Báo cáo đánh giá dự an đầu tư

Tỷ lệ giải ngân của cả nước: 52,17% [tính trên các cơ quan đã báo cáo]. Có 16/126 cơ quan đã báo cáo tháng12 trên //dautucong.mpi.gov.vn


Top 10 cơ quan có tỷ lệ giải ngân cao

Top 10 cơ quan có tỷ lệ giải ngân thấp

STTTên đơn vịTỷ lệ giải ngân [%]1Hội Nhà báo Việt Nam100,002Quảng Ngãi100,003Thái Nguyên92,464Nam Định90,695Tây Ninh85,826Bộ Giao thông vận tải83,277Bình Thuận78,698Kiên Giang77,489Vĩnh Phúc72,4910Ngân hàng Phát triển Việt Nam68,54STTTên đơn vịTỷ lệ giải ngân [%]1Bà Rịa Vũng Tàu0,002Thành phố Hà Nội0,003Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam0,004Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam0,435Bộ Tài chính2,156Vĩnh Long6,117Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh6,808Đắk Lắk10,309Ngân hàng Nhà nước Việt Nam15,3210Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh23,97

Danh sách cơ quan chưa báo cáo

STTBộ ngành trung ương chưa báo cáo1Văn phòng Quốc hội2Văn phòng Trung ương Đảng3Văn phòng chủ tịch nước4Văn phòng Chính phủ5Tòa án nhân dân tối cao6Viện kiểm sát nhân dân tối cao7Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh8Bộ Quốc phòng9Bộ Công an10Bộ Ngoại giao11Bộ Tư pháp12Bộ Kế hoạch và Đầu tư13Bộ Tài chính14Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn15Bộ Công thương16Bộ Xây dựng17Bộ Thông tin và Truyền thông18Bộ Khoa học và Công nghệ19Bộ Giáo dục và Đào tạo20Bộ Y tế21Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch22Bộ Nội vụ23Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội24Thanh tra Chính phủ25Ngân hàng Nhà nước Việt Nam26Ủy ban dân tộc27Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh28Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam29Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam30Đài tiếng nói Việt Nam31Kiểm toán Nhà nước32Mặt trận tổ quốc Việt Nam33Tổng liên đoàn lao động Việt Nam34Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh35Trung ương Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam36Hội nông dân Việt Nam37Hội Cựu chiến binh Việt Nam38Đại học Quốc gia Hà Nội39Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh40Ngân hàng nông nghiệp và PTNT41Ngân hàng đầu tư phát triển Việt Nam42Ngân hàng cổ phần Công thương43Ngân hàng Chính sách xã hội44Ban Quản lý Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam45Tập đoàn Điện lực Việt Nam46Liên minh Hợp tác xã Việt Nam47Tập đoàn Dệt may Việt Nam48Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam49Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam50Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam51Tập đoàn Dầu khí Việt Nam52Liên đoàn bóng đá Việt Nam53Hội Nhà văn Việt Nam54Hội Nhà báo Việt Nam55Hội Chữ thập đỏ Việt Nam56Hội Nhạc sỹ Việt Nam57Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt NamSTTĐịa phương chưa báo cáo1Tuyên Quang2Cao Bằng3Lạng Sơn4Lào Cai5Yên Bái6Thái Nguyên7Bắc Kạn8Phú Thọ9Bắc Giang10Hòa Bình11Sơn La12Lai Châu13Điện Biên14Thành phố Hà Nội15Thành phố Hải Phòng16Quảng Ninh17Hải Dương18Hưng Yên19Vĩnh Phúc20Bắc Ninh21Hà Nam22Ninh Bình23Thái Bình24Thanh Hóa25Hà Tĩnh26Quảng Bình27Quảng Trị28Thừa Thiên Huế29Thành phố Đà Nẵng30Quảng Nam31Bình Định32Phú Yên33Khánh Hòa34Ninh Thuận35Đắk Lắk36Đắk Nông37Kon Tum38Lâm Đồng39Thành phố Hồ Chí Minh40Đồng Nai41Bình Dương42Bình Phước43Bà Rịa Vũng Tàu44Long An45Tiền Giang46Trà Vinh47Vĩnh Long48Thành phố Cần Thơ49Hậu Giang50An Giang51Đồng Tháp52Bạc Liêu53Cà Mau

[1] Số liệu giải ngân theo báo cáo của các Bộ, ngành trung ương và địa phương trên Hệ thống thông tin về đầu tư công của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
[2] Nguồn vốn tính tỷ lệ giải ngân là nguồn đầu tư công [bao gồm NSTW, TPCP, ODA, NSĐP, nguồn thu để lại cho đầu tư nhưng chưa đưa vào cân đối ngân sách nhà nước]

Nếu xét về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động, chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai.

Xét về mặt nội dung, dự án đầu tư là một tập hợp các hoạt động có liên quan với nhau được kế hoạch hoá nhằm đạt được các mục tiêu đã định bằng việc tạo ra các kết quả cụ thể trong một thời gian nhất định, thông qua việc sử dụng các nguồn lực xác định. 

Xét trên góc độ quản lý, dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư, lao động để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế , xã hội trong một thời gian dài. 

Dự án là một chuỗi các hoạt động liên kết được tạo ra nhằm đạt kết quả nhất định trong phạm vi ngân sách và thời gian xác định.

 Dự án là tập hợp các thông tin chỉ rõ chủ dự án định làm gì, làm như thế nào và làm thì được cái gì

Dự án đầu tư là cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các biện pháp quản lý,cấp phép đầu tư. Nó là căn cứ để nhà đầu tư triển khai hoạt động đầu tư và đánh giá hiệu quả của dự án. Và đặc biệt quan trọng trong việc thuyết phục chủ đầu tư quyết định đầu tư và tổ chức tín dụng cấp vốn cho dự án.

2. Các công việc cần phải thực hiện khi lập dự án:

Lập một dự án đầu tư chỉ là bước sau cùng trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư. Muốn lập một dự án đầu tư có chất lượng, hiệu qủa thì nhà đầu tư phải tiến hành nhiều công việc, cụ thể:

- Nghiên cứu,đánh giá thị trường đầu tư;

- Xác định thời điểm đầu tư và qui mô đầu tư;

- Lựa chọn hình thức đầu tư;

- Tiến hành các hoạt động khảo sát và lựa chọn địa bàn đầu tư.

Sau khi thực hiện xong các công việc trên thì nhà đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư. Dự án đầu tư được biểu hiện ở hai văn kiện : 

Báo cáo tiền khả thi: Báo cáo tiền khả thi là báo cáo cung cấp thông tin một cách tổng quát về dự án. Qua đó chủ đầu tư có thể đánh giá sơ bộ tính khả thi của dự án. Đồng thời lựa chọn phương án đầu tư thích hợp nhất cho dự án. Báo cáo tiền khả thi là căn cứ để xây dựng báo cáo khả thi

Báo cáo khả thi: Tập hợp các số liệu ,dữ liệu phân tích ,đánh giá ,đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn . Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.

3. Nội dung của Báo cáo tiền khả thi bao gồm :

-  Định hướng đầu tư, điều kiện thuận lợi và khó khăn 

-  Qui mô dự án và hình thức đầu tư  

-  Khu vực và địa điểm đầu tư [ dự kiến các nhu cầu sử dụng đất, các vấn đề ảnh hưởng môi trường, xã hội, tái định cư, nhân công .....] được phân tích, đánh giá cụ thể .

-  Phân tích, đánh giá sơ bộ về thiết bị, công nghệ, kỹ thuật và điều kiện cung cấp các vật tư, nguyên vật liệu, dịch vụ, hạ tầng cơ sở ..

-   Lựa chọn các phương án xây dựng

-   Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư , phương án huy động vồn ,khả năng thu hồi vốn ,khả năng trả nợ và thu lãi.

-    Có các đánh giá về hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội của dự án.

-    Thành phần ,cơ cấu của dự án : tổng hợp hay chia nhỏ các hạng mục.

Trong trừơng hợp Báo cáo tiền khả thi phải được phê duyệt theo qui định của pháp luật thì sau khi đựơc phê duyệt nhà đầu tư có thể bắt tay vào xây dưng bản báo cáo chi tiết ,đầy đủ theo hướng đã lựa chọn trong báo cáo tiền khả thi, đó là Báo cáo khả thi.

 Báo cáo khả thi là tập hợp các số liệu ,dữ liệu phân tích ,đánh giá ,đề xuất chính thức về nội dung của dự án theo phương án đã được chủ đầu tư lựa chọn. Và như đã nói ở trên nó cũng là căn cứ để cơ quan có thẩm quyền thẩm tra và quyết định đầu tư.

4. Nội dung của Báo cáo khả thi :

Các căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư:

- Thời gian, tiến độ thực hiện dự án;

- Các giải pháp về kiến trúc, xây dựng, công nghệ, môi trường;

- Phương án sử dụng lao động ,quản lý , khai thác dự án;

- Các hình thức quản lí dự án;

- Xác định các mốc thời gian chính thực hiện dự án;

- Tính chất tham gia, mối quan hệ cũng như trách nhiệm của các cơ quan liên quan .

Nhìn chung thì nội dung của báo cáo khả thi cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản như : Tính hợp pháp, tính hợp lí , tính khả thi, tính hiệu quả ,tính tối ưu .... 

Việc lập báo cáo mang tính chuyên nghiệp rất cao, do vậy một sự chú ý dành cho các chủ đầu tư trong quá trình lập báo cáo nên có sự hỗ trợ của các cơ quan chuyên môn, các tổ chức và các chuyên gia từng tham gia thẩm định các dự án . Đặc biệt , nếu dự án sử dụng nguồn vốn vay nên mời cả người cho vay [tổ chức tín dụng, các nhà đầu tư ... ] tham gia  ngay từ khâu lập dự án . 

Theo các chuyên gia thì muốn có một báo cáo khả thi có chất lượng thì chủ đầu tư phải dành thời gian và chi phí thỏa đáng cho việc khảo sát và lập báo cáo [Theo một nghiên cứu của UNDP thì chi phí lập báo cáo thường  chiếm 5% kinh phí dự án , có khi lên tới 15 - 20% đối với các dự án đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, phức tạp ].

Sau khi hoàn thành Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi nhà đầu tư phải trình các báo cáo trên đến cơ quan có thẩm quyền để thẩm tra đầu tư [với các dự án phải thẩm tra đầu tư]. Đồng thời ,gửi đến tổ chức cho vay vốn đầu tư [với dự án sử dụng nguồn vốn vay]. Như vậy, việc lập xong hai bản báo cáo đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đã hoàn thành dự án đầu tư về mặt kế hoạch và cũng kết thúc giai đoạn chuẩn bị đầu tư chuyển sang giai đoạn làm các thủ tục đầu tư, triển khai đầu tư trên thực tế.

Như vậy, việc Lập một dự án đầu tư, mà cụ thể là Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi là rất quan trọng, nó quyết định đến sự thành công cũng như đảm bảo được  tính pháp lý của dự án. Các nhà đầu tư, sau khi lựa chọn phương án kinh doanh thì thường cần đễn sự hỗ trợ của các chuyên gia Lập dự án để hoàn thành 2 Báo cáo này. Luật Trí Tâm đã thành công với nhiều dự án, thấu hiểu được mong muốn của các nhà đầu tư, luôn sẵn sàng sát cánh cũng các nhà đầu tư trong việc Lập Báo cáo tiền khả thi và Báo cáo khả thi. Tùy những phương án kinh doanh cụ thể khác nhau mà chúng tôi đưa ra những phương án viết báo cáo chi tiết khác nhau để mang lại tính khả thi và đảm bảo được tính pháp lý cao nhất cho dự án.

Chủ Đề