Anh chị hiểu như thế nào về câu thơ gió theo lối gió mây đường mây

Hai câu thơ "Gió theo lối gió, mây đường mây - Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay" [Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử] gợi lên nỗi niềm gì?
  • Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác
  • Video liên quan
  • 25/11/2020 781

    Câu hỏi Đáp án và lời giải Ôn tập lý thuyết

    Đáp án và lời giải

    đáp án đúng: C

    Điền Chính Quốc [Tổng hợp]

    Hai câu thơ "Gió theo lối gió, mây đường mây - Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay" [Đây thôn Vĩ Dạ, Hàn Mặc Tử] gợi lên nỗi niềm gì?

    A.

    Nỗi buồn chia lìa.

    B.

    Nỗi hững hờ, chán nản.

    C.

    Niềm gắn bó, yêu thương.

    D.

    Niềm say đắm trước vẻ đẹp của cảnh vật.

    Đáp án và lời giải

    Đáp án:A

    Lời giải:

    Nỗi buồn chia lìa.

    Bạn có muốn?

    Xem thêm các đề thi trắc nghiệm khác

    Xem thêm

    Chia sẻ

    Một số câu hỏi khác có thể bạn quan tâm.

    • Gieo 2 con xúc xắc cân đối, đồng chất. Xác định để gieo được hai mặt xúc sắc có tổng của hai số lớn hơn 9

    • Gieo đồng thời 2 con xúc xắc cân đối, đồng chất. Một con màu đỏ và một con màu xanh. Xác suất của biến cố

      “Số chấm trên con xanh nhiều hơn trên con đỏ 2 đơn vị”
    • Viết 6 chữ số 0; 1; 2; 3; 4; 5 lên 6 mảnh bìa như nhau. Rút ngẫu nhiên ra 3 tấm bìa và xếp ngẫu nhiên thành một hàng ngang. Xác suất sao cho 3 tấm bìa đó xếp thành số có 3 chữ số là

    • Gọi

      là tập hợp tất cả các số tự nhiên gồm 2 chữ số khác nhau lập từ

      . Chọn ngẫu nhiên 2 số từ tập

      . Xác suất để tích hai số chọn được là một số chẵn

    • Năm đoạn thẳng có độ dài 1cm; 3cm; 5cm; 7cm; 9cm. Lấy ngẫu nhiên ba đoạn thẳng trong năm đoạn thẳng trên. Xác suất để ba đoạn thẳng lấy ra có thể tạo thành 1 tam giác là

    • Người ta sử dụng 5 cuốn sách Toán, 6 cuốn sách Vật lý, 7 cuốn Hóa học [các cuốn cùng loại thì giống nhau] để làm giải thưởng cho 9 học sinh, mỗi học sinh được 2 cuốn sách khác loại. Trong số 9 học sinh có 2 bạn

      . Xác suât để hai bạn đó có giải thưởng giống nhau là
    • Một túi chứa

      bi xanh,

      bi đỏ. Lấy ngẫu nhiên

      bi. Tính xác suất để lấy được cả hai bi đều màu đỏ?
    • Trong các khẳng định sau đây, khẳng định nào sai?

    • Cho một lưới ô vuông gồm 16 ô vuông nhỏ, mỗi ô vuông nhỏ có kích thước 1x1 [mét] như hình vẽ bên. Con kiến thứ nhất ở vị trí A muốn di chuyển lên vị trí B, con kiến thứ hai ở vị trí B muốn di chuyển xuống vị trí A.Biết rằng con kiến thứ nhất chỉ có thể di chuyển một cách ngẫu nhiên về phía bên phải hoặc lên trên, con kiến thứ hai chỉ có thể di chuyển một cách ngẫu nhiên về phía bên trái hoặc xuống dưới [theo cạnh của các hình vuông]. Hai con kiến xuất phát cùng một thời điểm và có cùng vận tốc di chuyển là 1 mét/phút. Tính xác suất để hai con kiến gặp nhau trên đường đi.

      Cảm nhận thơ trữ tình xét cho cùng là cảm nhận “cái tình” trong thơ và tâm trạng của nhân vật trữ tình trước thiên nhiên, vũ trụ, đất trời. Đến với thơ ca lãng mạn Việt Nam, giai đoạn 1932 -1945 “ta thoát lên trên cùng Thế Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say cùng Xuân Diệu” [Hoài Thanh – Thi nhân Việt Nam]. Đúng thế, bạn đọc đương thời và hôm nay yêu thơ của Hàn Mặc Từ bởi chất “điên cuồng” của nó. Chính “chất điên” ấy đã làm nên phong cách nghệ thuật độc đáo, riêng biệt, mới mẻ của Hàn Mặc Tử. “Chất điên” trong thơ ông chính là sự thay đổi của tâm trạng khó lường trước được. Nét phong cách đặc sắc ấy đã hội tụ và phát sáng trong cả bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của nhà thơ rất tài hoa và cũng rất đỗi bất hạnh này. “Đây thôn Vĩ Dạ” trích từ tập Thơ Điên của Hàn Mặc Tử. Chất điên cuồng ấy thể hiên cụ thể và rõ nét trong khổ thơ:

      Với lời trách cứ nhẹ nhàng dịu ngọt vừa như một lời mời, Hàn Mặc Tử trở về với thôn Vĩ Dạ trong mộng tưởng:

      “Sao anh không về chơi thôn Vĩ

      Nhìn nắng hàng cây nắng mới lên

      Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

      Lá trúc che ngang mặt chữ điền”

      Cảnh vật ở thôn Vĩ Dạ – một làng kề sát thành phố Huế bên bờ Hương Giang với những vườn cây trái, hoa lá sum suê hiện lên thật nên thơ, tươi mát làm sao. Đó là một hàng cau thẳng tắp đang tắm mình dưới ánh “nắng mới lên” trong lành. Chưa hết, rất xa là hình ảnh “nắng hàng cau nắng mới lên” còn rất gần lại là “vườn ai mướt quá xanh như ngọc”. “Mướt quá” gợi cả cây non tràn trề sức sống xanh tốt. Màu “mướt quá” làm cho lòng người như trẻ hơn và vui tươi hơn. Lời thơ khen cây cối xanh tốt nhưng lại như huyền ảo, lấp lánh mới thấy hết cẻ đẹp của “vườn ai”. Trong không gian ấy hiện lên khuôn “mặt chữ điền” phúc hậu, hiền lành vừa quen vừa lạ, vừa gần, vừa xa, vừa thực vừa ảo bởi “lá trúc che ngang”. Câu thơ đẹp vì sự hài hòa giữa cảnh vật và con người. “Trúc xinh” và “ai xinh” bên nhau làm tôn lên vẻ đẹp của con người. Như vậy tâm trạng của nhân vật trữ tình ở đoạn thơ này là niềm vui, vui đến say mê như lạc vào cõi tiên, cõi mộng khi được trở về với cảnh và người thôn Vĩ.

      Thế nhưng cũng cùng không gian là thôn Vĩ Dạ nhưng thời gian có sự biến đổi từ “nắng mới lên” sang chiều tà. Tâm trạng của nhân vật trữ tình cũng có sự biến đổi lớn. Trong mắt thi nhân, bầu trời hiện lên “Gió theo lối gió mây đường mây” trong cảnh chia li, uất hận. Biện pháp nhân hóa cho chúng ta thấy điều đó. “Gió theo lối gió” theo không gian riêng của mình và mây cũng thế. Câu thơ tách thành hai vế đối nhau; mở đầu vế thứ nhất là hình ảnh “gió”, khép lại cũng bằng gió; mở đầu vế thứ hai là “mây”, kết thúc cũng là “mây”. Từ đó cho ta thấy “mây” và “gió” như những kẻ xa lạ, quay lưng đối với nhau. Đây thực sự là một điều nghịch lí bởi lẽ có gió thổi thì mây mới bay theo, thế mà lại nói “gió theo lối gió, mây đường mây”. Thế nhưng trong văn chương chấp nhận cách nói phi lí ấy. Tại sao tâm trạng của nhân vật trữ tình vốn rất vui sướng khi về với thôn Vĩ Dạ trong buổi ban mai đột nhiên lại thay đổi đột biến và trở nên buồn như vậy?. Trong mộng tưởng, Hàn Mặc Tử đã trở về với thôn Vĩ nhưng lòng lại buồn chắc có lẽ bởi mối tình đơn phương và những kỉ niệm đẹp với cảnh và người con gái xứ Huế mộng mơ làm nên tâm trạng ấy. Quả thật “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” nên cảnh vật xứ Huế vốn thơ mộng, trữ tình lại bị nhà thơ miêu tả vô tình, xa lạ đến như vậy. Bầu trời buồn, mặt đất cũng chẳng vui gì hơn khi “Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay”.

      có thể bạn muốn xem

      1. Bài văn điểm 10 của một học sinh chuyên toán
      2. Bài văn đoạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2001, bảng A
      3. Bài văn đạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia năm 2003, bảng A

      Dòng Hương Giang vốn đẹp, thơ mộng đã bao đời đi vào thơ ca Việt nam thế mà bây giờ lại “buồn thiu” – một nỗi buồn sâm thẳm, không nói nên lời. Mặt nước buồn hay chính là con sóng lòng “buồn thiu” của thi nhân đang dâng lên không sao giấu nổi. Lòng sông buồn, bãi bờ của nó còn sầu hơn. “Hoa bắp lay” gợi tả những hoa bắp xám khô héo, úa tàn đang “lay” rất khẽ trong gió. Cảnh vật trong thơ buồn đến thế là cùng. Thế nhưng đêm xuống, trăng lên, tâm trạng của nhân vật trữ tình lại thay đổi:

      “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

      Có chở trăng về kịp tối nay”

      Sông Hương “buồn thiu” lúc chiều dưới ánh trăng đã trở thành “sông trăng” thơ mộng. Cắm xào đậu bên trên con sông đó là “thuyền ai đậu bến”, là bức tranh càng trữ tình, lãng mạn. Hình ảnh “thuyền” và “sông trăng” đẹp, hài hòa biết bao. Khách đến thôn Vĩ cất tiếng hỏi xa xăm “Có chở trăng về kịp tối nay?”. Liệu “thuyền ai” đó có chở trăng về kịp nơi bến hẹn, bến đợi hay không? Câu hỏi tu từ vang lên như một nỗi lòng khắc khoải, chờ đợi, ngóng trông được gặp gương mặt sáng như “trăng’ của người thôn Vĩ trong lòng thi nhân. Như thế mới biết nỗi lòng của nhà thơ giành cho cô em gái xứ Huế tha thiết biết nhường nào. Tình cảm ấy quả thật là tình cảm của “Cái thưở ban đầu lưu luyến ấy. Ngàn năm nào dễ mấy ai quên” [Thế Lữ].

      Đến đây ta hiểu thêm về lòng “buồn thiu” của nhân vật trữ tình trong buổi chiều. Như vậy diễn biến tâm lí của thi nhân hết sức phức tạp, khó lường trước được. Chất “điên” của một tâm trạng vui với cảnh, buồn với cảnh, trông ngóng, chờ đợi vẫn được thể hiện ở khổ thơ kết thúc bài thơ này:

      “Mơ khách đường xa khách đường xa

      Áo em trắng quá nhìn không ra

      Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

      Ai biết tình ai có đậm đà?”

      Vẫn là một tâm trạng vui sướng được đón “khách đường xa” – người thôn Vĩ đến với mình, tâm trạng nhân vật trữ tình lại khép lại trong một nỗi đau đớn, hoài nghi “Ai biết tình ai có đậm đà?”. “Ai” ở đây vừa chỉ người thôn Vĩ vừa chỉ chính tác giả. Chẳng biết người thôn Vĩ có còn nặng tình với mình không? Và chẳng biết chính mình còn mặn mà với “áo em trắng quá” hay không? Nỗi đau đớn trong tình yêu chính là sự hoài nghi, không tin tưởng về nhau. Nhân vật trữ tình rơi vào tình trạng ấy và đã bộc bạch lòng mình để mọi người hiểu và thông cảm. Cái mới của thơ ca lãng mạn giai đoạn 1932 – 1945 cũng ở đó.

      Đọc xong bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, nhất là khổ thơ “Gió theo lối gió -…. kịp tối nay” để lại trong lòng người đọc những tình cảm đẹp. Đoạn thơ giúp ta hiểu thêm tâm tư của một nhà thơ sắp phải giã từ cuộc đời. Lời thơ vì thế trầm buồn, sâu lắng, đầy suy tư.

      Bạn đọc đương thời yêu thơ của Hàn Mặc Tử bởi thi nhân đã nói hộ họ những tình cảm sâu lắng nhất, thầm kín nhất của mình trong thời đại cái “tôi”, cái bản ngã đang tự đấu tranh để khẳng định. Tình cảm trong thơ Hàn Mặc tử là tình cảm thực, do đó nó sẽ ở mãi trong trái tim bạn đọc. Ấn tượng về một nhà thơ của đất Quảng Bình đầy nắng và gió sẽ không bao giờ phai nhạt trong tâm trí người Việt Nam.

    Chủ Đề