Bác sĩ giỏi là bác sĩ như thế nào năm 2024

Bạn đặc biệt yêu thích, quan tâm rất nhiều về ngành Y khoa, mong muốn sẽ trở thành bác sĩ trong tương lai. Và những tố chất phù hợp với ngành Y khoa là gì? là một trong những nỗi băn khoăn của các bạn “trót yêu” và quyết tâm chọn ngành học cao quý này.

Y khoa là một ngành đặc thù liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Do đó ngành Y khoa đòi hỏi người học năng lực và những tố chất nhất định để có thể đảm nhiệm tốt vai trò trong quá trình điều trị bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng.

Bên cạnh những yêu cầu về năng lực chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, niềm đam mê, bác sĩ trước hết phải là người có tấm lòng nhân ái, có phẩm chất đạo đức và hành nghề theo đạo đức nghề nghiệp. Dưới đây là những tố chất bạn cần phải có và phải học tập, rèn luyện không ngừng để có thể trở thành bác sĩ giỏi, thành công trong nghề nghiệp.

Hướng nghiệp nghề bác sĩ: Những tố chất phù hợp với ngành Y khoa

Tấm lòng nhân từ, yêu thương bệnh nhân

Xã hội đề cao và xếp “Nghề y là một nghề đặc điệt, cần được tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt”. Bởi đây là ngành liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng con người.

Cụm từ “Lương y như từ mẫu” không chỉ thể hiện kỳ vọng, niềm tin của xã hội dành cho những người hành nghề Y mà còn là một trong những đức tính quan trọng cần có của một người bác sĩ.

Để trở thành một bác sĩ giỏi, ngoài năng lực chuyên môn bạn còn phải có lòng nhân ái, có khả năng thấu cảm với hoàn cảnh và nỗi đau của bệnh nhân. Chỉ có như thế bạn mới có thể phát huy hết khả năng, tận tâm chăm sóc và hết lòng chữa trị cho bệnh nhân.

Khoa y Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Sức khoẻ tốt, có thể làm việc dưới áp lực cao

Bất cứ ai cũng cần khoẻ mạnh nhưng riêng bác sĩ với đặc thù nghề nghiệp chăm sóc sức khoẻ cho người khác cần đặc biệt quan tâm nhiều hơn đến sức khoẻ của bản thân.

Khoẻ ở đây không chỉ được hiểu về thể chất mà tinh thần của người hành nghề y cũng phải thật vững chãi, chịu được những căng thẳng và áp lực do tính chất công việc mang lại.

Cẩn trọng, tỉ mỉ, khéo léo

Bác sĩ là người trực tiếp thăm khám, chẩn đoán và chữa bệnh cho bệnh nhân, do đó mỗi quyết định của bác sĩ đều liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng con người. Sự tỉ mỉ, cận trọng của bác sĩ trong suốt quá trình thăm khám, chẩn đoán sẽ hạn chế tối đa những sai lầm không đáng có khi đưa ra nhận định và phác đồ điều trị cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, với bác sĩ, đặc biệt là bác sĩ chuyên về phẩu thuật thì sự khéo léo là yếu tố cần thiết, góp phần giúp bác sĩ hoàn thành tốt kíp mổ, tăng tỉ lệ thành công.

Sự can đảm

Để theo đuổi ngành Y, bạn không nhất thiết phải có tinh thần thép nhưng tối thiểu bạn không được sợ máu. Hành nghề Y đồng nghĩa với việc bạn sẽ đối mặt với vô số các ca chấn thương, tai nạn ở nhiều mức độ khác nhau do đó gặp máu là yếu tố không thể tránh được.

Mặc dù vậy, trong trường hợp bạn sợ máu nhưng vẫn muốn đeo đuỗi ngành Y thì trong quá trình 6 năm học ngành Y khoa, bạn sẽ được toi rèn để dần quen với điều này. Ngoài ra, cơ hội nghề nghiệp của ngành Y khoa rất rộng, bạn hoàn toàn có thể làm những công việc khác nhau như chẩn đoán bệnh qua kính hiển vi hay bác sĩ siêu âm chẩn đoán bệnh qua hình ảnh…

Sinh viên tốt nghiệp ngành Y phải có khả năng giao tiếp hiệu quả với người bệnh, người nhà, đồng nghiệp

Khả năng giao tiếp

Sinh viên tốt nghiệp ngành Y phải có khả năng giao tiếp hiệu quả với người bệnh, người nhà, đồng nghiệp và cộng đồng. Khả năng giao tiếp còn thể hiện ở khả năng trao đổi, thảo luận và cộng tác với đồng nghiệp và đối tác.

Kỹ năng giao tiếp còn thể hiện ở khả năng chuyện trò, động viên để người bệnh có thêm niềm tin và động lực để chiến đấu với bệnh tật.

Trên đây là gợi ý cho những tố chất phù hợp với ngành Y khoa. Nếu bạn có những tố chất này, xin chúc mừng bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và quyết tâm đeo đuổi mục tiêu trở thành bác sĩ đa khoa của mình rồi. Tiếp theo bạn cũng cần tìm hiểu thêm điểm trúng tuyển, các môn thi của ngành Y khoa để có sự chuẩn bị cho hành trình thi đại học sắp tới.

Điều gì tạo nên một bác sĩ tốt? Nếu bạn chưa từng nghĩ nhiều về điều này thì cũng không có gì là lạ, vì không chỉ riêng bạn như vậy đâu. Hầu hết chúng ta dành nhiều thời gian đi mua sắm hay quan tâm tới một chiếc xe đời mới hơn là việc quan tâm chọn lựa một bác sĩ tốt cho mình hay người thân của mình. [Theo bác sĩ ngoại khoa George LeMaitre, tác giả cuốn sách 'How to choose a Good doctor'].

Điều gì tạo nên một bác sĩ tốt? Nếu bạn chưa từng nghĩ nhiều về điều này thì cũng không có gì là lạ, vì không chỉ riêng bạn như vậy đâu. Hầu hết chúng ta dành nhiều thời gian đi mua sắm hay quan tâm tới một chiếc xe đời mới hơn là việc quan tâm chọn lựa một bác sĩ tốt cho mình hay người thân của mình. [Theo bác sĩ ngoại khoa George LeMaitre, tác giả cuốn sách 'How to choose a Good doctor']. Nhưng đến khi bạn có thai hay cố gắng thụ thai, hoặc khi bạn phải chăm sóc một đứa trẻ thì đây lại trở thành một vấn đề rất quan trọng. Làm sao để đánh giá chất lượng một bác sĩ, kinh nghiệm nào là quan trọng, và làm sao nhận ra một bác sĩ tốt khi bạn tiếp xúc với họ? Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy một bác sĩ tốt:

Văn hóa ứng xử Telemedicine - Wellcare

1. Ân cần chăm sóc, chân thành và thái độ cảm thông

Cách thức giao tiếp không phải là tất cả, nhưng lại là một yếu tố rất quan trọng để phát hiện ra một bác sĩ tốt mà bạn có thể tin tưởng được và cảm thấy thoải mái để chia sẻ. Trong trường hợp là bác sĩ nhi, thì con bạn phải được cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với bác sĩ đó. Thoạt tiên, thái độ ân cần chăm sóc và sự đồng cảm của bác sĩ dường như không quan trọng bằng các loại chứng chỉ, bằng cấp hay xuất thân [bệnh viện, cơ sở uy tín] nhưng một người bác sĩ thực sự quan tâm đến sức khỏe của bạn và con bạn là người sẽ quan tâm nhiều đến những triệu chứng bệnh chưa được cải thiện và tiếp tục nghiên cứu tìm cách điều trị nó. Theo tác giả LeMaitre: "Nếu bạn đang tìm kiếm một bác sĩ tốt, hãy bắt đầu bằng việc tìm kiếm một người biết cách quan tâm, chăm sóc người khác." Sự ấm áp và chu đáo có thể tạo sự khác biệt lớn trong việc thấu hiểu những tình huống khó khăn của bạn – chẳng hạn như khi bạn sinh đẻ hay con của bạn bị thương. Bác sĩ của con bạn nên có kĩ năng xoa dịu trẻ sơ sinh, đánh lạc hướng một em bé đang tuổi tập đi, làm một đứa trẻ ở độ tuổi đến trường trở nên bình tĩnh và hết hồi hộp. Bác sĩ nhi khoa hay bác sĩ gia đình tốt nên biết cách làm sao để đứa trẻ cảm thấy dễ chịu, bằng cách trấn an, giải thích phù hợp tùy theo từng độ tuổi. Một bà mẹ nói: "Ngay cả khi con tôi còn rất nhỏ và chưa hiểu chuyện gì, nhưng bác sĩ cũng vẫn nói với con rằng họ chuẩn bị làm gì, đứa nhỏ không trông mong gì ở bác sĩ nhưng tôi nghĩ chắc chắn em bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi bác sĩ làm như thế."

Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự ấm áp và chân thành của bác sĩ không chỉ giúp bệnh nhân thoải mái mà còn đem lại một lợi ích to lớn khác: "Khi bệnh nhân tin tưởng bác sĩ, họ sẽ tuân thủ kế hoạch điều trị và các lời khuyên hơn."

Chủ Đề