An Độ chuyển giao công nghệ tên lửa cho Việt Nam

ANTD.VN - Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã khá nhiều lần đề cập đến khả năng chuyển giao công nghệ sản xuất tên lửa đạn đạo tầm ngắn Prithvi cho đối tác thân thiết tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Prithvi là một hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn, sản phẩm của Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng Ấn Độ [DRDO], nằm trong Chương trình phát triển tên lửa dẫn hướng tích hợp [IGMDP].

Tên lửa Prithvi I [SS-150] bắt đầu được sản xuất từ ngày 25/2/1988, nhưng phải đến năm 1994 nó mới chính thức được chấp nhận đưa vào phục vụ trong biên chế Lục quân Ấn Độ.

Phiên bản Prithvi I có trọng lượng 4.400 kg; chiều dài 9 m, đường kính thân 110 cm, sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng một giai đoạn. Nó có khá nhiều nét tương đồng với đạn V-750 của hệ thống phòng không SA-2.

Tầm bắn tối đa của phiên bản Prithvi I chỉ đạt 150 km khi mang tải 1.000 kg, độ sai lệch mục tiêu [CEP] nằm trong khoảng 10 - 50 m nhờ cơ chế dẫn đường quán tính kết hợp định vị GPS.

Dựa trên Prithvi I, Ấn Độ đã phát triển tiếp phiên bản Prithvi II [SS-250] dành cho không quân, mặc dù chỉ mang theo đầu đạn 500 kg [trên tổng trọng lượng phóng 4.600 kg] nhưng tầm bắn được nâng lên 250 km.

Biến thể tên lửa đạn đạo tầm ngắn nâng cấp Prithvi II được bắn thử lần đầu tiên vào ngày 27/1/1996, nó chính thức hoàn thành giai đoạn nghiên cứu vào năm 2004.

Trong lần bắn thử vào ngày 22/12/2010, tầm hoạt động của Prithvi II được ghi nhận đã vươn tới 350 km, tên lửa được nâng cấp hệ thống dẫn hướng và bổ sung các biện pháp đánh lừa hệ thống phòng thủ của đối phương.

Biến thể mới nhất trong gia đình Prithvi là phiên bản hải quân Prithvi III [còn gọi là Dhanush, SS-350], loại tên lửa đạn đạo này có kích thước lớn nhất với trọng lượng phóng 5.600 kg.

Giai đoạn đầu khi mới rời bệ phóng, Dhanush sử dụng động cơ nhiên liệu rắn cung cấp lực đẩy 157 kN, giai đoạn tiếp theo chuyển sang bay hành trình bằng động cơ nhiên liệu lỏng.

Tên lửa Dhanush mang được đầu đạn 1.000 kg đi xa 350 km, tăng lên tới 600 km nếu giảm trọng lượng đầu đạn đi một nửa và đạt tới tầm bắn xa nhất 750 km khi mang phần chiến đấu nặng 250 kg.

Lần thử nghiệm đầu tiên của Prithvi III diễn ra vào năm 2000 khi được phóng đi từ chiến hạm INS Subhadra, tên lửa đã đánh trúng mục tiêu với tầm xa và độ sai lệch đúng với thiết kế.

Nhìn chung tên lửa đạn đạo tầm ngắn Prithvi của Ấn Độ là vũ khí khá uy lực, độ chính xác cao nhưng lại có chi phí sản xuất ở mức tương đối thấp và nhất là cực kỳ dễ sản xuất.

Do vậy nếu được Ấn Độ hỗ trợ công nghệ sản xuất tên lửa Prithvi thì bất cứ đối tác nào của họ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương cũng sẽ nhanh chóng làm chủ vũ khí này.

Viễn cảnh trên chắc chắn khiến Quân đội Trung Quốc cảm thấy như ngồi trên đống lửa, bởi vì hơn ai hết họ hiểu rõ sự lợi hại của thứ vũ khí trên nếu được triển khai áp sát.

Thỏa thuận cũng được xem là một bước đột phá lớn cho Ấn Độ khi New Delhi đang nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu vũ khí cho các đối tác trong khu vực và giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu vũ khí.

Tên lửa hành trình siêu thanh BrahMos. Ảnh: Reuters

Ông Rajiv Bhatia, Cựu đại sứ Ấn Độ tại Myanmar, hiện là học giả ưu tú của Gateway House nhận định: “Nhiều nước trên thế giới không thể mua được công nghệ quốc phòng của phương Tây. Do đó, Ấn Độ đang tìm cách tăng cường sản xuất vũ khí không chỉ để đáp ứng nhu cầu của mình mà còn nhằm cung cấp cho những quốc gia như vậy”.

Tên lửa BrahMos sẽ giúp New Delhi thực hiện chiến lược này. Hiện tại, BrahMos Aerospace -liên doanh giữa Tổ chức Nghiên cứu và Phát triển Quốc phòng [DRDO] của chính phủ Ấn Độ và Tập đoàn công nghiệp quân sự NPO Mashinostroyenia [NPOM]  của Nga, đang tập trung vào việc nâng cấp tên lửa này.

BrahMos là một trong những tên lửa tiên tiến nhất của Ấn Độ, có tầm bắn 290 km, di chuyển với tốc độ từ 2 Mach đến 3 Mach, tương đương 1km/giây và đã được trang bị cho cả 3 nhánh trong quân đội Ấn Độ kể từ năm 2005. Nó có thể tích hợp trên nhiều nền tảng khác nhau, từ tàu chiến đến tàu ngầm, máy bay chiến đấu, thậm chí là bệ phóng trên đất liền. Philippines là quốc gia đầu tiên đặt hàng mua tên lửa này.

Truyền thông Ấn Độ cho biết, quân đội nước này đã triển khai tên lửa BrahMos dọc theo khu vực biên giới tranh chấp với Trung Quốc vào năm 2021, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai bên leo thang. Trước đó ngày 10/1, Ấn Độ thông báo đã phóng thử thành công một biến thể hải quân tiên tiến của tên lửa BrahMos từ tàu khu trục tàng hình mang tên lửa dẫn đường NS Visakhapatnam có “tầm bắn mở rộng”.

Ấn Độ thử thành công phiên bản trên biển của tên lửa hành trình BrahMos. Nguồn: HT.

 

Collin Koh, chuyên gia cao cấp tại Trường Đại học Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam [Singapore] nhận định, thỏa thuận mua tên lửa của Philippines không chỉ là một giao dịch về thương mại mà còn mang ý nghĩa chính trị.

Thỏa thuận như vậy không chỉ phản ứng mức độ tin tưởng lẫn nhau giữa Ấn Độ và Philipines mà còn cho thấy mong muốn tăng cường hợp tác quốc phòng, an ninh, trong đó có việc tăng cường năng lực tương tác quân sự”, ông Collin Koh nói.

Chuyên gia phân tích an ninh Châu Á Lucio Blanco Pitlo III  tại Tổ chức Con đường tiến bộ châu Á - Thái Bình Dương đánh giá, quyết định mua tên lửa BrahMoss thể hiện sự sẵn sàng của Manila trong việc hợp tác với các đối tác quốc phòng mới, cũng như nâng cao năng lực phòng thủ trên biển và ven biển. Philippines vốn là một đồng minh truyền thống của Mỹ và là quốc gia nhận nhiều vũ khí nhất của Mỹ tại Đông Nam Á.

Đối với Ấn Độ, thỏa thuận bán tên lửa BrahMos cho Philippines có thể tạo đà cho nước này vươn lên thành nhà cung cấp vũ khí lớn cho Đông Nam Á, chuyên gia Lucio Blanco Pitlo III lưu ý. Ngoài Philippines, Ấn Độ cũng đang đàm phán với một số quốc gia khác, trong đó có Indonesia để bán các tên lửa tương tự.

VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết, nước này đã hoàn tất thỏa thuận mua hệ thống tên lửa chống hạm từ Ấn Độ với giá gần 375 triệu USD nhằm tăng cường sức mạnh của lực lượng hải quân.

Thay đổi cách tiếp cận với Đông Nam Á

Theo giới quan sát, những bước tiến nói trên cho thấy Ấn Độ đang thay đổi cách tiếp cận đối với khu vực. New Delhi ngày càng muốn xây dựng quan hệ quốc phòng mạnh mẽ hơn với nhiều nước ASEAN có lập trường cứng rắn với Trung Quốc ở Biển Đông. Một trong những lý do dẫn đến thay đổi này là sự bế tắc trong tìm kiếm giải pháp cho vấn đề tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc, sau các cuộc đụng độ nghiêm trọng giữa lực lượng bảo vệ biên giới của hai nước vào năm 2020.

Chuyên gia Collin Koh cho rằng, nếu việc bán vũ khí của Ấn Độ cho các nước Đông Nam Á diễn ra thường xuyên hơn thì tất yếu sẽ có những thỏa thuận hợp tác quốc phòng sâu rộng giữa các bên. “Điều đó sẽ góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ đối tác giữa Ấn Độ và Đông Nam Á, củng cố vị thế của New Delhi trong khu vực và đây sẽ là đòn bẩy chiến lược để đối phó với Trung Quốc”.  

Chính phủ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hy vọng doanh số bán vũ khí gia tăng sẽ giúp nước này đạt mục tiêu xuất khẩu trang thiết bị quốc phòng lên đến 5 tỷ USD vào năm 2025. Trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2021, tổng kim ngạch xuất khẩu quốc phòng của Ấn Độ đạt 1,13 tỷ USD.

Nhà sản xuất BrahMos Aerospace cho biết, ngoài biến thể trên biển với tầm bắn 500km, họ cũng đang thử nghiệm một phiên bản siêu thanh khác với tên gọi BrahMos-II, có thể bay với tốc độ trên 5 Mach. Đánh giá về những bước tiến này, chuyên gia Collin Koh cho rằng, việc nâng cấp tên lửa BrahMos rất cần thiết cho Hải quân Ấn Độ, giúp họ gia tăng khả năng cạnh tranh với Hải quân Trung Quốc ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương./.

Video liên quan

Chủ Đề