Ăn măng nứa có tốt không

Được sử dụng chủ yếu ở các nước châu Á, măng được thêm vào các món ăn mà không tăng thêm chất béo cũng như lượng calo nạp vào cơ thể. Măng có hàm lượng protein, vitamin, khoáng chất và chất xơ phong phú và rất ít chất béo. Măng mới hái có một lượng thiamine, niacin và vitamin A, B6 và E cực tốt cho sức khỏe. Chúng chứa chất xơ và phytosterol cao giúp giảm mức chất béo và cholesterol. Chất xơ này cũng điều chỉnh huyết áp và giúp điều trị béo phì và một số bệnh ung thư.

Những lợi ích hấp dẫn khi ăn măng sẽ giúp bạn nhìn nhận lại loại thực phẩm này, nhất là khi khoa học khẳng định đây là món ăn tốt cho sức khỏe, theo Stycraze:

Ăn măng nứa có tốt không

Được sử dụng chủ yếu ở các nước châu Á, măng được thêm vào các món ăn mà không tăng thêm chất béo cũng như lượng calo nạp vào cơ thể.

Các nghiên cứu cho thấy măng có thể ức chế béo phì gây ra chất béo cao một cách hiệu quả. Chất xơ trong măng có đặc tính prebiotic - nó điều chỉnh hệ vi sinh vật đường ruột và cải thiện quá trình trao đổi chất. Ngoài ra, chất xơ từ măng có hiệu quả hơn trong việc ức chế tăng cân so với các loại thực phẩm có sợi khác.

Ngăn ngừa ung thư

Lignin có trong sợi măng được báo cáo là có đặc tính chống ung thư. Măng cũng có các hợp chất phenolic thể hiện tính chất chống oxy hóa - những chất này cũng góp phần ngăn ngừa ung thư. Chất xơ trong măng cũng có thể giúp ngăn ngừa ung thư đại trực tràng, tăng cường chức năng ruột.

Ăn măng nứa có tốt không

Lignin có trong sợi măng được báo cáo là có đặc tính chống ung thư.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Măng rất giàu kali, một khoáng chất có lợi cho tim điều chỉnh mức huyết áp. Chất xơ trong măng cũng có thể giúp giảm mức cholesterol dư thừa. Các nghiên cứu cho thấy các chế phẩm dược phẩm ngày nay đang sử dụng chiết xuất măng để kiểm soát cholesterol. Chưa hết, kali trong măng có thể ổn định nhịp tim của bạn - tăng cường hơn nữa sức khỏe tim của bạn.

Giúp chữa lành vết thương

Măng được sử dụng để làm sạch vết thương và vết loét. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lá tre có thể giúp chữa lành vết thương ở da. Ăn măng thường xuyên đã được tìm thấy để giảm các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản ở phụ nữ. Dân gian còn sử dụng măng để điều trị kinh nguyệt không đều, các vấn đề vô sinh, giảm chảy máu nặng sau sinh cũng như các cơn đau chuyển dạ.

Ăn măng nứa có tốt không

Măng được sử dụng để làm sạch vết thương và vết loét.

Cẩn thận ăn nhầm măng ngâm hóa chất

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Bách khoa Hà Nội), măng ngon, có giá trị dinh dưỡng cao nhưng cần hết sức lưu ý khi ăn để tránh những tác hại kinh hoàng. "Măng mới thu hoạch không được dùng ngay mà phải qua quá trình chế biến để loại bỏ một số chất độc trong chúng", PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhấn mạnh.

Theo đó, măng cần luộc kỹ bằng nhiều nước, để lửa vừa phải, tiếp tục ngâm khoảng 2 ngày thì măng mới mềm, ngọt, ngon, hết đắng và đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Đáng tiếc là hiện nay nhiều người bán hàng muốn thu hoạch nhanh nên thường "phù phép" đem lại món măng ngâm hóa chất mà chúng ta dễ rước họa vào thân.

Theo ông Thịnh, ăn măng ngâm hóa chất lâu dài sẽ bị tổn hại dạ dày, thủng ruột, phá nát gan… Chưa dừng lại ở đó, lượng chất độc tích tụ trong cơ thể kích hoạt nhiều bệnh nguy hiểm như da lở loét, suy hô hấp, nhiễm độc đường ruột, tiêu chảy nặng… nếu không kịp thời cấp cứu sẽ để lại những di chứng nặng về sức khỏe và có thể tử vong.

Ăn măng nứa có tốt không

Ăn măng ngâm hóa chất lâu dài sẽ bị tổn hại dạ dày, thủng ruột, phá nát gan…

Chuyên gia nhấn mạnh, khi ăn măng cần hết sức chú ý phân biệt đúng măng sạch và măng ngâm hóa chất, tránh rước họa vào thân. Bạn có thể nhận biết thông qua một số mẹo hay sau:

Màu sắc: Đây là cách nhận biết tương đối đơn giản và dễ dàng nhất, măng ngâm hóa chất thường có màu trắng toát hoặc ngả vàng do màu thực phẩm. Còn măng ngâm muối thông thường màu thường xỉn và hơi thâm.

Độ giòn: Bạn có thể kiểm tra bằng cách dùng ngón tay để nhấn vào 1 búp măng nhỏ. Măng ngâm muối thường dai, dẻo hơn, còn măng hóa chất sẽ giòn và dễ gãy.

Độ bóng: Măng không ngâm hóa chất thường nhìn sẽ xơ hơn, còn măng ngâm hóa chất có độ bóng bắt mắt và không bị các đốm thâm, mốc.

Mùi hương: Măng không ngâm hóa chất sẽ còn giữ được mùi thơm đặc trưng, trong khi đó măng ngâm hóa chất thường có mùi khen khét do được ngâm trong lưu huỳnh.

Măng tươi là món ăn khoái khẩu của nhiều người, giàu chất dinh dưỡng và có lợi nhưng trong một số trường hợp, nhưng măng là món "cấm kỵ" đối với 6 nhóm người này.

Ăn măng nứa có tốt không
Măng tươi tốt cho sức khoẻ nhưng "cấm kỵ" đối với những người mắc một số bệnh. Ảnh: Xinhua

1. Phụ nữ đang mang thai

Trong măng có chứa độc tố glucozit, thành phần này sẽ sản sinh ra acid xyanhydric. Sau khi đi vào dạ dày, glucozit sẽ bị phân huỷ dưới tác động của men tiêu hoá, chất chua có trong dạ dày và cuối cùng acid xyanhyfric sẽ bị đẩy ra ngoài dưới dạng dịch nôn (tức là cơ thể không chịu nổi chất độc).

Đã có nhiều trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng và gây ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi.

2. Những người sử dụng thuốc aspirin thường xuyên

Những người đang phải sử dụng thuốc aspirin thường xuyên nếu ăn măng sẽ gây kích ứng đường tiêu hoá, làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

3. Người đang mắc bệnh đau dạ dày

Bệnh đau dạ dày thường chuyển thành mãn tính, tái đi tái lại và ít người kiên trì chữa trị khỏi hẳn. Những người bị đau dạ dày cần kiêng cữ khá nhiều trong việc ăn uống, ngay cả sau khi đã điều trị khỏi bệnh để không bị tái phát trở lại.

Ăn măng nứa có tốt không
Những người mắc bệnh đau dạ dày không nên ăn măng. Ảnh: Xinhua

Người bị đau dạ dày không nên ăn măng bởi trong măng có một hàm lượng acid cyanhydirc (khoảng 230 mg/kg măng củ). Đây là chất độc hại đối với dạ dày.

4. Người bị bệnh gút

Khi bị bệnh gút, bạn cần thật cẩn trọng với chế độ ăn uống bởi vì có thể làm tăng lượng acid uric trong máu, làm bệnh trở nên nặng hơn. Những loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc, măng tây,... sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric có trong cơ thể.

5. Trẻ em

Axit oxalic có trong măng tươi sẽ làm ảnh hưởng đến việc hấp thu và tận dụng canxi, kẽm của cơ thể. Vì thế, trẻ em đang ở trong giai đoạn phát triển không nên ăn măng quá nhiều để tránh bị thiếu canxi, kẽm dẫn đến chậm phát triển.

6. Người bị bệnh thận

Bệnh thận đôi khi cũng là do vi khuẩn streptocoques gây nên nhưng thông thường là do những bệnh khác gây ảnh hưởng đến thành mạch máu, làm tổn hại đến thận như bệnh cao huyết áp và bệnh đái tháo đường.

Nếu bạn đang mắc bệnh thận, chế độ ăn uống cần phải đặc biệt lưu ý. Măng tây, măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận. Đặc biệt, axit oxalic kết hợp cùng với canxi còn có thể tạo ra sỏi thận.

Trong măng chứa độc tố cyanide nên không tốt cho sức khoẻ nếu như bạn không biết chế biến đúng cách.

Để loại bỏ đi độc tố trong măng, trước khi nấu bạn nên luộc, ngâm chua hoặc phơi khô măng, tuyệt đối không nên ăn măng sống.

Ăn măng có hại gì không?

Nguy cơ ngộ độc măng Trong măng tươi hàm lượng cyanide rất cao, khoảng 230mg/kg măng củ. Khi người ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide ngay lập tức biến thành acid cyanhydric (HCN), là một chất cực độc với cơ thể và gây ngộ độc.

Ăn măng có chất gì không?

Các thành phần dinh dưỡng trong măng được xem là vô cùng phong phú, nhờ sự giàu protein và amino axit, vitamin, canxi, phốt pho, sắt, cùng các nguyên tố vi lượng và cellulose nên đây được xem là món ăn có khả năng mạnh mẽ trong việc thúc đẩy nhu động ruột, giúp tiêu hóa, thể ngăn ngừa táo bón và ung thư ruột kết.

Ăn măng đắng có tác dụng gì?

Tác dụng của măng đắng tươi: Giúp quá trình tiêu hóa diễn ra dễ dàng, hỗ trợ và điều trị táo bón, đồng thời giảm cholesterol trong máu,… với đặc tính chống viêm, măng đắng còn giúp ngăn ngừa các bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Măng rừng có tác dụng gì?

Măng tre và những lợi ích sức khỏe có thể bạn chưa biết.
Thúc đẩy giảm cân. Măng tre là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang muốn giảm cân. ... .
Tăng cường miễn dịch. ... .
Chữa các vấn đề hô hấp. ... .
Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa. ... .
Có thể giúp giảm huyết áp. ... .
Chứa nhiều chất chống oxy hóa. ... .
Chống viêm. ... .
Giảm mức cholesterol..