Bảng cân nặng chuẩn who 2023

Cha mẹ nào cũng mong muốn con yêu cao lớn, phát triển khỏe mạnh. Bảng chiều cao và bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh dưới đây sẽ giúp phụ huynh theo dõi tình trạng sức khỏe và quá trình khôn lớn của bé yêu.

  1. Nguyên tắc đo chiều cao, cân nặng cho trẻ
    1. Nguyên tắc đo chiều cao
    2. Nguyên tắc tính cân nặng
  2. Quá trình phát triển chiều cao, cân nặng của bé
  3. Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế
    1. Hướng dẫn đọc bảng chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế
    2. Lưu ý
  4. 6 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh
    1. Gen di truyền
    2. Sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú
    3. Chế độ dinh dưỡng và môi trường sống
    4. Yếu tố bệnh lý
    5. Sự chăm sóc của người lớn
    6. Vận động tích cực và quá trình tập luyện thể thao

Bảng theo dõi chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh là công cụ đắc lực hỗ trợ ba mẹ chăm sóc bé một cách tốt nhất và có biện pháp can thiệp kịp thời khi các chỉ số của con đạt/không đạt tiêu chuẩn. Tất cả nhằm đảm bảo con yêu phát triển bình thường theo từng giai đoạn.

Nguyên tắc đo chiều cao, cân nặng cho trẻ

Nguyên tắc đo chiều cao

  • Luôn cởi giày, mũ nón trước khi đo chiều cao của trẻ
  • Buổi sáng là thời điểm đo chiều cao chuẩn và chính xác nhất
  • Đối với bé dưới 2 tuổi: Đặt bé nằm dọc theo thước đo, giữ đầu bé thẳng nhìn lên trần, kéo đầu gối thẳng, ghi chỉ số chiều cao cả số chẵn và số lẻ
  • Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên: giữ trẻ đứng thẳng, quay lưng vào tường, các bộ phận đầu - lưng - vai - mông - bắp chân - gót chân đều phải sát tường. Sau đó dùng thước đặt trên đầu trẻ, vuông góc với sàn nhà, chiều cao từ sàn nhà đến đầu thước là chính xác nhất

Nguyên tắc tính cân nặng

Nguyên tắc tính cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi trở lên

Để có bảng đo cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh đúng nhất thì mẹ nên đo sau khi bé đã đi tiểu hoặc đi đại tiện

  • Trừ đi trọng lượng của quần áo và tã khoảng 200 - 400 gram
  • Nên dùng cân điện tử để có độ chính xác cao và sai số cực nhỏ
  • Đặt cân ở bề mặt bằng phẳng, với cân đồng hồ cần chỉnh cân về mức 0, với cân treo phải treo ở nơi chắc chắn
  • Nên cân trẻ vào buổi sáng, khi trẻ chưa ăn gì, đã đi tiểu tiện, đại tiện
  • Bỏ bớt mũ nón, tã trên người trẻ nhưng phải đảm bảo không được để bé lạnh
  • Đặt trẻ nằm ngửa hoặc ngồi ở giữa cân, không cử động, ghi chỉ số cân nặng cả số chẵn và lẻ

Quá trình phát triển chiều cao, cân nặng của bé

Sau khi chào đời, cả chiều cao và cân nặng của trẻ sẽ tăng lên nhanh chóng, đến giai đoạn 1 tuổi có thể đạt gấp rưỡi so với lúc mới sinh. Chiều cao của trẻ trong năm đầu đời tăng trung bình 25cm và đạt khoảng 75cm. Đến năm thứ 2 sẽ tăng thêm 10cm chiều cao, đạt mức trung bình là 85 - 86cm. Từ 10 tuổi, trung bình mỗi năm trẻ cao thêm khoảng 5cm. Bạn có thể thấy rõ điều này khi xem bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi.

Giai đoạn tiền dậy thì là giai đoạn phát triển vượt bậc của trẻ. Trong thời gian này, trẻ lớn rất nhanh. Trong độ tuổi 9 - 11, bé gái có thể tăng chiều cao đến 6cm/năm còn bé trai tăng 7cm/năm trong độ tuổi 12 - 14.

Bảng chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế

Bảng chiều cao cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh

Hướng dẫn đọc bảng chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế

Cách đọc bảng cân nặng trẻ sơ sinh chuẩn quốc tế:

  • Trong phần tiêu chuẩn cân nặng có 3 cột là -2SD [chỉ số suy dinh dưỡng, thiếu cân], TB [chỉ số cân nặng trung bình], +2SD [chỉ số thừa cân, béo phì]. Từ đó ba mẹ sẽ biết cân nặng chuẩn của bé 3 tháng tuổi.
  • Trong phần tiêu chuẩn chiều cao cũng có 3 cột là -2SD [chỉ số thấp còi], TB [chỉ số chiều cao trung bình], +2SD [chỉ số cao vượt chuẩn]. 

Lưu ý

  • Sau khi đo chiều cao và cân nặng của trẻ bố mẹ đối chiếu vào bảng tiêu chuẩn để theo dõi sự phát triển của bé
  • Nếu các chỉ số quá lệch so với bảng cân nặng chuẩn của bé sơ sinh theo từng tháng thì bố mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của trẻ. Nếu các chỉ số không quá lệch thì bạn không cần lo lắng vì mỗi đứa trẻ có khả năng hấp thu và nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh trên chỉ để theo dõi sự phát triển của trẻ chứ không phải tiêu chuẩn bắt buộc.

6 yếu tố ảnh hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh

Gen di truyền

Các nhà nghiên cứu cho thấy rằng một đứa trẻ sinh ra sẽ thừa hưởng gen di truyền từ bố mẹ. Yếu tố di truyền được cho là là tác động lớn tới sự phát triển về chiều cao và cân nặng của trẻ. Tuy nhiên, sự phát triển của trẻ chỉ chịu ảnh hưởng khoảng 23% từ yếu tố di truyền.

Ba mẹ cần thường xuyên theo dõi chiều cao và bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh theo tháng

Sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai và cho con bú

Trong thời kỳ mang thai, sức khỏe và tâm lý của mẹ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi cả về thể chất và trí não. Nếu mẹ bầu gặp căng thẳng sẽ tác động đến quá trình phát triển kỹ năng vận động [khả năng điều khiển chân tay] ở trẻ nhỏ.

Hơn nữa, chế độ dinh dưỡng của mẹ cũng rất quan trọng. Phụ nữ mang thai và sau sinh con cần bổ sung vitamin và khoáng chất như sắt, canxi, axit folic, DHA,... giúp bé phát triển hệ cơ xương, tăng trưởng chiều cao. Đồng thời để bé tăng cường sức đề kháng, luôn khỏe mạnh và ít ốm bệnh.

Chế độ dinh dưỡng và môi trường sống

Chế độ dinh dưỡng vô cùng quan trọng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ để các chỉ số đáp ứng bảng cân nặng chuẩn của trẻ sơ sinh. Thiếu hụt dưỡng chất, suy dinh dưỡng khiến trẻ còi cọc, chậm lớn, không chỉ tác động nhiều đến mật độ xương và độ chắc khỏe của răng, kích thước các cơ quan trong cơ thể mà còn làm trì hoãn khả năng phát triển của trẻ ở tuổi dậy thì và tiền dậy thì.

Bởi vậy, ba mẹ cần đặc biệt chú ý đến thực đơn dinh dưỡng của con trong từng giai đoạn, nhất là bổ sung canxi. Ngoài ra, yếu tố khác từ ngoài môi trường như khí hậu, thời tiết, hay ô nhiễm môi trường cũng có thể làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ. Hiểu đơn giản nếu trẻ sống ở môi trường khí hậu ôn hòa, không khắc nghiệt thì sẽ ít ốm bệnh hơn. Nhờ đó phát triển thể chất tốt hơn, giúp bé đạt được cân nặng chuẩn của bé 5 tháng tuổi theo tiêu chuẩn quốc tế. 

Yếu tố bệnh lý

Các bệnh lý mạn tính, khuyết tật nghiêm trọng hay từng phẫu thuật cũng được xem là nhân tố gây tác động tiêu cực lên thể chất của trẻ. Theo nghiên cứu, trẻ em có tiền sử mắc các bệnh lý như thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm trong khoảng từ 8 - 19 tuổi thì thường bị thấp bé, nhẹ cân hơn trẻ khỏe mạnh. Hơn nữa, sự phát triển về sinh lý hay sức khỏe sinh sản của trẻ giai đoạn dậy thì, vị thành niên cũng bị rối loạn và trì hoãn.

Sự chăm sóc của người lớn

Nghiên cứu tại Hoa Kỳ đã chỉ ra rằng sự chăm sóc, gần gũi của bố mẹ, người thân và những người trông giữ [bảo mẫu], người thường xuyên tiếp xúc với trẻ đều có ảnh hưởng nhất định đến tinh thần, thể chất và cả hành vi của trẻ. Điều này không chỉ quyết định đứa trẻ lớn lên sẽ phát triển thể chất như thế nào mà nó còn quyết định cả mặt hành vi và lối sống của trẻ sau này.

Vận động tích cực và quá trình tập luyện thể thao

Thực trạng chung dễ nhận thấy hiện nay là trẻ em ngày càng lười vận động. Những hoạt động đá cầu, đạp xe, bơi lội hay bóng rổ dần được thay thế bằng những giờ dán mắt vào điện thoại, máy tính và các thiết bị điện tử. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hệ thần kinh và sự phát triển trí tuệ của trẻ mà còn là yếu tố cản trở sự tăng trưởng chiều cao.

Do đó, ba mẹ nên khuyến khích con hoặc có thể cùng con tham gia các hoạt động thể chất tích cực, tập luyện thể dục thể thao thường xuyên để có sự phát triển tốt nhất. Đặc biệt là đối với những trẻ bị thừa cân, béo phì thì điều này còn giúp trẻ có được cân nặng phù hợp, ngăn chặn nguy cơ gặp các vấn đề về tim mạch, huyết áp và nhiều hệ lụy không mong muốn.

Ngoài những yếu tố trên thì phụ huynh cũng đừng quên bồi đắp tình cảm, xây dựng cuộc sống tinh thần và tâm lý thoải mái, gần gũi với con yêu nhé!

Trên đây là bảng chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh theo tổ chức y tế thế giới WHO. Hy vọng nó sẽ là công cụ đắc lực giúp ba mẹ theo dõi quá trình phát triển và lớn khôn của con mình!

THAM KHẢO NGAY

  • Hướng dẫn tự theo dõi nhiệt độ trẻ sơ sinh để chăm sóc trẻ tốt nhất
  • Top 8 Thuốc Bôi Tan Máu Bầm Cho Bé Tốt Nhất Giảm Sưng Hết Thâm Tím
  • TOP 10 Sữa Tăng Cân Cho Bé Dưới 1 Tuổi Giúp Mẹ Chăm Con Nhàn Tênh
  • TOP 7+ Sữa Tăng Chiều Cao Cho Trẻ Giúp Con Phổng Phao Mỗi Ngày
  • Tắm nắng cho trẻ sơ sinh lúc nào là tốt nhất? Tắm bao lâu là đủ?
  • Top 6 thuốc nhỏ mũi tốt nhất cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh
  • Top 8 Kem Chống Hăm Cho Bé Tốt Nhất Được Các Mẹ Tin Dùng

Chủ Đề