Bài Thực hành Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng

Lời giải bài tập Hóa học lớp 9 Bài 33: Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Hóa 9 Bài 33. Mời các bạn đón xem:

Giải Hóa 9 Bài 33: Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng

Video giải Hóa 9 Bài 33: Thực hành: Tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng

Thí nghiệm 1 trang 104 Hóa học 9: Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Lấy một ít [bằng hạt ngô] hỗn hợp đồng[II] oxit và cacbon [bột than gỗ] vào ống nghiệm.

+ Lắp đặt dụng cụ như hình:

+ Đun nóng đáy ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn.

+ Quan sát sự thay đổi màu của hỗn hợp phản ứng và hiện tượng xảy ra trong ống nghiệm đựng Ca[OH]2.

+ Mô tả hiện tượng xảy ra, giải thích và viết phương trình hóa học.

- Hiện tượng: Hỗn hợp CuO + C đun nóng có sự chuyển đổi từ màu đen → màu đỏ.

Dung dịch nước vôi trong vẩn đục.

Giải thích:

2CuO [đen] + C →to 2Cu [đỏ] + CO2

CO2 + Ca[OH]2 → CaCO3↓ + H2O

- Kết luận: Cacbon có tính khử.

Thí nghiệm 2 trang 104 Hóa học 9: Nhiệt phân muối NaHCO3

- Tiến hành thí nghiệm:

+ Lấy 1 thìa nhỏ muối NaHCO3 vào ống nghiệm.

+ Lắp dụng cụ như hình:

+ Đun nóng đáy ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn.

+ Quan sát hiện tượng xảy ra trên thành ống nghiệm và sự thay đổi ở ống nghiệm đựng Ca[OH]2.

+ Mô tả hiện tượng, giải thích và viết phương trình hóa học.

- Hiện tượng: Lượng muối NaHCO3 giảm dần → NaHCO3 bị nhiệt phân.

Phần miệng ống nghiệm có hơi nước ngưng đọng → có nước tạo ra.

Dung dịch Ca[OH]2 bị vẩn đục.

- Giải thích:

2NaHCO3 →to Na2CO3 + H2O + CO2.

Ca[OH]2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O.

- Kết luận: NaHCO3 dễ bị  nhiệt phân hủy.

 Thí nghiệm 3 trang 104 Hóa học 9: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua

* Phương án nhận biết 3 chất: NaCl, Na2CO3, CaCO3

- Đánh số thứ tự từng lọ mất nhãn, trích mỗi lọ một ít sang ống nghiệm đánh số tương ứng.

- Cho lần lượt từng mẫu thử vào nước:

+ Mẫu thử không tan là CaCO3.

+ Mẫu thử tan trong nước là NaCl và Na2CO3 [nhóm I].

- Tiếp tục cho dung dịch HCl lần lượt vào các dung dịch ở nhóm I

+ Nếu có khí thoát ra thì mẫu thử là Na2CO3

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O

+ Nếu không có hiện tượng gì xuất hiện, mẫu thử là NaCl.

- Dán nhãn các lọ hóa chất vừa xác định.

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 9 hay, chi tiết khác:

Bài 34: Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ 

Bài 35: Cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

Bài 36: Metan

Bài 37: Etilen

Bài 38: Axetilen

a. Kiến thức

Bằng thực nghiệm, kiểm chứng và khắc sâu kiến thức về:

- Cacbon khử đồng [II] oxit ở nhiệt độ cao.

- Nhiệt phân muối NaHCO3.

- Nhận biết muối cacbonat và muối clorua cụ thể.

b. Kỹ năng

- Rèn luyện kỹ năng về thực hành hóa học, giải bài tập thực hành hóa học, kỹ năng làm thí nghiệm với lượng nhỏ hóa chất.

- Rèn luyện kỹ năng quan sát, mô tả, giải thích hiện tượng và viết được các phương trình hóa học của thí nghiệm.

  • Lấy hóa chất lỏng bằng ống nhỏ giọt, không được để ống nhỏ giọt của lọ hóa chất này sâng lọ hóa chất khác.
  • Sử dụng axit HCl phải hết sức cẩn thận.
  • Mỗi thí nghiệm cần lấy đúng, đủ số lượng, loại hóa chất.
  • Khi nhỏ dung dịch vào ống nghiệm cần thao tác mọt cách từ từ, để quan sát hiện tượng được rõ ràng.
  • Thu hồi hóa chất, rửa ống nghiệm, vệ sinh phòng thí nghiệm sau khi kết thúc buổi thực hành.
  • Khi đun nóng ống nghiệm cần hơ nóng đều xung quanh ống nghiệm rồi mới đun tập trung tránh vỡ ống nghiệm.

- Cacbon khử đồng [II] oxit ở nhiệt độ cao:

CO khử CuO theo phương trình: CuO [đen]  +  CO   

  CO2  +     Cu [đỏ]

- Nhiệt phân muối NaHCO3:

Nhiều muối cacbonat [trừ cacbonat trung hoà của kim loại kiềm] dễ bị nhiệt phân huỷ giải phóng khí CO2

2NaHCO3 

Na2CO3 + H2O + CO2

- Nhận biết muối cacbonat và muối clorua cụ thể:

Nhận biết muối cacbonat bằng cách cho phản ứng với axit, với hiện tượng là tạo khí CO2 không màu, mùi hắc.

Lưu ý tính tan trong nước của các muối:  Na2CO3 tan trong nước; còn CaCO3 thì không tan.

2.1. Thí nghiệm 1: Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao

a. Dụng cụ, hóa chất

- Dụng cụ: Ống nghiệm, pipet, kẹp gỗ, đèn cồn, bộ dụng cụ như hình 3.9 trang 83.

- Hóa chất: CuO, C, Ca[OH]2.

b. Các bước tiến hành

- Lấy một ít [bằng hạt ngô] hỗn hợp đồng [II] oxit và cacbon [bột than gỗ] vào ống nghiệm.

- Lắp đặt dụng cụ như hình 3.9 trang 83.

- Đun nóng đáy ống ngiệm bằng ngon lửa đèn cồn.

- Quan sát sự thay đổi màu của hỗn hợp và hiên tượng xảy ra trong ống nghiệm đựng Ca[OH]2

c. Hiện tượng

Hỗn hợp chất rắn trong ống nghiệm chuyển từ màu đen sang màu đỏ, khí sục vào làm cho dd Ca[OH]2 vẫn đục trắng.

d. Giải thích

Vì đã có các phản ứng

C + 2CuO 

 CO2 + 2Cu

CO2 + Ca[OH]2 → CaCO3 + H2O

2.2. Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3

a. Dụng cụ, hóa chất

- Dụng cụ:  Ống nghiệm, pipet, kẹp gỗ.

- Hóa chất: Dung dịch Cu[OH]2, HCl.

b. Các bước tiến hành

- Lấy một thìa nhỏ NaHCO3 vào ống nghiệm. 

- Lắp dụng cụ như hình 3.16 trang 89.

- Đun nóng đáy ống nghiệm bằng ngọn lửa đèn cồn.

- Quan sát hiện tượng xảy ra trên thành ống nghiệm và sự thay đổi ở ống nghiệm đựng Ca[OH]2

c. Hiện tượng

Bọt khí được tạo thành đi qua ống dẫn sục vào dd Ca[OH]2 làm cho dung dịch vẩn đục

d. Giải thích

Do xảy ra các phản ứng sau

2NaHCO3  Na2CO3 + H2O + CO2

CO2 + Ca[OH]2 → CaCO3 + H2O 

2.3. Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua

Có 3 lọ đựng các chất rắn ở dạng bột là NaC, Na2CO3 và CaCO3. Hãy làm thí nghiệm nhận biết mỗi chất trong các lọ trên.

Phương pháp nhận biết:

- HCl:

  • Không có khí → NaCl
  • Có khí → Na2CO3, CaCO3

- H2O:

  • Tan: Na2CO3
  • Không tan: CaCO3

a. Dụng cụ, hóa chất

- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, thìa lấy hóa chất.

- Hóa chất: NaCl, Na2CO3, CaCO3, HCl, nước cất.

b. Các bước tiến hành

  + Đánh số các lọ hóa chất và ống nghiệm.

   + Lấy 1 thìa mỗi chất vào ống nghiệm có số tương ứng.

   + Nhỏ 2ml dd HCl vào mỗi ống nghiệm:

- Nếu không có khí thoát ra → NaCl.

- Có khí thoát ra → Na2CO3, CaCO3

   + Lấy một thìa hóa chất trong 2 lọ còn lại cho vào ống nghiệm.

   + Cho 2ml nước cất, lắc nhẹ:

- Chất rắn tan → nhận ra Na2CO3

- Chất rắn không tan → nhận ra CaCO3

c. Giải thích

Các phương trình hóa học đã xảy ra là:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + H2O + CO2

CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

Sau bài học cần nắm:

  • Kĩ năng tiến hành thí nghiệm, quan sát hiện tượng phản ứng, giải thích và rút ra kết luận về những tính chất hóa học của phi kim và hợp chất của chúng
  • Khẳng định tính đúng đắn về lý thuyết đã học.
  • Vận dụng vào giải thích các hiện tượng có liên quan.
  • Nâng cao kỹ năng thực hành thí nghiệm, rút kinh nghiệm cho lần sau.

Bài giảng Hoá 9 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học Chương 3 Hóa 9 Hoá học 9 Phi kim

Nếu bài viết bị lỗi. Click vào đây để xem bài viết gốc.

Video liên quan

Chủ Đề