Bánh đúc thường bao nhiêu calo?

Không còn quá xa lạ, bánh đúc nóng là một món ăn mà nhiều người có thể lựa chọn cho bữa xế của mình. Thậm chí có thể thay thế luôn cho một bữa chính với một hàm lượng calo khá ổn khi thành phần chính là bột gạo và bột năng.

 

Sẽ khác với bánh đúc lạc chấm tương mà chúng ta thường thấy, bánh đúc nóng sẽ cầu kỳ hơn một đôi chút khi làm và ngay cả khi thưởng thức.

Bên cạnh nguyên liệu chính là bột gạo bột năng quấy nhuyễn thì cần có thêm bột nếp, thịt heo băm, nấm hương, nấm mèo, rau mùi, tỏi ớt băm, hành tím, hành khô…đây thì đều là những nguyên liệu đơn giản, dễ tìm mua tại bất cứ siêu thị hay khu chợ dân sinh nào.

Tùy vào số lượng người ăn mà cho bột vào khuấy. Lượng bột gạo và bột năng là bằng nhau còn bột nếp bằng khoảng ¼ bột gạo.

Nước vừa đủ rồi khuấy đều cho bột tan. Sau đó, bắc nồi bột lên bếp và khuấy đều trên lửa vừa đến khi mịn, đặc sánh lại. Lúc này, bạn cho vào thêm 1 muỗng canh dầu ăn rồi khuấy thêm 1 - 2 phút nữa thì tắt bếp.

Để pha nước mắm, bạn cho vào chén theo tỉ lệ 2 muỗng canh nước ấm, 1 muỗng canh đường, 1 muỗng canh giấm, 1 muỗng canh nước mắm rồi khuấy đều. Sau đó, cho vào thêm 1 ít tỏi ớt băm là được. Cuối cùng, múc bánh đúc ra chén, cho nhân thịt đã xào lên trên, rắc thêm hành phi, 1 ít rau mùi, chan nước mắm là có thể thưởng thức ngay.

Món bánh đúc nóng hổi vừa thổi vừa ăn, dẻo mịn thơm nhẹ dùng kèm với nhân thịt nấm đậm đà, bùi vị đan xen cùng nước mắm chua ngọt, cay cay, đúng là ngon quên lối về, nhất là trong những ngày  thời tiết mát mẻ cuối thu.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Hoàng Thị Sâm cho biết thì một bát bánh đúc nóng có hàm lượng calo cao hơn rất nhiều so với bánh đúc thường: "100g bánh đúc nóng thông thường chứa đến 485 calo, chính vì vậy sẽ đầy đủ dinh dưỡng cho bữa chiều của các bạn".

 “Ôi quê ta bánh đa, bánh đúc”…câu hát này như thay lời để nói về món ăn dân dã nhưng lại đậm đà, đủ dinh dưỡng để giúp chúng ta bổ xung thêm năng lượng cho cơ thể. Món bánh đúc nóng không quá cầu kỳ phức tạp để nấu vào những lúc rảnh hay dịp cuối tuần nhưng với những ai bận rộn muốn thưởng thức ngay thì HN không thiếu những địa chỉ để chúng ta ghé qua nhằm xoa dịu ngay cơn đói vào lúc xế chiều.

Một trong những địa chỉ bỏ túi mà VOV Giao thông có thể gợi ý tới các bạn là quán số 8 Lê Ngọc Hân, một trong những quán bánh đúc nóng lâu đời bậc nhất tại HN, tại đây trong ngõ nên các bạn phải gửi xe ở ngoài. Đổi lại nhược điểm này thì không có gì để chê với bánh đúc nóng tại đây.

Ngoài ra còn có quán bánh đúc nóng tại C4-Trung Tự, Chợ Nghĩa Tân, Chợ Hàng Bè… cũng lọt vào Top những quán bánh đúc nóng yêu thích của những người sành ẩm thực. Bạn có thể yên tâm thưởng thức và đừng quên mua thêm cho người nhà của mình một suất nhé.

Từ xa xưa bánh đúc đã được xem là một món ăn vặt và cho đến nay thì loại bánh này vẫn được khá nhiều người ưa thích. Vậy bánh đúc làm từ bột gì và ăn bánh đúc có béo không? để có được câu trả lời chính xác cho vấn đề này, mời bạn đọc hãy cùng chúng tôi tham khảo nội dung chia sẻ ở bài viết dưới đây.

Bánh đúc làm từ bột gì?

Bánh đúc là một loại bánh của Việt Nam, thường được làm bằng bột gạo [tại miền Bắc và miền Trung] hoặc bột năng [miền Nam] cùng với một số gia vị. Bánh được làm thành tấm to, khi ăn thì cắt nhỏ thành miếng tùy thích.

Vì vậy, bánh đúc là một món ăn dân dã thịnh hành khắp ba miền, bánh đúc ăn giòn, mát, mịn, no bụng mà lại dễ tiêu, dễ làm và giá thành cũng rất rẻ. Loại bánh này thường được dùng cho bữa sáng và có thể ăn kèm với canh riêu cua, rau thơm, mắm tôm, mật ong, mật mía, mứt trái cây và thậm chí cả cá kho, thịt kho tùy thích. Từ loại bánh đúc thuần túy chỉ được bằng bột gạo pha với nước vôi trong ngai ngái mùi vôi, ngày nay bánh đúc cũng đã có nhiều biến tấu như bánh đúc cẩm thạch, bánh đúc lạc, bánh đúc dừa, bánh đúc ngô,…

Ăn bánh đúc có béo không?

Để biết được việc ăn bánh đúc có béo không? trước tiên các bạn cần phải tìm hiểu về lượng calo của bánh đúc. Theo đó, nguyên liệu chính để làm bánh đúc là bột gạo tẻ một số nơi sẽ thêm lạc vào bánh, đồng thời sử dụng thịt, mộc nhĩ băm để ăn cùng bánh. Món bánh này hấp dẫn với hương vị khá giản dị, nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, do mỗi nơi lại có những cách thức làm bánh đúc khác nhau có nơi làm bánh đúc mặn, có nơi làm bánh đúc ngọt và các nguyên liệu ăn kèm khác nhau. Vì vậy lượng calo trong bánh đúc cũng sẽ thay đổi, cụ thể:

  • 100g bánh đúc lạc chứa khoảng 285 calo
  • 100g bánh đúc trắng là 270 calo
  • 100g bánh đúc mặn: 290 calo
  • 1 bát bánh đúc nóng[ăn kèm thịt, mộc nhĩ, nước dùng và rau mùi] chứa khoảng 485 calo

Với hàm lượng calo được phân tích ở trên thì đáp án của câu hỏi ăn bánh đúc có béo không? Câu trả lời là có. Bởi thông thường thì một người trưởng thành sẽ cần phải nạp khoảng 2000 calo/ngày, trong trường hợp nếu bạn ăn 3 bữa chính thì mỗi bữa cần cung cấp khoảng 677 calo cho cơ thể. Trong khi đó, để ăn no 1 bữa bánh đúc, bạn sẽ cần ăn khoảng 300 calo. Lúc này mức năng lượng mà bạn nạp vào cơ thể là khoảng 810 calo. Từ đó có thể thấy lượng calo cần nạp cho 1 bữa thấp hơn mức năng lượng của 1 bữa ăn no cùng bánh đúc rất nhiều.

Nói tóm lại là ăn bánh đúc gây béo, nhưng nếu bạn không thể từ chối sự quyến rũ của những món ăn này, khi ăn bạn cần ghi nhớ một vài điều sau:

  • Không ăn bánh đúc nếu không rõ nguồn gốc, vì hiện nay nhiều cơ sở sản xuất bánh đúc bị phát hiện có sử dụng hàn the – một hợp chất hóa học cực nguy hiểm với sức khỏe.
  • Bạn không nên ăn quá nhiều bánh đúc, mỗi tuần chỉ nên ăn từ 300 – 400g bánh.
  • Tốt nhất bạn nên tự làm bánh đúc tại nhà để đảm bảo vệ sinh và an toàn
  • Để đảm bảo dinh dưỡng bạn có thể ăn bánh đúc kết hợp với các thực phẩm chứa chất béo, đạm và chất xơ tốt để cân bằng các chất trong cơ thể.

Bạn có thể tham khảo thêm:

Ăn bánh đúc có nóng không?

Thông thường để thưởng thức bánh đúc thì ăn nóng là ngon nhất. Tuy nhiên, việc ăn bánh đúc lại không không hề gây nóng. Thay vào đó, khi ăn bánh bạn sẽ có cảm giác mát, ngậy rất thú vị. Đây cũng chính là lý do vì sao món bánh đúc này vẫn thường được nhiều người ăn vào mùa hè. Còn vào mùa đông, món bánh đúc thường được ăn kèm với nước dùng nóng.

Tuy nhiên, hiện nay, nhiều cơ sở sản xuất thường thêm hàn the vào bánh đúc để tăng độ dẻo dai, giúp bảo quản món bánh này lâu hơn. Nếu cơ thể hấp thụ nhiều hàn the có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và trao đổi chất, thậm chí là có thể có nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư trực tràng,… Vì vậy, bạn chỉ nên ăn một lượng vừa phải, không nên ăn quá nhiều.

Có bầu ăn bánh đúc được không?

Nhiều người vẫn thắc mắc có bầu ăn bánh đúc được không? Câu trả lời là vẫn có thể ăn được, tuy nhiên các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên các bà bầu không nên ăn nhiều bánh đúc. Bởi như đã nói ở trên thì trong bánh đúc vẫn thường được thêm hàn the để tăng độ dai cho bánh. Và chất phụ gia này không hề tốt cho cả mẹ và thai nhi. Trong trường hợp nếu bà bầu hấp thụ nhiều hàn the trong thời gian mang thai có thể dẫn đến dị tật thai nhi, sinh non, thai nhi chậm phát triển,… Do đó, để đảm bảo an toàn, khi muốn ăn loại bánh này các bà bầu nên lựa chọn những cơ sở uy tín.

Chắc hẳn qua bài viết này đã giúp bạn đọc giải đáp câu hỏi bánh đúc làm từ bột gì và ăn bánh đúc có béo không? Nếu bạn có những thông tin hữu ích về bánh đúc muốn chia sẻ tới mọi người hãy để lại bình luận cuối bài viết. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

1 bánh đúc bao nhiêu calo?

Trên thực tế, lượng calo trong các loại bánh đúc khác nhau sẽ không giống nhau: Bánh đúc nóng: Trong 100g bánh đúc nóng thông thường với nước sốt thịt bằm chứa tới 485 calo. Bánh đúc lá dứa: Được làm từ lá dứa, nước cốt dừa, đường, mè rang và muối, 100g bánh bánh đúc lá dứa chứa khoảng 125 calo.

Bánh đúc trang bao nhiêu calo?

Bánh tráng trắng Đây là loại bánh tráng phổ biến nhất, được làm từ bột gạo, có thể pha thêm một bột khác để tạo ra độ dẻo nhất định cho bánh tráng. Trung bình, cứ mỗi 100gr bánh tráng trắng thì chứa khoảng 280 - 300 calo.

Bánh mặn bao nhiêu calo?

Trong 100g bánh rán mặn, cơ thể sẽ được cung cấp nguồn năng lượng tương đương 341 kcal. Với bánh bột mì rán, lượng calo mà cơ thể dung nạp khi ăn là 241 kcal cho 100g. Còn với loại bánh rán Doremon [hay còn được gọi là bánh Dorayaki], lượng calo cơ thể bạn hấp thụ sẽ là khoảng 356 kcal.

1 cái bánh chưng có bao nhiêu calo?

Vậy nhìn chung, 1 cái bánh chưng vừa có lượng calo dao động trung bình từ 1700 - 2000 kcal, suy ra 1 miếng bánh chưng sẽ khoảng 200 - 250 kcal. Nguyên do hàm lượng calo trong bánh chưng cao là vì thành phần nguyên liệu trong bánh chưng là các loại thực phẩm cung cấp mức năng lượng lớn.

Chủ Đề