B1 bao nhiêu nam phải đổi bằng?

Nguyễn Thông sinh năm 1987, nhân viên văn phòng ở Hà Nội sau khi nhận bằng lái mới hạng B1 lo lắng: "Vất vả lắm tôi mới làm lại được bằng lái xe do quá hạn, nhưng khi nhận thì tôi phát hiện ra điểm bất thường. Thời gian hết hạn ghi trên bằng là năm 2047 thay vì năm 2027, không biết có phải đi làm lại nữa không và nếu không làm lại nhỡ may bị kiểm tra giấy tờ có bị phạt...". 

Không chỉ Thông, khá nhiều người bất ngờ khi đọc thời hạn ghi trên bằng lái xe. Chị Ngọc Lan sinh năm 1978 làm cùng văn phòng với Nguyễn Thông sau khi nghe băn khoăn của cậu đồng nghiệp cũng lấy bằng lái ra xem. Bằng lái ghi có giá trị đến năm 2033 đúng ngày sinh của chị khi tròn 55 tuổi thay vì theo ngày cấp.

Bằng lái xe hạng B1 có giá trị đến ngày lái xe tròn 55 tuổi đối với nữ và 60 tuổi đối với nam chứ không tính theo ngày cấp.

Bằng B1 và B2 là hai loại bằng lái ôtô phổ biến. Theo đó, bằng lái hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe đến 9 chỗ ngồi, ôtô tải dưới 3.500 kg; máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg. Bằng lái hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển ôtô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.

Thời hạn của bằng lái xe qua nhiều lần thay đổi. Trước đây, bằng lái xe B1 có thời hạn 5 năm, còn bằng lái xe B2 chỉ có thời hạn 3 năm. Sau đó, thời gian tăng lên 10 năm cho cả hai loại bằng. Từ tháng 1/2014, giấy phép lái xe ôtô con hạng B1 sẽ có thời hạn đến tuổi nghỉ hưu của lái xe.

Cụ thể, theo Thông tư 48 thì giấy phép lái xe hạng B1 [ôtô chở người đến 9 chỗ ngồi, ôtô tải dưới 3,5 tấn không kinh doanh vận tải] cấp cho người lái xe có thời hạn đến đủ 55 tuổi đối với nữ và đến đủ 60 tuổi đối với nam. Trường hợp lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.

Đối với bằng lái xe hạng B2 vẫn giữ nguyên thời hạn 10 năm một lần đổi.

Sau hai lần đổi bằng lái xe một lần 5 năm và một lần 10 năm chị Ngọc Lan cho biết thêm: "Cách đây 12 năm khi đăng ký học lái xe, cũng chỉ vì thời hạn mà tôi chọn thi loại hạng B1 dài 5 năm thay vì hạng B2 chỉ có 3 năm. Nay theo quy định mới tôi không bao giờ còn phải lo việc đổi bằng lái xe nữa cho đến lúc về hưu".

Như vậy, nếu công dân Việt Nam đăng ký thi và học lái xe hạng B1 khi đủ 18 tuổi, bằng lái xe sẽ có thời hạn lên tới 42 năm đối với nam và 37 năm đối với nữ.

Nhiều người không có nhu cầu lái xe dịch vụ nhất là phụ nữ thường cân nhắc việc chọn loại bằng lái để không mất thời gian cho việc cấp đổi, thậm chí phải thi lại nếu quá hạn 3 tháng.

Theo Luật sư Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS, Đoàn Luật sư TP. Hà Nội cho biết, theo Điều 59 và Điều 60, Luật Giao thông đường bộ năm 2008, người từ đủ 18 tuổi trở lên có thể đăng ký học và thi bằng lái xe hạng B1. Khi vượt qua kỳ thi sát hạch, học viên sẽ được cấp giấy phép lái xe hạng B1 để có thể điều khiển ô tô tham giao thông.

Theo khoản 2, Điều 17, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT đã quy định về thời hạn của giấy phép lái xe hạng B1 như sau: "Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp".

Theo quy định này, thời hạn sử dụng bằng lái xe B1 được xác định dựa trên độ tuổi của người lái xe khi cấp bằng:

- Người lái xe từ 45 tuổi trở xuống [nữ] hoặc dưới 50 tuổi trở xuống [nam]: Bằng lái xe hạng B1 có hạn sử dụng đến khi lái xe đủ 55 tuổi [nữ] hoặc đủ 60 tuổi [nam].

- Người lái xe trên 45 tuổi [nữ] hoặc trên 50 tuổi [nam]: Bằng lái xe hạng B1 có hạn sử dụng 10 năm kể từ ngày cấp.

Thời hạn sử dụng của bằng lái xe cũng được ghi trực tiếp lên bằng lái xe của mỗi người để tài xế có thể tiện theo dõi.

Bằng lái xe hạng B1 hết hạn, có phải thi lại?

Theo quy định tại Điều 36, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, khi giấy phép lái xe hết hạn, tài xế có thể làm thủ tục cấp lại giấy phép lái xe. Tùy thuộc vào thời gian quá hạn mà người tài xế có thể phải thi sát hạch lại bằng lái xe B1 hoặc không. Cụ thể:

- Bằng lái xe B1 hết hạn dưới 03 tháng: Tài xế được cấp lại bằng lái xe mà không cần thi sát hạch.

- Bằng lái xe B1 hết hạn từ 03 tháng đến dưới 01 năm: Tài xế được cấp lại bằng lái xe hạng B1 sau khi vượt qua bài thi sát hạch lại lý thuyết.

- Bằng lái xe B1 hết hạn từ 01 năm trở lên: Tài xế được cấp lại bằng lái xe hạng B1 sau khi vượt qua bài sát hạch lại lý thuyết và thực hành.

Bằng lái xe hạng B1 được cấp lại trong trường hợp này có thời hạn 10 năm để từ ngày được cấp.

Bằng lái xe B1 cho phép điều khiển xe gì?

Theo khoản 5 và khoản 6, Điều 16, Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái xe hạng B1 được cấp cho tài xế để điều khiển các loại phương tiện sau:

5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a] Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b] Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

c] Ô tô dùng cho người khuyết tật.

6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:

a] Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

b] Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

c] Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

Theo quy định này, giấy phép lái xe hạng B1 bao gồm 02 loại: hạng B1 tự động số và hạng B1 số sàn. Mỗi loại bằng lái xe được phéo điều khiển các loại phương tiện sau:

Chủ Đề