Bài tập tính phí bảo hiểm hàng hóa

Bài Tập Môn Kinh Tế Bảo Hiểm và Đáp Án Chi Tiết CỰC HAY chương trình Đại Học hiện hành. Tự học Online xin giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn tham khảo Bài Tập Môn Kinh Tế Bảo Hiểm và Đáp Án Chi Tiết CỰC HAY..

Tải Xuống  

Bài tập tính phí bảo hiểm hàng hóa

Bài 1.                  

Một lô hàng kính xuất khẩu được bảo hiểm ngang giá trị với tổng số tiền bảo hiểm (giá CIF) là 1.000.000 USD được chở trên một con tàu (đã được bảo hiểm ngang giá trị với số tiền bảo hiểm là 1.100.000USD). Trong chuyến hành trình, tàu gặp bão và bị mắc cạn, thân tàu hư hỏng phải sửa chữa tại cảng đến hết 50.000USD, một số kính bị vỡ, thiệt hại 63.000 USD. Để thoát nạn, thuyền trưởng ra lệnh phải ném một số hàng hoá của chủ hàng xuống biển trị giá 150.000USD, chi phí có liên quan là 3.700 USD. Đồng thời cho tàu hoạt động với công suất tối đa, làm nổ nồi hơi, phải sửa hết 45.000 USD.

Yêu cầu:     – Phân bổ tổn thất chung

– Hãy xác định số tiền bồi thường thực tế của mỗi công ty bảo hiểm?

Biết rằng:    – Chủ tàu mua bảo hiểm tại công ty BH A;

– Chủ hàng mua bảo hiểm tại công ty BH B;

– Các chủ tàu và chủ hàng đều mua BH theo điều kiện mọi rủi ro.

BÀI GIẢI:

Bước 1:  Xác định giá trị TTC (Gt )

                   Gt = 150.000 + 45.000 + 3.700 = 198.700 (USD)

Bài tập tính phí bảo hiểm hàng hóa

Bước 2:  Xác định giá trị chịu phân bổ TTC (Gc )

          Gc = (1.100.000 + 1.000.000) – (50.000 + 63.000) = 1.987.000 (USD)

Bước 3:  Xác định tỷ lệ phân bổ TTC ( t )

          t =198.700x 100 = 10 (%)
1.987.000

Bước 4: Xác định mức đóng góp TTC của mỗi  bên (Mi ):

          Mtàu = (1.100.000 – 50.000) x 10% = 105.000 (USD)

          Mhàng = (1.000.000 – 63.000) x 10% = 93.700 (USD)

Bước 5: Xác định số tiền bỏ ra (hay thu về) của mỗi  bên (Si )

          Stàu = (45.000 + 3.700) – 105.000 =     – 56.300 (USD)

          Shàng = 150.000 – 93.700 =                  + 56.300 (USD)

Bước 6: Xác định số tiền BH bồi thường cho mỗi  bên (theo điều kiện BH)

          BH A bồi thường chủ tàu = 50.000 + 105.000 = 155.000 (USD)

          BH B bồi thường chủ hàng = 63.000 + 93.700 = 156.700 (USD)

* Nếu chủ hàng mua BH theo tỷ lệ 80%:

          BH B bồi thường chủ hàng = 63.000 x 80% + 93.700 = 144.100 (USD)

* Nếu chủ hàng mua BH theo chế độ miễn thường:

– Miễn thường không khấu trừ:

  1. Miễn thường khụng khấu trừ 10.000 USD (1%):

          BH B bồi thường chủ hàng = 63.000 + 93.700 = 156.700 (USD)

  1. Miễn thường không khấu trừ 70.000 USD (7%):

          BH B bồi thường chủ hàng = 63.000 + 93.700 = 156.700 (USD)

– Miễn thường có khấu trừ:

  1. Miễn thường có khấu trừ 10.000 USD (1%):

          BH B bồi thường chủ hàng = (63.000 – 10.000) + 93.700 = 146.700 (USD)

  1. Miễn thường có khấu trừ 70.000 USD (7%):

          BH B bồi thường chủ hàng = 93.700 USD

Bài 2.

Một lô hàng xuất khẩu được bảo hiểm ngang giá trị với tổng số tiền bảo hiểm (giá CIF) là 260.000 USD, trong đó của:

      + Chủ hàng X: 100.000USD.

      + Chủ hàng Y:   80.000USD.

      + Chủ hàng Z:   80.000 USD.

Giá trị con tàu trước khi rời cảng là 200.000 USD. Trong chuyến hành trình, tàu bị đâm va, vỏ tàu bị hỏng nên nước biển tràn vào làm cho chủ hàng X thiệt hại 10.000 USD; chủ hàng Z thiệt hại 6.000 USD. Thuyền trưởng ra lệnh dùng 2 kiện hàng trị giá 8.000 USD của chủ hàng Y để bịt lỗ thủng. Về đến cảng, chủ tàu phải sửa chữa hết 20.000 USD và thuyền trưởng tuyên bố đóng góp tổn thất chung.

Yêu cầu: Hãy xác định mức đóng góp tổn thất chung của mỗi bên và số tiền phải bồi thường thực tế của mỗi công ty bảo hiểm?

Biết rằng:

– Chủ hàng X mua bảo hiểm theo điều kiện C

– Chủ hàng Y và Z mua bảo hiểm theo điều kiện B

– Chủ tàu mua bảo hiểm ngang giá trị theo điều kiện mọi rủi ro (ITC)

BÀI GIẢI:

Bước 1:  Xác định giá trị TTC (Gt )

          Gt = 8.000 USD

Bước 2:  Xác định giá trị chịu phân bổ TTC (Gc )

          Gc = (200.000 + 260.000) – (10.000 + 6.000 + 20.000) = 424.000 (USD)

Bước 3:  Xác định tỷ lệ phân bổ TTC ( t )

t =8.000x 100 = 1,8868 (%)
424.000

Bước 4: Xác định mức đóng góp TTC của mỗi  bên (Mi – chỉ số i là các bên liên quan đến TTC):

          Mtàu   = (200.000 – 20.000) x 1,8868 %        = 3.396,24 (USD)

          MX     = (100.000 – 10.000) x 1,8868 %        = 1.698,12 (USD)

          MY     = 80.000 x 1,8868 %                          = 1.509,44 (USD)

          MZ     = (80.000 – 6.000) x 1,8868 %            = 1.396,23 (USD)

Bước 5: Xác định số tiền bỏ ra (hay thu về) của mỗi  bên (Si – chỉ số i là các bên liên quan đến TTC)

          Stàu     = – 3.396,24 USD

          SX      = – 1.698,12 USD

          SY      = 8.000 – 1.509,44 = 6.490,56 (USD)

          SZ      = – 1.396,23 USD

Bước 6: Xác định số tiền BH bồi thường cho mỗi  bên (theo điều kiện BH)

          BH bồi thường chủ tàu = 20.000 + 3.396,24 = 23.396,24 (USD)

          BH bồi thường chủ hàng X = 1.698,12 USD (theo ĐKBH C, TTR không được BH bồi thường)

          BH bồi thường chủ hàng Y = 1.509,44 USD

          BH bồi thường chủ hàng Z = 6.000 + 1.396,23= 7.396,23(USD)

Bài 3.

Hai tàu A và B bị đâm va, lỗi và thiệt hại của các bên như sau:

Lỗi và thiệt hại
1. Lỗi20%80%
2. Thiệt hại thân tàu3200 USD2400USD
3. Thiệt hại kinh doanh600 USD
4. Thiệt hại hàng hoá2000 USD1.000 USD

Yêu cầu: Xác định số tiền phải bồi thường của mỗi công ty bảo hiểm và số tiền còn thiệt hại của mỗi chủ tàu, nếu vụ đâm va trên giải quyết theo trách nhiệm chéo / đơn?

Biết rằng:

  1. Chủ tàu A mua bảo hiểm vật chất thân tàu ngang giá trị theo điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro và bảo hiểm trách nhiệm dân sự ở mức 3/4tại công ty bảo hiểm X. b. Chủ tàu B mua bảo hiểm vật chất thân tàu ngang giá trị theo điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro và bảo hiểm trách nhiệm dân sự ở mức 3/4tại công ty bảo hiểm Y.

Bài 4.

Hai tàu A và B bị đâm va, lỗi và thiệt hại của các bên như sau:

Lỗi và thiệt hạiTàu ATàu B
1. Lỗi40 %60%
2. Thiệt hại thân tàu32.000 USD30.000USD
3. Thiệt hại kinh doanh8.000 USD6.000 USD
4. Thiệt hại hàng hoá20.000 USD10.000 USD

Yêu cầu: Xác định số tiền phải bồi thường của mỗi công ty bảo hiểm và số tiền còn thiệt hại của mỗi chủ tàu, nếu vụ đâm va trên giải quyết theo trách nhiệm chéo?

Biết rằng:

– Chủ tàu A mua bảo hiểm vật chất thân tàu ngang giá trị, theo điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu với mức trách nhiệm 3/4 ở công ty bảo hiểm X

– Chủ tàu B mua bảo hiểm vật chất thân tàu ngang giá trị, theo điều kiện bảo hiểm mọi rủi ro và bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ tàu với mức trách nhiệm 3/4 ở công ty bảo hiểm  Y.

– Hàng hoá trên tàu A được bảo hiểm ngang giá trị, theo điều kiện C tại công ty bảo hiểm N.

– Hàng hoá trên tàu B được bảo hiểm ngang giá trị, theo điều kiện B tại công ty bảo hiểm M.

Bài 5.

          Xe ô tô M tham gia bảo hiểm toàn bộ tổng thành thân vỏ xe, tổng thành động cơ và bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ 3 ở công ty bảo hiểm A từ ngày 1/1/2003. Số tiền bảo hiểm thân vỏ xe bằng 50% và số tiền bảo hiểm tổng thành động cơ bằng 15% so với giá trị thực tế  xe. Ngày 5/10/2003, xe bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm. Tổng thành thân vỏ thiệt hại toàn bộ, tổng thành động cơ hư hỏng thiệt hại 15.000.000 đồng.

Yêu cầu : Hãy xác định số tiền bồi thường thực tế của công ty bảo hiểm A ?

Biết rằng: Khi tham gia bảo hiểm giá trị thực tế chiếc xe là 400.000.000 đồng và xe còn mới nguyên. Tỷ lệ khấu hao của xe là 5% mỗi năm.

Bài giải:

Nguyên giá xe M = 400.000.000 đ

Giá trị xe M ngay trước khi xảy ra tai nạn =

400.000.000 – 400.000.000 x 5% : 12 x 9 = 385.000.000 (đ)

Công ty BH A bồi thường:

  • Thiệt hại thân vỏ: 385.000.000 x 50 % = 192.500.000 (đ)
  • Thiệt hại động cơ: 15.000.000 đ < 400.000.000 x 15% = 60.000.000 (đ)

Tổng số tiền bồi thường = 192.500.000 + 15.000.000 = 207.500.000 (đ)

Bài 6.

Chủ xe ô tô M tham gia bảo hiểm toàn bộ tổng thành thân vỏ xe và bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty bảo hiểm X từ ngày 17/1/2009. Số tiền bảo hiểm thân vỏ xe bằng 51% so với giá trị thực tế của xe. Ngày 26/10/2009 xe M đâm va với xe B, theo giám định xe M có lỗi 60% và hư hỏng toàn bộ, giá trị tận thu là 12.000.000đ; Lái xe M bị thương phải nằm viện điều trị, chi phí điều trị và thiệt hại thu nhập hết 22.000.000đ. Xe B có lỗi 40%, hư hỏng phải sửa chữa hết 50.000.000đ, thiệt hại kinh doanh là 10.000.000đ. Chủ xe B mua bảo hiểm toàn bộ vật chất thân xe và bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đối với người thứ ba tại công ty bảo hiểm Y.

Yêu cầu:

Hãy xác định số tiền phải bồi thường thực tế của mỗi công ty bảo hiểm và số tiền còn thiệt hại của mỗi chủ xe?

Biết rằng:

Xe M đã sử dụng được 4 năm, khi tham gia bảo hiểm giá trị toàn bộ thực tế của xe là 640.000.000đ. Tỷ lệ khấu hao của xe mỗi năm là 5%. Các công ty bảo hiểm đều khống chế mức trách nhiệm của mình ở mức: 50.000.000đ/tài sản vụ tai nạn và 50.000.000đ/người/vụ tai nạn.

Bài giải:

Nguyên giá xe M = 640 : (100 – 4 x 5) x 100 = 800 (tr.đ)

Thiệt hại của xe M:

          Tài sản: 640 – 800 x 5% :12 x 9 – 12 = 598 (tr.đ)

Con người: 22 tr.đ

Tổng thiệt hại: 598 + 22 = 620 (tr.đ)

Thiệt hại của xe B: 50 + 10 = 60 (tr.đ)

Số tiền TNDS của xe M (đối với tài sản): 60 x 60% = 36 (tr.đ)

Số tiền TNDS của xe B: – đối với tài sản: 598 x 40% = 239,2 (tr.đ)

                                      – đối với con người: 22 x 40% = 8,8 (tr.đ)

                             Tổng số: 239,2 + 8,8 = 248 (tr.đ)

Số tiền cụng ty BH X bồi thường:

  • Về TNDS: 36 tr.đ
  • Về vật chất: 598 x 51% – 239,2 x 51% = 182,988 (tr.đ)

Tổng số tiền bồi thường = 36 + 182,988 = 218,988 (tr.đ)

Số tiền công ty BH Y bồi thường:

  • Về TNDS: + đối với tài sản: 50 tr.đ

+ đối với con người: 8,8 tr.đ

  • Về vật chất: 50 – 50 x 60% = 20 (tr.đ)

Tổng số tiền bồi thường = 50 + 8,8 + 20 = 78,8 (tr.đ)

Thiệt hại của chủ xe M: (620 + 36) – (218,988 + 248) = 199,012 (tr.đ)

Thiệt hại của chủ xe B: (60 + 248) – (36 + 78,8) = 193,2 (tr.đ)

Bài 7.

          Hợp đồng bảo hiểm tử kỳ:

  • Thời hạn: 5 năm
  • Số tiền bảo hiểm: 50.000.000 đ
  • Tuổi người được bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm: 40
  • Lãi suất kĩ thuật: 6%/năm.

Theo bảng tỉ lệ tử vong:

l40 = 97931l43 = 97673
l41 = 97847l44 = 97578
l42 = 97762l45 = 97477

          Yêu cầu: Hãy xác định mức phí thuần nộp hàng năm?

b1- Tính phí thuần nộp một lần trong bảo hiểm tử vong có kỳ hạn xác định:

               (1)

Trong đó:

Sb – là STBH;

lx – số người sống ở độ tuổi x tham gia bảo hiểm;

i – lãi suất kỹ thuật;

n- là thời hạn bảo hiểm;

d(x+j-1) – là số người chết ở độ tuổi (x+j-1) đến (x+j);

b2- Tính phí thuần nộp hàng năm trong bảo hiểm tử vong có kỳ hạn xác định:

              (2)

b6- Tính phí thuần nộp một lần trong bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp.

    fg = fa + fA           (9)  = (1) + (8)

           (8)

Trong đó: fA – là phí thuần bảo hiểm sinh kỳ thuần tuý

Sb– Là STBH;

i – Lãi suất kỹ thuật

n – Thời hạn bảo hiểm

lx – Số sống ở độ tuổi x;

ln – Số sống ở độ tuổi n;

b7- Tính phí thuần nộp định kỳ trong bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp

       fh = fb + fB   (11) = (2) + (10)

                  (10)

Bài giải:

Cụng thức tính phí thuần nộp hàng năm trong bảo hiểm tử vong có kỳ hạn xác định:

dx = lx – lx+1

d40 = l40 – l41 = 97931 – 97847 = 84 (người)

d41 = l41 – l42 = 97847 – 97762 = 85 (người)

d42 = l42 – l43 = 97762 – 97673 = 89 (người)

d43 = l43 – l44 = 97673 – 97578 = 95 (người)

d44 = l44 – l45 = 97578 – 97477 = 101 (người)

f40 =84 x (1/1,06) + 85 x (1/1,06)2 + 89 x (1/1,06)3 + 95 x (1/1,06)4 + 101 x (1/1,06)5x 50.000.000
97931 + 97847 x (1/1,06) + 97762 x (1/1,06)2 + 97673 x (1/1,06)3 + 97578 x (1/1,06)4

= 43.563 (đ/người)

Bài 8.

           Gia đình ông A có 3 người, ngày 1/1/2010 ông quyết định mua bảo hiểm nhân thọ cho người trong gia đình tại công ty bảo hiểm nhân thọ B.

a/ Ông A ở độ tuổi 40, tham gia bảo hiểm tử vong có kỳ hạn xác định 5 năm, phí nộp hàng năm, số tiền bảo hiểm mỗi người là 50.000.000 đồng.

b/ Con ông A ở độ tuổi 18, mua bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp với thời hạn 5 năm, phí nộp một lần, số tiền bảo hiểm là 40.000.000 đồng.

Yêu cầu: Hãy xác định tổng số phí bảo hiểm mà gia đình ông A phải nộp  tại thời điểm ký hợp đồng (1/1/2010)?

Biết rằng:

a/ Lãi suất kỹ thuật là 4%/năm; phí hoạt động (h) là 10%.

b/ Tỷ lệ tử vong dùng để tính phí bảo hiểm của các độ tuổi và các năm thể hiện ở bảng sau:

Tuổi(x)Tỷ lệ tử vong qx (%0)Tuổi (x)Tỷ lệ tử vong qx (%0)
180,6403,2
191,2413,6
201,6424,2
211,8434,4
222,0444,6
232,4454,8

Bài giải:

a/ Cụng thức tính phí thuần nộp hàng năm trong bảo hiểm tử vong có kỳ hạn xác định:

–  Tỷ lệ tử vong ở độ tuổi x:

qx =  ® dx = qx  x lx

–  Số người tử vong giữa độ tuổi x và x+1

dx = lx – lx + 1 ® lx+1  = lx – dx

xqx (%0)lxdx
403,210003,200
413,6996,83,588
424,2993,2124,171
434,4989,0414,352
444,6984,6894,530
454,8980,159 
f40 =3,2 x (1/1,04) + 3,588 x (1/1,04)2 + 4,171 x (1/1,04)3 + 4,352 x (1/1,04)4 + 4,53 x (1/1,04)5x 50.000.000
1000 + 996,8 x (1/1,04) + 993,212 x (1/1,04)2 + 989,041 x (1/1,04)3 + 984,689 x (1/1,04)4

= 190.809 (đ/người)

P40 = f40 + h = f40 + 10% P40  ® P40 = f40 / 0,9 = 190.809 / 0,9 = 212.010 (đ/người)

b/ Cụng thức tính phí thuần nộp một lần trong bảo hiểm nhân thọ hỗn hợp.

    fg = fa + fA           (9)  = (1) + (8)

           (8)

xqx (%0)lxdx
180,610000,600
191,2999,41,199
201,6998,2011,597
211,8996,6041,794
222,0994,811,990
232,4992,82 

f18 = [0,6 x (1/1,04) + 1,199 x (1/1,04)2 + 1,597 x (1/1,04)3 + 1,794 x (1/1,04)4 + 1,99 x (1/1,04)5 + 992,82x (1/1,04)5] : 1000 x 40.000.000 = 32.892.000 (đ/người)

P18 = f18 + h = f18 + 10% P18 

® P18 = f18 / 0,9 = 32.892.000 / 0,9 = 36.546.667 (đ/người)

Tổng số phí bảo hiểm mà gia đình ông A phải nộp tại thời điểm ký hợp đồng =

212.010 + 36.546.667 = 36.758.677 (đ) » 36.759.000 đ

Bài 9. Tình hình sản xuất lúa của 1 nông trường quốc doanh trong vòng 5 năm như sau:

Chỉ tiêuĐ.vị tính20022003200420052006
1. Sản  lượng lúa – QiTấn5.5004.0005.7505.2504.500
2. DTGT lúa – Siha1.0001.0001.0001.0001.000
3. Năng suất lúa – WiTấn/ha5,504,005,755,254,50

Yêu cầu: Hãy xác định phí bảo hiểm cho 1 ha lúa?

Biết rằng: Giá lúa bình quân 5 năm nêu trên là 1.500đ/kg; d = 20%. Giả thiết: Năm 2007 nông trường tham gia bảo hiểm bằng giá trị sản lượng thu hoạch thực tế bình quân của 5 năm trên.

  1. Nếu áp dụng chế độ bảo hiểm bồi thường theo tỷ lệ k (ví dụ k = 70%):

Bước 1. Sản lượng thu hoạch thực tế bình quân tính trên 1 ha lúa:                

W =å Qi=5.500 + 4.000 + 5.750 + 5.250 + 4.500= 5 (T/ha)
å Si1.000 + 1.000 +1.000 + 1.000 + 1.000

Bước 2: Xác định sản lượng tổn thất bình quân trên 1 đơn vị bảo hiểm.

Trong 5 năm trên, chỉ có 2 năm 2003 và 2006 là tổn thất, vì mức năng suất đều nhỏ hơn mức bình quân (W = 5tấn/ha). Do đó:

Qt =å (W – Wt) x Stx k =(5  – 4) x 1.000 + (5  – 4,5) x 1.000x 70% = 0,21 (T/ha)
å Si1.000 + 1.000 +1.000 + 1.000 + 1.000

Bước 3: Xác định  tỷ lệ phí bồi thường bình quân (tỷ lệ phí thuần) (T)

T =Qtx 100 =0,21x 100 = 4,2 (%)
W5

Bước 4: Xác định mức phí thuần (f)

f =   T x Sb

f = T x W x P =  Qt x P

f = 0,21  x 1.500.000 = 315.000đ/ha

Suy ra: d = 315.000 x 20/80 = 78.750 đ/ha.

Vậy: F = 315.000 + 78.750 = 393.750đ/ha (nếu bảo hiểm  mọi rủi ro)

  1. Nếu áp dụng chế độ bảo hiểm miễn thường có khâu trừ (M = 10%):

Bước 1. Sản lượng thu hoạch thực tế bình quân tính trên 1 ha lúa:                

W =å Qi=5.500 + 4.000 + 5.750 + 5.250 + 4.500= 5 (T/ha)
å Si1.000 + 1.000 +1.000 + 1.000 + 1.000

Bước 2: Xác định sản lượng tổn thất bình quân trên 1 đơn vị bảo hiểm.

M = 10% , chỉ có năm 2003 là tổn thất do đó:

Qt =å (W – Wt – M x W) x St=(5  – 4 – 10% x 5) x 1.000= 0,1 (T/ha)
å Si1.000 + 1.000 +1.000 + 1.000 + 1.000

Bước 3: Xác định  tỷ lệ phí bồi thường bình quân (tỷ lệ phí thuần) (T)

T =Qtx 100 =0,1x 100 = 2 (%)
W5

Bước 4: Xác định mức phí thuần (f)

f =   T x Sb

f = T x W x P =  Qt x P

f = 0,1 x 1.500.000 = 150.000đ/ha

Suy ra: d = 150.000 x 20/80 = 37.500 đ/ha.

Vậy: F = 150.000 + 37.500 = 187.500 đ/ha (nếu bảo hiểm  mọi rủi ro)

  1. Nếu áp dụng chế độ bảo hiểm miễn thường không khấu trừ (M = 10%).

Bước 1. Sản lượng  thu hoạch  thực tế bình quân tính trên 1 ha lúa:     

W =å Qi=5.500 + 4.000 + 5.750 + 5.250 + 4.500= 5 (T/ha)
å Si1.000 + 1.000 +1.000 + 1.000 + 1.000

Bước 2: Xác định sản lượng  tổn thất bình quân trên 1 đơn vị bảo hiểm.

Qt =å (W – Wt) x St=(5  – 4) x 1.000= 0,2 (T/ha)
å Si1.000 + 1.000 +1.000 + 1.000 + 1.000

Bước 3: Xác định  tỷ lệ phí bồi thường bình quân (tỷ lệ phí thuần) (T)

T =Qtx 100 =0,2x 100 = 4 (%)
W5

Bước 4: Xác định mức phí thuần (f)

f =   T x Sb

f = T x W x P =  Qt x P

f = 0,2 x 1.500.000 = 300.000đ/ha

Suy ra: d = 300.000 x 20/80 = 75.000 đ/ha

Vậy: F= 300.000 + 75.000 = 375.000 đ/ha (nếu bảo hiểm  mọi rủi ro)

Bài 10. Tình hình sản xuất lúa ở huyện A trong vòng 5 năm như sau:

Chỉ tiêuĐơn vị20072008200920102011
1.Sản lượng lúaTấn12.0009.80010.80014.7008.100
2. Năng suất lúaT/ ha7,405,906,908,305,50
3. Giá lúađ/kg1.7001.90020002.1002.300

          Yêu cầu: 

  1. Xác định phí bảo hiểm phải nộp tính trên một ha lúa năm 2012 theo chế độ bảo hiểm miễn thường có khấu trừ 10 %?
  2. Giả thiết năm 2012 huyện này tham gia bảo hiểm 1600 ha lúa theo mức phí đã tính được như ở trên và giá trị bảo hiểm bình quân mỗi ha bằng giá trị sản lượng thu hoạch thực tế bình quân 5 năm trước, hãy xác định mức lỗ (lãi) của công ty bảo hiểm?

Biết rằng:

  1. Phụ phí là 12%.
  2. Năm 2004 có 60 ha lúa bị tổn thất toàn bộ thuộc phạm vi bảo hiểm, giá trị tận thu mỗi ha là 500.000đ và 20 ha lúa bị tổn thất 20% sản lượng. Chi phí quản lý phân bổ là 10% và thuế VAT 10% so với tổng mức phí thu. Tiền lãi do đầu tư mang lại là 25.000.000đ.

Từ khóa tìm kiếm: Môn Kinh Tế Bảo Hiểm, Toán Kinh Tế Bảo Hiểm, Đáp Án Môn Kinh Tế Bảo Hiểm, Kinh Tế Bảo Hiểm, Khoa Bảo Hiểm Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Ngành Bảo Hiểm Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, Khoa Bảo Hiểm Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân