Bánh cốm Nguyên Ninh để được mấy ngày

Bánh cốm Nguyên Ninh tại 11 phố Hàng Than, Ba Đình Hà Nội lâu nay trở thành đặc sản nức tiếng, là tinh hoa ẩm thực của con người Hà Nội, và cũng là món quà không thể thiếu đối với du khách đến với thủ đô Hà Nội bấy lâu nay.
Cùng Your Vacation Travel tìm hiểu về nguồn gốc của tinh hoa ẩm thực Hà Thành với món Bánh Cốm Nguyên Ninh (11Hàng Than)


Video giới thiệu về bánh cốm Nguyên Ninh (11 Hàng Than)
BÁNH CỐM NGUYÊN NINH   HƠN 150 NĂM CHỈ TRUYỀN CÔNG THỨC CHO CON CHÁU TRONG NHÀ
Có mặt từ năm 1865, cụ tổ của bánh Cốm Nguyên Ninh chính là người đầu tiên làm ra bánh cốm. Thời mới ra đời, những chiếc bánh cốm Nguyên Ninh được bán ở chợ Đồng Xuân và nhanh chóng nổi tiếng khắp Hà Nội bởi hương vị thơm ngon say đắm lòng người. Suốt hơn 150 năm, Nguyên Ninh đều giữ gìn bí quyết và chỉ truyền cho con cháu trong nhà. Ngay từ khâu chọn nguyên liệu, chọn loại cốm, đỗ xanh nào cho ngon nhất đã rất cầu kì. Quan trọng nhất là cách xào cốm. Đến con cháu trong nhà cũng phải học nhiều năm mới có thể xào cốm thành thạo, cho ra những chiếc bánh ngon.
Bánh cốm Nguyên Ninh để được mấy ngày

Bánh cốm Nguyên Ninh để được mấy ngày

Điều đặc biệt hơn cả là vỏ bánh cốm Nguyên Ninh “xịn” hoàn toàn không pha bột, chỉ làm bằng cốm nguyên chất và không xay để tránh mất hương vị. Không xay mà vỏ bánh vẫn dẻo mịn, đó chính là bí kíp gia truyền nhà Nguyên Ninh.
Bánh cốm đã trở thành một đặc sản của Hà Nội cách đây hơn 150 năm kể từ khi cụ tổ của dòng họ Nguyễn Duy năm 1865 mở cửa hàng bánh cốm Nguyên Ninh ở số nhà 11 phố Hàng Than. Cụ cũng là người đầu tiên nghĩ ra loại bánh cốm độc đáo này.
Bánh cốm Nguyên Ninh để được mấy ngày

Bánh cốm Nguyên Ninh để được mấy ngày

Trải qua 6 đời làm bánh, chất lượng và uy tín của bánh cốm Nguyên Ninh vẫn còn nguyên vẹn như ngày nào. Cái tên Nguyên Ninh có được là do trước kia phố Hàng Than này thuộc làng Yên Ninh, tổng Yên Thành, ngoại thành Hà Nội; Nguyên Ninh hàm nghĩa bánh cốm sẽ mang trọn “Nguyên gốc làng Yên Ninh”.
Bánh cốm Nguyên Ninh để được mấy ngày
Cũng cốm, cũng đậu xanh, cũng những cách làm công phu cầu kỳ nhưng hương vị của bánh cốm Nguyên Ninh khác hẳn với những hàng bánh cốm khác. Nó dẻo, thơm ngon mùi cốm đặc trưng, rất mộc mạc, dân dã. Để có được loại cốm thơm ngon làm bánh, gia đình phải lấy nguyên liệu từ làng Vòng, làng Lũ, từ tận Thái Bình, đậu xanh phải từ vùng Sơn La, Hà Bắc, bánh không có chất phụ gia và thường chỉ làm theo yêu cầu, sản xuất tới đâu, tiêu thụ hết tới đó. Cửa hàng chịu trách nhiệm về thời gian sử dụng bánh trong 3 ngày cho khách hàng. Hiện nay trên phố Hàng Than có mấy chục hàng bánh cốm, cùng mang chữ “Ninh” hoặc chữ “Nguyên” nhưng trải qua 135 năm, bánh cốm Nguyên Ninh đã trở thành thương hiệu vượt xa ngoài địa phận Hà Nội. Để có được điều này, con cháu dòng họ Nguyễn Duy đời đời luôn ghi nhớ câu đối mà cụ tổ của họ để lại:

“ Hoà khí Xuân Vô Tận
Bình Tâm Lộc Tự Nhiên”


Giá bánh cốm: bánh cốm với giá: 6000đ/chiếc loại nhỏ và 8000đ/chiếc loại to. CÔNG TY DU LỊCH KỲ NGHỈ CỦA BẠN

 YOUR VACATION TRAVEL


Hotline 0912 943 936 - 0947 36 95 97 

Youtube: YourvacationTravel

Email:

Website: http://yourvacation.vn/

Tin khác

Bánh cốm Nguyên Ninh để được mấy ngày

Du lịch Tú Lệ – Điểm đến Tây Bắc hút hồn du khách, Câu hỏi Thường...

Bánh cốm Nguyên Ninh để được mấy ngày

Cùng Your Vacation Travel khám phá Tour Hà Nội - Suối khoáng Yoko...

Bánh cốm Nguyên Ninh để được mấy ngày

Your Vacation Travel hợp tác cùng King Nature phân phối sản phẩm...

Bánh cốm Nguyên Ninh để được mấy ngày

Cùng Your Vacation Travel tìm hiểu đền Quan Đế: Kiến trúc cổ giữa...

Bánh cốm giờ không chỉ là đặc sản của riêng đất Hà thành, mà còn là món "thách cưới" của nhà gái trong lễ ăn hỏi. Thế nhưng, đã có không ít chú rể phải "mất mặt" khi mang mâm bánh cốm... mốc đến nhà gái.


Bánh cốm gây... sốc
Trong lễ ăn hỏi, tất cả đồ lễ mang đến nhà gái đều phải được chọn kỹ lưỡng, vì vậy, việc bánh cốm mốc là điều không ai nghĩ tới. Anh Nguyễn Ngọc Quang (Nam Định) thật bất ngờ khi nghe cô dâu phàn nàn "bánh cốm bị mốc!". Anh đã đặt mua bánh cốm ở tận Hàng Than, Hà Nội, đến sát ngày mới lấy, vậy mà... Có hơn 200 chiếc bánh, số bị mốc đến già nửa, hai bên gia đình đành... làm ngơ và không dám biếu ai. Đến giờ, cưới nhau được gần một năm rồi mà anh Quang vẫn còn thấy ấm ức trong lòng.Đám cưới anh Nguyễn Minh Vũ ở Quảng Ninh cũng vậy, không biết bánh bị mốc nên thắp hương, biếu họ hàng, làng trên xóm dưới, khi được "phản hồi" lại mới biết. Anh kể: “Dặn cô em mua bánh ở cửa hàng bánh lâu năm nhất, đến đó hàng nào cũng bảo bánh gia truyền lâu năm, thế là đặt mua luôn. Không kiểm tra bánh nên cũng chẳng biết vì sao mốc, mọi người thì bảo do mua ở cửa hàng không uy tín, không đảm bảo chất lượng nên nhanh bị mốc, hỏng". Rút kinh nghiệm, anh thường dặn bạn bè, anh em có ai cưới hỏi phải cẩn thận trong việc sắm lễ nhất là bánh cốm, kẻo mang tiếng, vì cả đời mới cưới một lần.Bánh cốm bị mốc cũng có nhiều nguyên do, theo Bà Nguyễn Thị Hồng Vân, chủ hiệu bánh gia truyền Nguyên Ninh thì: “Thời tiết quá nóng, bánh quá hạn, bánh chưa được để nguội hẳn đã gói vào nilon nên dễ bị hấp hơi, hoặc có thể nguyên liệu cốm đậu xanh chưa được chế biến kỹ, đảm bảo vệ sinh sẽ nhanh mốc”.Còn những người đã từng mua phải bánh mốc như anh Quang, anh Vũ thì khẳng định là mua phải bánh quá hạn hoặc có lẫn bánh cũ và bánh mới mà không biết (?)


Thấy bánh cốm mốc thì... mừng

Việc lạm dụng hóa chất trong bảo quản thực phẩm đã khiến cho người tiêu dùng trở nên đề phòng với tất cả các loại thực phẩm từ bánh trái đến hoa quả, thịt... Nhiều khi họ còn có suy nghĩ khá "ngược đời" là hoa quả mà sâu thì không có thuốc sâu, bánh trái mà nhanh thiu là không có chất bảo quản. Họ lựa chọn các sản phẩm khác với suy nghĩ tương tự như vậy.Bà Vân cho biết: "Nhiều khách hàng khi đến đây mua đều hỏi, bánh có mốc không, nếu mốc mới mua, và khi ăn họ thường để lại một chiếc xem nếu bị mốc thì... yên tâm". Điều đó cũng có lý, vì "tuổi tho" của bánh cốm thường chỉ khoảng 3 ngày vào mùa hè và 5 - 7 ngày vào mùa đông, tùy theo thời tiết. Bảo quản tốt trong tủ lạnh có thể được lâu hơn, còn dùng chất bảo quản thì nhìn biết ngay.Theo bà, cách nhận biết bánh cốm có sử dụng chất bảo quản là màu bánh cốm không được xanh tự nhiên, hơi ngả màu vàng, không có mùi thơm, sờ vào thấy cứng không có độ dính trên bề mặt của bánh, ăn vào có mùi hơi chua, có thể gây buồn nôn...Thường bánh cốm được làm từ hương liệu tự nhiên, nguyên chất là đậu xanh và cốm, đường. Tất cả phải là nguyên liệu hàng đầu và không được pha tạp. Chọn nguyên liệu không kĩ cũng làm bánh nhanh hỏng. Trước đây, làng Vòng là nơi cung cấp cốm tươi, giờ làng Vòng lên phố, các hiệu bánh phải tìm mua cốm từ Thái Bình, nơi đó giờ trở thành địa chỉ cung cấp chính, lâu dài.Cách chế biến đơn giản mà cầu kỳ. Lửa phải như thế nào để cốm xào kĩ không bị bén, sau đó để nguội, rồi đóng vào khuôn. Vỏ bánh dai, gói vào không bị dính, ăn thấy dẻo, thơm mùi cốm đặc trưng là đạt. Mỗi hiệu bánh có bí quyết tạo hương vị riêng, người ăn có thể nhận biết được vị của bánh cốm quen thuộc.Hàng Than, phố... họ hàng Nguyên Ninh là hiệu bánh duy nhất có từ năm 1865, bánh cốm của hiệu này được "liệt" vào một trong những món đặc sản của đất Hà thành. Có lẽ "hữu xạ tự nhiên hương", bánh cốm được nhiều người biết đến, có người ở Sài Gòn, nước ngoài đến tận hàng Than để mua bánh chính hiệu. Thấy có lời, nhà nhà, người người rồi đến cả phố làm kinh doanh bánh cốm. Nếu bạn chưa từng đến Hàng Than để mua bánh cốm thì nên hỏi trước để khỏi bị hớ và mua phải loại bánh không như mong muốn. Vì ở đây, bạn sẽ bắt gặp hàng loạt những biển hiệu "sêm sêm" như nhau khiến bạn không biết đâu là hiệu bánh muốn tìm.Đi dọc con phố, hình ảnh những khay bánh được bày trong tủ kính, hộp bánh xếp trồng lên nhau, nhà nào cũng vậy. Người bán bánh tranh thủ chưa có khách mang chậu bánh ra ngồi tay nặn, tay bốc. Chỉ cần bạn dừng xe là được chào mời đon đả. Khi tôi hỏi hiệu bánh Nguyên Ninh ở đâu, người bán hàng nhanh miệng: “Ở đây toàn anh em họ hàng cả, hiệu nào cũng vậy”. Có người thì nói chệch đi "bánh Nguyên... Linh đây" và có không ít người yên tâm, tin như vậy.Con phố bánh cốm vẫn tồn tại từ nhiều năm nay, chất lượng bánh ở mỗi cửa hàng khác nhau, có lượng khách riêng. Ngoài làm bánh cốm, nhiều cửa hàng còn làm cả bánh xu xê, "buôn" cả chè Thái Nguyên, bột sắn nguyên chất...

Vào mùa cưới hỏi, bánh cốm được đặt nhiều, có khi phải đặt trước cả tuần, nửa tháng. Bánh cốm làm ra bán không kịp. Tuy chỉ là yếu tố nhỏ nhưng bánh cốm không thể thiếu trong ngày ăn hỏi. Đôi khi nó mang ý nghĩa hình thức nhiều hơn, nên mọi người không để ý, đến khi biết là mốc thì việc đã rồi, khó có thể giải thích. Để mua được bánh cốm đảm bảo chất lượng nên tìm đến hiệu bánh đã có uy tín từ lâu, chuyên về một loại bánh sẽ được chỉ dẫn cách bảo quản khỏi bị mốc hỏng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe.