên thông khi thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng thì chủ đầu tư nộp bổ sung 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật v phòng cháy và chữa cháy;

+ Các văn bản thỏa thuận, xác nhận về đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án; văn bản chấp thuận độ cao công trình theo quy định của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam [trường hợp dự án không thuộc khu vực hoặc đối tượng có yêu cầu lấy ý kiến thng nhất về bề mặt quản lý độ cao công trình tại giai đoạn phê duyệt quy hoạch xây dựng] [nếu có];

+  Các văn bản pháp lý khác có liên quan [nếu có];

+ Hồ sơ khảo sát xây dựng được phê duyệt; thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; thiết kế cơ sở hoặc thiết kế khác theo thông lệ quc tế phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng [gồm bản vẽ và thuyết minh]; danh mục tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho dự án;

+ Danh sách các nhà thầu kèm theo mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế cơ sở, nhà thầu thm tra [nếu có]; mã số chứng ch hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế, lập tổng mức đầu tư; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra;

+ Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu xem xét tổng mức đầu tư, ngoài các nội dung quy định nêu trên, hồ sơ trình thẩm định phải có các nội dung sau: tổng mức đầu tư; các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan để xác định tổng mức đầu tư; báo giá, kết quả thẩm định giá [nếu có].

Như vậy có thể thấy pháp luật quy định đầy đủ về các loại hồ sơ hiện nay phải có khi thực hiện thủ tục về báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng, theo đó các nhà đầu tư nếu không thực hiện đúng các hồ sơ nêu trên sẽ không thực hiện thẩm định theo quy định được vì không có đầy đủ dữ liệu và hồ sơ để tiến hành thẩm định. Đối với từng dự án khác nhau sẽ có nội dung về hồ sơ cụ thể tuy nhiên vẫn phải thực hiện theo quy định chung về thẩm định.

Video liên quan

Chủ Đề