Bản chất và vai trò giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa của giá trị thặng dư?

Giá trị thặng dư là gì? Một thuật ngữ tưởng lạ mà quen, thường xuyên xuất hiện trong bộ môn kinh tế chính trị. Vậy bạn có thật sự hiểu hết nguồn gốc và ý nghĩa của khái niệm này? Cùng ThuthuatOffice khám phá qua bài viết dưới đây nhé.

Giá trị thặng dư là gì?

Khái niệm giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư được hiểu đơn giản là bộ phận giá trị mới dôi ra ngoài giá trị sức lao động do người mua bán sức lao động [người lao động làm thuê] tạo ra và thuộc về nhà tư bản [người mua hàng hóa sức lao động].

Bản chất của giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư là kết quả của sự hao phí sức lao động trong quá trình sản xuất. Quá trình đó diễn ra trong mối quan hệ giữa người mua và người bán hàng hóa sức lao động. Nhìn từ quan hệ sản xuất thống trị, xã hội tư bản tồn tại hai giai cấp cơ bản là tư sản và công nhân.

Do giá trị thặng dư được giai cấp công nhân trực tiếp tạo ra, nên trong nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư có bản chất kinh tế – xã hội là quan hệ giai cấp.

Dù quan hệ thuê mướn sức lao động không mang tính chất cưỡng bức, nhưng từ khi nhà tư bản trả công cho công nhân một lượng giá trị theo thỏa thuận của đôi bên, thì điều đó cũng có nghĩa là sức lao động của công nhân phải làm lợi cho nhà tư bản.

Ví dụ giá trị thặng dư

Nhà tư bản thuê thợ may làm việc 8 tiếng để tạo ra sản phẩm với mức giá 100.000đ/ngày. Nhưng trong quá trình sản xuất, giả định trong 4 giờ đầu tiên, người thợ may đã tạo ra lợi nhuận bằng với số tiền được trả. Nhưng theo thỏa thuận làm việc 8h/ngày buộc người công nhân phải tiếp tục lao động để tạo ra hàng hóa.

Cuối ngày, giả định người thợ may này đã tạo ra được sản phẩm trị giá 120.000đ. Vậy 20.000đ là phần chênh lệch giữa số tiền mà nhà tư bản chi ra và lợi nhuận mà người thợ may đem lại hay được gọi là giá trị thặng dư.

Công thức tính giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư được kí hiệu là m. Công thức tính giá trị thặng dư được dựa trên công thức xác định giá trị hàng hóa:

G = c + v + m => m = G – c – v

Trong đó:

  • G: là lượng giá trị hàng hóa
  • c: là tư bản bất biến tồn tại dưới dạng tư liệu sản xuất mà giá trị của nó không thay đổi khi chuyển vào sản phẩm. Tư bản bất biến không tạo ra giá trị thặng dư, nhưng là điều kiện không thể thiếu đảm bảo quá trình tạo ra giá trị thặng dư được diễn ra. Tuy nhiên, việc ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất làm cho năng suất lao động tăng, nhờ vậy làm tăng khối lượng giá trị thặng dư thu được.
  • v: là tư bản khả biến, là bộ phận tư bản để mua sức lao động thong qua lao động trừu tượng mà tăng lên, tức là tăng lên về lượng giá trị.

Nguồn gốc giá trị thặng dư

Sự phân chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến vạch rõ vai trò của mỗi bộ phận tư bản trong giá trị hàng hóa, cũng như chỉ rõ bản chất của tư bản chủ nghĩa là bóc lột sức lao động.

Các nhà tư bản bỏ tiền ra để mua sức lao động và tư liệu sản xuất [c+v]. Nhưng giá trị thực tế mà họ nhận được là c+v+m, giá trị thặng dư [m] chính là phần lợi nhuận dôi ra đúc kết từ quá trình lao động của người làm thuê.

Như vậy, quá trình tạo ra sản phẩm của người công nhân là quá trình sử dụng lao động cụ thể của mình để chuyển giá trị vào sản phẩm; đồng thời bằng lao động trừu tượng, họ tạo ra giá trị tăng thêm mới lớn hơn giá trị sức lao động. Hay nói các khác, nguồn gốc của giá trị thặng dư chính là lao động sống.

Ý nghĩa của giá trị thặng dư

Mục đích của nền từ bản chủ nghĩa là giá trị thặng dư. Các nhà tư bản sẽ đầu tư vào bất kể ngành nghề nào miễn là có được giá trị thặng dư. Các ngành nghề càng có nhiều giá trị thặng dư thì ngày càng được mở rộng. Đồng thời phương tiện để có được nhiều giá trị thặng dư là tăng cường kĩ thuật và quản lý.

Các nhà tư bản tìm mọi biện pháp để kéo dài ngày lao động, tăng cường độ và năng suất lao động… để có nhiều thặng dư hơn. Do chạy theo giá trị thặng dư làm cho chủ nghĩa tư bản phát triển, đồng thời làm cho chủ nghĩa tư bản phải bị thay thế bằng xã hội mới.

Vai trò của giá trị thặng dư

Giá trị thặng dư đóng vai trò là bàn đạp cho quá trình phát triển kinh tế. Việc nghiên cứu giá trị thặng dư chính là tìm ra phương pháp để gia tăng sản xuất, khắc phục năng suất lao động bằng cách áp dụng khoa học kĩ thuật, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa để từ đó thúc đẩy và phát triển nền kinh tế thị trường có phần yếu kém so với quốc tế.

Như vậy, ThuthuatOffice đã giúp bạn biết khái niệm giá trị thặng dư là gì? và những vấn đề xoay quanh như nguồn gốc, bản chất, ý nghĩa… của thuật ngữ này. Nếu có bất kì câu hỏi hay thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với ThuthuatOfice để được giải đáp nhanh chóng.

Xem thêm:

  • JD là gì?
  • Kế hoạch là gì?
  • Định mức là gì?

Nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên Like, Share, Comment và ghé thăm ThuthuatOffice thường xuyên để tìm hiểu thêm nhiều kiến thức và các thủ thuật dành riêng cho dân văn phòng nhé.

Là gì -
  • Best Regards là gì? 1001 điều thú vị về cụm từ Best Regards

  • ECommerce là gì? Tại sao eCommerce lại là xu hướng không thể chối từ

  • Thoái vốn là gì và những điều cần biết về vấn đề thoái vốn của doanh nghiệp

  • Deadline nghĩa là gì mà khiến dân văn phòng ám ảnh đến vậy?

  • Hợp đồng nguyên tắc là gì và những điều cần biết khi kinh doanh mua bán

  • Telesale là gì? Có thật sự chỉ là gọi điện được thì được không được thì thôi?

  • Intern là gì? Các thông tin hữu ích về Intern mà bạn cần biết năm 2021

Ý nghĩa thực tiễn của giá trị thặng dư? Chủ nghĩa tư bản ra đời gắn liền cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa. Và mục tiêu và điều kiện tồn tại, phát triển của chủ nghĩa tư bản chính là giá trị thặng dư. Giá trị thặng dư được xem là một trong những khái niệm rất quan trọng đối với các ngành, nhất là cách ngành kinh tế,  đây còn được ví như là phát minh quan trọng chỉ đứng sau duy vật lịch sử của C.Mác. Tuy nhiên, vấn đề này còn khá trừu tượng, rất nhiều người không hiểu được rõ giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa thực tiễn của giá trị thặng dư này, bài viết sau đây của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quan và chính xác nhất. 

Giá trị thặng dư là gì?

Giá trị thặng dư được xem là giá trị bởi những người công nhân làm thuê tiến hành lao động và sản sinh ra vượt quá giá trị của sức lao động của họ nhưng lại bị các nhà sản xuất tư bản chiếm đoạt hết. Quá trình sản sinh và chiếm đoạt các giá trị thặng dư được xem là quá trình  phản ánh các quy luật kinh tế cơ bản của nền sản xuất chủ nghĩa tư bản.Đối với các hoạt động trong sản xuất, các nhà tư bản phải đầu tư vào mua sức lao động và các tư liệu sản xuất với mục tiêu chính khi đầu tư tiền là muốn thu được một khoản tiền dôi ra ngoài nhiều hơn khoản tiền mà các nhà tư bản đã đầu tư trong quá trình thực hiện sản xuất. Chính số tiền dôi ra đó được coi là giá trị thặng dư.

Nguồn gốc của giá trị thặng dư

Qua nghiên cứu, C.Mác đi đến kết luận quá trình sản xuất ra chủ nghĩa tư bản được định nghĩa là quá trình sản xuất ra quá trình tiến hành sản xuất ra giá trị thặng dư và giá trị sử dụng. Phần giá trị mới sinh ra lớn hơn giá trị của sức lao động được tính bằng giá trị sức lao động cộng thêm với giá trị thặng dư. Chính nhờ sức lao động cụ thể của mình mà người công nhân đã sử dụng các tư liệu sản xuất của nhà tư bản mua chuyển các giá trị của chúng để đưa vào sản phẩm; và bằng những sức lao động trừu tượng của mình mà người công nhân đã tạo ra được giá trị mới lớn hơn được giá trị của sức lao động bỏ ra , và cũng chính phần lớn hơn đó được xem là giá trị thặng dư.

Để có cái nhìn sâu, rõ và đúng đắn về nguồn gốc và bản chất của quá trình sản xuất nhằm tạo ra giá trị thặng dư, Các Mác đã chia tư bản ra thành 2 bộ phận gồm tư bản khả biến và tư bản bất biến. Cụ thể như sau:

– Tư bản khả biến được hiểu là bộ phận của tư bản mà  biểu hiện cụ thể là dưới hình thức của giá trị sức lao động mà trong quá trình tiến hành sản xuất đã tăng thêm về giá trị lượng, được kí hiệu tắt là  v.

– Tư bản bất biến được hiểu là một bộ phận của tư bản mà được biểu hiện, tồn tại dưới hình thái tư liệu sản xuất mà ở tại đó,  giá của giá trị hàng hóa được bảo tồn và đưa vào sản phẩm, giá trị về lượng không biến đổi trong quá trình sản xuất, được kí hiệu tắt là c.

Giá trị của bất cứ một loại hàng hóa sẽ được tính bằng giá trị của tư bản khả biến [v] + giá trị của tư bản bất biến mà nó chứa đựng [c]

Từ sự phân chia, tách biệt giữa tư bản khả biến và tư bản bất biến thì  có thể dễ dàng thấy được rõ  bản chất của tư bản chủ nghĩa là bóc lột sức lao động  và chỉ có từ chính sức lao động của người công nhân làm thuê thì mới có thể tạo ra được giá tri thặng dư phuc vụ cho các nhà tư bản. Các nhà tư bản đã tiến hành bóc lột và kiếm lời từ một phần giá trị mới từ sức lao động của người công nhân tạo ra. Chính vì vậy, giá trị của tư bản bỏ ra một giá trị chính là c + v. Nhưng giá trị thực mà các nhà tư bản thu vào được chính là c + v + m. Phần m ở đây chính là phần dôi ra mà tư bản bóc lột trên lao động của người công nhân.

Như vậy, quá trình tạo ra các giá trị tăng thêm từ phần dôi ra cho các nhà tư bản khi năng suất lao động của người công nhân đạt tới trình độ nhất định được xem chính là sản xuất tư bản chủ nghĩa–  mà trong đó, chỉ cần một phần nhỏ của ngày lao động của người công nhân làm thuê đã tạo ra được giá trị bằng với giá trị sức lao động của chính mình. Hay nói cách khác, lao động sống này chính là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.

Vai trò của giá trị thặng dư

Nếu chỉ xét thuần túy, đơn giản trong lĩnh vực kinh tế thì  bất kỳ mỗi cá nhân hay tổ chức nào mà có chi,  đầu tư tiền vào trong quá trình sản xuất – kinh doanh thì cho dù là gián tiếp hay trực tiếp như là gửi ngân hàng hay đầu tư thông qua đầu tư chứng khoán  thì đồng tiền lúc này sẽ trở thành công cụ, phương tiện để sinh lời, lợi nhuận.  

Mỗi cá nhân dù bất bất cứ ai đều có thể dễ dàng trở thành một nhà đầu tư, nhà tư bản nếu có kiến thức, biết cách sử dụng hợp lý, linh hoạt  nguồn vốn đang có của mình trong đầu tư kinh doanh. Đồng tiền nếu chỉ  tích lũy thuần túy, để không thì  nó chỉ được coi đồng tiền chết, không những không mang lại  lợi ích cho cá nhân đang sở hữu đó mà còn không đem lại những lợi ích mới cho những người khác, đặc biệt là những người cần vốn để mở rộng đầu tư, sản xuất.

Trong bất kì xã hội nào và ở bất cứ thời điểm nào thì việc tăng giá trị thặng dư luôn là điều mong muốn và con người luôn cố gắng tìm cách tăng giá trị thặng dư. Cùng với sự phát triển của công nghệ máy móc hiện nay,  khi các nhà tư bản áp dụng các công nghệ sản xuất tiên tiến hay sử dụng, vận dụng linh hoạt được các nguồn tri – kiến thức, trí tuệ của con người để áp dụng vào trong các giai đoạn, quá trình sản xuất kinh doanh nhằm góp phần làm  giá trị thặng dư tăng lên tối đa, mà không cần phải kéo dài thêm cường độ lao động và  thời gian lao động gây ảnh hưởng đến sức khỏe những người lao động.

Từ công thức trên phần 2  cũng đã đưa ra được cách thức, phương thức tích lũy giá trị thặng dư mà từ đó đưa ra cách làm tăng số tiền tích lũy. Số tiền tích lũy  có được này chính là cơ sở, là nguồn vốn để tiếp tục thực hiện các hoạt động như tiếp tục tái sản xuất hay mở rộng phát triển ,  mở rộng quy mô của các nhà sản xuất mà từ đó sẽ góp phần thúc đẩy, tăng trưởng nền kinh tế.

Ý nghĩa thực tiễn của giá trị thặng dư

Học thuyết về giá trị thặng dư của Các Mác được ra đời trên cơ sở từ việc nghiên cứu, tìm hiểu rõ các phương thức sản xuất của chủ nghĩa tư bản. Với việc ra đời học thuyết này đã vạch trần, làm rõ thực chất sự bóc lột tư bản chủ nghĩa, là cội nguồn của việc đối lập kinh tế giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản,  cơ sở vũ trang của giai cấp vô sản và lý luận cách mạng sắc bén trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên, ý nghĩa thực tiễn mà học thuyết giá trị thặng dư này đem lại không chỉ dừng ở đó. Học thuyết này còn có ý nghĩa thực tiễn vô cùng quan trọng trong hiện nay và đặc biệt đối với quan điểm đổi mới về chủ nghĩa xã hội và cụ thể trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Việc vận dụng các nội dung của  học thuyết giá trị thặng dư là một yêu cầu cần thiết và quan trọng nhằm đảm bảo tính phù hợp và khoa học, đồng thời phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.

Có thể thấy rõ trên học thuyết và thực tế thì giá trị thặng dư là nguồn cấu thành động lực để tăng trưởng và phát triển kinh tế, nhất là đối với nền sản xuất xã hội. Tuy nhiên, vấn đề được quan tâm là giá trị thặng được sản xuất ra này nhằm phục vụ cho ai, cho nhân dân hay xã hội…? Vấn đề này thuộc về ngay từ góc độ nhận thức, do đó, cần quán triệt và làm rõ một số nội dung chính sau:

Thứ nhất, để có thể tạo ra được giá trị thặng dư thì người công nhân, người lao động phải đạt được một năng suất lao động nhất định phù hợp với một độ dài ngày lao động nhất định và cường độ lao động nhất định. Khi muốn tạo ra và tăng thêm nguồn giá trị thặng dư thì phải kết hợp, thực hiện đồng thời làm việc với cường độ lao động phù hợp song song với việc tăng năng suất lao động kèm theo đó phải lao động  làm việc đủ giờ lao động trong ngày quy định.

Thứ hai, phải tập trung nhấn mạnh, coi trọng việc tăng năng suất lao động và trước hết là ở những ngành sản xuất tư liệu sản xuất  và những ngành thuộc sản xuất tư liệu sinh hoạt. Thời gian lao động cần thiết ở đây chính là thời gian bù lại những giá trị của tư liệu sinh hoạt cần thiết nhằm mở rộng, tái sản xuất sức lao động. Do vậy, muốn nhanh chóng rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết dẫn đến  kéo dài thêm thời gian lao động thặng dư để làm tăng giá trị thặng dư  thì cần phải hạ thấp giá của trị tư liệu sinh hoạt bằng cách làm tăng năng suất lao động và trước hết là ở những ngành sản xuất tư liệu về sinh hoạt để từ đó cải thiện hơn nữa đời sống của người lao động, góp phần làm tăng giá trị thặng dư tương đối nhằm tăng thêm nguồn tích lũy để có thể tiếp tục mở rộng tái sản xuất  và đầu tư thêm vào nhiều các ngành nghề khác nhau theo mong muốn.

 Thứ ba, cần nhận thức rõ ràng và đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng  của nhân tố vật chất và nhân tố con người trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra giá trị thặng dư. Quá trình sản xuất hàng hóa là sự thống nhất giữa quá trình lao động và quá trình làm tăng giá trị. Quá trình lao động của công nhân lao động tạo ra các giá trị sử dụng. Sức sản xuất lao động của người công nhân  lao động càng cao thì sẽ càng tạo ra được nhiều giá trị sử dụng trong một đơn vị thời gian nhất định. Sức sản xuất của người lao động được quyết định, chi phối bởi nhiều những yếu tố khác nhau như mức độ áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất, trình độ khéo léo trung bình của công nhân … Bởi vậy, muốn có nhiều của cải, nhiều giá trị sử dụng cần phải coi trọng giáo dục đào tạo, coi trọng khoa học công nghệ, cải tiến tổ chức và quản lý.

Thứ tư, trong thời kỳ quá độ nền kinh tế ở nước ta, trong một chừng mực nào đó, quan hệ bóc lột chưa thể bị xóa bỏ ngay lập tức, sạch trơn theo những cách tiếp cận giáo điều và cứng nhắc như cũ. Nền kinh tế nhiều thành phần ngày càng phát triển thì càng cho thấy rõ rằng cho tới khi nào quan hệ bóc lột còn có tác dụng là giải phóng được sức sản xuất và thúc đẩy được lực lượng sản xuất phát triển thì cho tới khi đó, dù không muốn nhưng vẫn còn phải chấp nhận sự hiện diện của nó trong nền sản xuất.

Thứ sáu, mặt khác, cũng phải bảo vệ những quyền chính đáng của cả người lao động lẫn giới chủ sử dụng lao động bằng luật và bằng các chế tài thật cụ thể mới bảo đảm công khai, minh bạch và bền vững. Những mâu thuẫn về lợi ích trong quá trình sử dụng lao động là một thực tế, việc phân xử các mâu thuẫn ấy như thế nào để tránh những xung đột không cần thiết cũng lại là một yêu cầu cấp thiết hiện nay, thể hiện trong bản chất của chế độ mới. Bảo vệ được những quyền lợi chính đáng, những quyền lợi được luật pháp bảo vệ, của tất cả các bên trong quan hệ lao động là một bảo đảm cho việc vận dụng một cách hợp lý quan hệ bóc lột trong điều kiện hiện nay, đồng thời cũng là những đóng góp cơ bản nhất cho cả quá trình hoàn thiện và xây dựng mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Ví dụ về giá trị thặng dư

Để sản xuất ra sợi dệt , một doanh nghiệp tư bản đã đầu tư và lên cho các yếu tố, nguyên liệu sản xuất như sẽ tiến hành mua 10kg bông với số tiền là 20USD; mua sức lao động của công nhân làm thuê một ngày lao động trong 8 giờ với số tiền là 5 USD; số tiền chi cho hao mòn máy múc để sản xuất chuyển 10kg bông được thành sợi dệt là 5 USD.

Đưa ra giả sử rằng trong thời gian là 4 giờ đầu của ngày lao động, bằng sức lao động cụ thể của mình, người công nhân với nhiệm vụ vận hành máy móc tiến hành chuyển được 10kg bông thành sợi dệt với giá trị là 20 USD, bên cạnh đó,  bằng lao động trừu tượng của chính bản thân mình, người công nhân đó tạo ra thêm được một lượng giá trị mới là 5 USD, khấu hao mòn máy móc là 5 USD. Như vậy thì ta có giá trị của sợi dệt lúc này là 30 USD. Tuy nhiên, nếu quá trình lao động dừng lại, đến đây là kết thúc thì nhà tư bản hay doanh nghiệp sẽ không có lợi và lúc này, người công nhân lao động không bị nhà tư bản bóc lột. Theo giả định phía trên thì mỗi ngày lao động làm việc trong thời gian là 8 giờ nên người công nhân phải tiếp tục lao động thêm 4 giờ đồng hồ nữa. Theo đó, trong khoảng thời gian là 4 giờ này, nhà tư bản [ hay chủ doanh nghiệp]  chỉ cần phải đầu tư thêm 10 kg bông hết số tiền là 20 USD và hao mòn máy móc vớ số tiền là 5 USD để có thể chuyển 10kg bông nữa thành sợi dệt . Quá trình lao động sản xuất sợi dệt này tiếp tục diễn ra cho đến khi quá trình kết thúc, người công nhân lao động làm thuê lại tiếp tục tạo ra được số sản phẩm sợi dệt với giá trị là 30 USD nữa.

Như vậy, có thể thấy trong 8 giờ lao động  thì người công nhân này tạo ra được lượng sản phẩm sợi dệt có giá trị bằng giá trị của 20kg bông  thành sợi dệt với số tiền là 40 USD+ giá trị mới do sức lao động của công nhân tạo ra trong ngày là 10 USD + giá trị hai lần khấu hao máy móc là 10 USD = 60 USD.  Trong khi đó thì nhà tư bản chỉ  cần phải đầu tư 20kg bông có số tiền là 40 USD  với số tiền hao mòn máy móc hai lần là 10 USD và mua sức lao động của người lao động 5 USD. Tổng cộng là 55 USD;

So sánh với số tiền 55 USD mà tư bản đã ứng trước , sản phẩm sợi dệt mới thu được có giá trị lớn hơn là 5 USD [Tổng 60 USD của toàn giá trị – 55USD]. 5 USD này chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản thu được.Vậy, giá trị thặng dư là phần giá trị dôi ra ngoài giá trị hàng hoá sức lao động do người công nhân làm thuê tạo ra và bị các nhà tư bản coi là phần lợi nhuận chiếm đoạt và không trả tiền.

Trên đây là toàn bộ những giải đáp của chúng tôi về vấn đề giá trị thặng dư là gì? nếu còn có những thắc mắc cần giải đáp, đừng ngần ngại liên lạc với công ty Luật Hùng Sơn của chúng tôi qua 1900.6518, chúng tôi luôn sẵn sàng giúp bạn giải đáp mọi câu hỏi và thắc mắc liên quan.

Video liên quan

Chủ Đề