5 chữ cái eri ở giữa năm 2022

TỔNG QUAN VỀ CÁC VĂN TỰ THEO LOẠI HÌNH CHỮ HÁN

[漢字型文字的綜合觀察]

CHU HỮU QUANG

Ủy viên Ban Công tác ngôn ngữ văn tự Quốc gia Trung Quốc

Tóm tắt: Chữ Hán vốn là văn tự ghi chép tiếng Hán. Khi truyền bá tới các nước xung quanh và các dân tộc thiểu số tại Trung Quốc, chữ Hán trở thành văn tự ghi chép rất nhiều ngôn ngữ ngoài tiếng Hán, hình thành một đại gia đình chữ Hán. Họ học tập chữ Hán, mượn dùng chữ Hán, phỏng tạo chữ Hán, lại tiến thêm một bước để sáng tạo ra chữ cái theo loại hình chữ Hán. Bài viết sử dụng phương pháp so sánh vĩ mô, tiến hành khảo sát một cách tổng hợp các văn tự theo loại hình chữ Hán để ghi tiếng Hán và các ngôn ngữ ngoài tiếng Hán [gồm 30 loại văn tự, ghi chép 19 thứ ngôn ngữ], nghiên cứu những đặc điểm chung và sự khác biệt giữa các loại văn tự ấy.

*

**

1. Các văn tự theo loại hình chữ Hán để ghi tiếng Hán và các thứ tiếng khác.

2. Các giai đoạn truyền bá và phát triển của chữ Hán.

3. Phân loại các văn tự theo loại hình chữ Hán.

4. Những văn tự theo loại hình chữ Hán được tạo thành theo lối “phỏng tạo phái sinh”.

5. Những văn tự theo loại hình chữ Hán được tạo thành theo lối “phỏng tạo biến đổi”.

6. Chữ cái theo loại hình chữ Hán.

7. Những văn tự dân tộc khác nguồn gốc nhưng cùng loại hình.

8. So sánh tổng hợp các văn tự theo loại hình chữ Hán.

1. Các văn tự theo loại hình chữ Hán để ghi tiếng Hán và các thứ tiếng khác

Chữ Hán có nguồn gốc từ vùng Trung Nguyên thuộc lưu vực sông Hoàng Hà. Chữ Hán từng là phương tiện chuyển tải văn hóa Hán truyền bá đến các nước xung quanh. Đầu tiên là truyền tới các khu vực phương ngôn tiếng Hán ở lưu vực sông Trường Giang và lưu vực sông Châu Giang, sau đó truyền đến các khu vực dân tộc thiểu số miền biên giới xa xôi, rồi lại truyền vào các quốc gia Đông Á lân cận. Những khu vực và quốc gia này đầu tiên học tiếng Hán và chữ Hán của Trung nguyên, sau đó lợi dụng chữ Hán để ghi lại tiếng nói bản địa, hình thành nên các văn tự phương ngôn tiếng Hán, văn tự dân tộc thiểu số, và văn tự các nước Đông Á, tạo thành một đại gia đình các loại văn tự theo loại hình chữ Hán. Chữ Hán từ “một loại văn tự” đã phát triển thành “một hệ thống văn tự”.

Dân tộc Hán ở khu vực phương ngôn nào cũng có những hình thức văn nghệ truyền miệng của phương ngôn ấy, bao gồm thuyết xướng [hát nói], hí khúc… Văn nghệ truyền miệng có khi được dùng chữ Hán để ghi lại thành các kịch bản gốc, là các bản ghi chép trong quá trình truyền thụ của thầy trò. Điều đó đã hình thành nên nhiều loại văn tự phương ngôn tiếng Hán, nhưng đại bộ phận đều ở tình trạng sáng tạo sơ sài, không được quy phạm hóa. Chỉ có một số rất ít tiểu thuyết bằng phương ngôn được in thành sách vào cuối đời Thanh đầu thời Trung Hoa dân quốc. Khi tiếng phổ thông Trung Quốc [putonghua] được dạy rộng khắp, thì các văn tự phương ngôn trở nên gần như không còn tác dụng nữa. Tại Hồng Kông, trong thời kì nước Anh thống trị, văn tự phương ngôn Quảng Đông được sử dụng trên một số mặt báo địa phương; sau khi Hồng Kông được hoàn trả Trung Quốc, các trường học ở Hồng Kông cũng đã giảng dạy tiếng bạch thoại thông dụng toàn quốc.

Ngoài dân tộc Hán ra, Trung Quốc còn 55 dân tộc thiểu số. Một số dân tộc thiểu số cũng có những văn tự độc lập do họ tự sáng tạo, nhưng do chịu ảnh hưởng từ chữ Hán mà [các loại văn tự ấy] trở nên nguồn gốc bất đồng nhưng loại hình tương đồng, là các văn tự dân tộc “dị nguyên đồng hình” [khác nguồn gốc nhưng cùng loại hình], như văn tự truyền thống của dân tộc Di và dân tộc Nạp Tây 納西 chẳng hạn. Có dân tộc thiểu số lợi dụng chữ Hán để ghi lại ngôn ngữ của dân tộc mình, trở thành văn tự dân tộc theo loại hình chữ Hán nhưng không ghi tiếng Hán. Phần lớn các văn tự dân tộc theo loại hình chữ Hán chỉ dùng để ghi chép dân ca, ca dao, chuyện dân gian và tôn giáo truyền thống, khó có thể phát triển thành văn tự hiện đại, [nên các loại văn tự ấy] dần dần mất đi tác dụng. Nhưng các văn tự dân tộc theo loại hình chữ Hán này chứa đựng rất nhiều truyền thống văn hóa, nhìn từ khía cạnh lịch sử văn hóa và văn tự học thì chúng mang giá trị học thuật quan trọng. Các dân tộc thiểu số Trung Quốc là một kho tàng sử liệu quý báu lưu giữ văn hóa thời kì sớm, hiện đang được các học giả trong và ngoài nước coi trọng.

Ở nước ngoài, chữ Hán truyền vào Việt Nam, Triều Tiên, Nhật Bản, họ sử dụng chữ Hán để ghi lại ngôn ngữ của mình, tạo nên văn tự theo loại hình chữ Hán ở các nước này, nhưng các văn tự ấy cũng đã có những bước phát triển thêm. Văn tự theo loại hình chữ Hán của các nước này là văn tự thông dụng trong mỗi nước, có điều kiện để truyền bá và phát triển. Văn tự theo loại hình chữ Hán của họ cùng với văn tự theo loại hình chữ Hán của các dân tộc thiểu số Trung Quốc thuộc về cùng một loại hình văn tự, cùng với chữ Hán tạo nên “vòng văn hóa chữ Hán” [漢字文化圈, Hán tự văn hóa khuyên] ở vùng Đông Á.

2. Các giai đoạn truyền bá và phát triển của chữ Hán

Chữ Hán truyền bá ra ngoài dân tộc Hán chủ yếu theo bốn con đường. Một đường theo hướng nam truyền đến dân tộc Choang [, Tráng] ở Quảng Tây và dân tộc Kinh tại Việt Nam. Một đường theo hướng tây nam truyền đến rất nhiều dân tộc thiểu số ở các vùng Tứ Xuyên, Quý Châu, và Vân Nam. Một đường theo hướng bắc truyền đến Khiết Đan, Nữ Chân, và Tây Hạ. Một đường theo hướng đông truyền tới Triều Tiên và Nhật Bản. Hơn hai nghìn năm truyền bá, đã trải qua bốn giai đoạn phát triển sau:

2.1. Giai đoạn học tập [, học tập giai đoạn]

Chữ Hán truyền đến những khu vực không sử dụng tiếng Hán, lúc đầu đều là “bứng trồng nguyên dạng” [原樣移植, nguyên dạng di thực], người ta học tập các văn hiến Nho gia viết bằng văn ngôn tiếng Hán. Tam tự kinh, Thiên tự văn, Tứ thư, Ngũ kinh từng là sách giáo khoa chung cho vùng Đông Á. Lâu thì trong một hai nghìn năm, nhanh thì năm sáu trăm năm, rất nhiều dân tộc và quốc gia đều đã coi văn ngôn tiếng Hán là phương tiện giao tiếp chung, hình thành nên “thời đại đồng văn” 同文時代, ở Đông Á. Giai đoạn học tập nếu sớm thì bắt đầu từ thời Tần Hán, nếu muộn thì từ thời Đường Tống.

2.2. Giai đoạn mượn dùng [借用階段, tá dụng giai đoạn]

Sau khi đã quen thuộc với chữ Hán và tiếng Hán, các dân tộc và quốc gia lân cận lần lượt mượn dùng chữ Hán để ghi chép ngôn ngữ của họ, thế là chữ Hán “nhập tịch” [, quy hóa] để trở thành văn tự dân tộc nhưng không ghi chép tiếng Hán. Phương pháp “nhập tịch” chủ yếu có ba dạng:

a. mượn từ [mượn cả âm và nghĩa];

b. đọc theo âm [mượn âm không mượn nghĩa];

c. đọc theo nghĩa [mượn nghĩa không mượn âm].

Trước kia cho rằng chỉ có Nhật Bản theo những phương pháp này, đến nay mới biết chúng có tính phổ biến. Mượn dùng chữ Hán để ghi chép tiếng nói bản địa là biểu hiện của sự thức tỉnh dân tộc và tiến bộ văn hóa. Nhưng tự hình字形 giữ nguyên mà âm và nghĩa thay đổi mạnh mẽ, “thời đại đồng văn” ở Đông Á vì vậy đã kết thúc.

2.3. Giai đoạn phỏng tạo [仿, phỏng tạo giai đoạn]

Việc mượn dùng chữ Hán của tiếng Hán lộ rõ sự bất tiện và không đủ dùng, thế là người ta tiến thêm một bước nữa, mô phỏng theo nguyên lí và hình thể chữ Hán để tự tạo ra văn tự chuyên dùng cho dân tộc mình. Có trường hợp là “phỏng tạo phái sinh” [仿, tư nhũ phỏng tạo], lợi dụng các bộ phận vốn có của chữ Hán để ghép lại thành chữ mới, như chữ Nôm và chữ Choang. Có trường hợp là “phỏng tạo biến đổi” [變異仿造, biến dị phỏng tạo], chỉ tiếp thu nguyên lí tạo chữ từ chữ Hán để tự tạo nên những hình thể không giống với những chữ Hán vốn có, như Khiết Đan đại tự 契丹大字 và chữ Nữ Chân. Khi khái niệm về “chữ Hán” đã mở rộng, thì các văn tự của các dân tộc không sử dụng tiếng Hán cũng gia nhập hàng ngũ “chữ Hán”.

2.4. Giai đoạn sáng tạo [, sáng tạo giai đoạn]

Dưới ảnh hưởng của các văn tự biểu âm của các dân tộc như Ấn Độ và Mông Cổ, nhằm làm tiện lợi cho việc biểu đạt ngôn ngữ của dân tộc và quốc gia mình, ngoài những phương pháp tạo chữ và dùng chữ như hình thanh, hội ý…, một số dân tộc và quốc gia đã mở ra con đường biểu âm mới mẻ, sáng tạo ra “chữ cái ghi âm tiết” và “chữ cái ghi âm tố” . Lúc đầu chúng còn dùng lẫn với chữ Hán, sau này thoát li khỏi chữ Hán để sử dụng độc lập. Ví như Kana [Giả danh] của Nhật Bản, Hangul [Ngạn văn] của Triều Tiên, chữ Di [Di văn] ghi âm tiết của vùng Lương Sơn, Tứ Xuyên. Sự sáng tạo ra chữ cái theo hình chữ Hán là một bước tiến vượt bậc trong lịch sử chữ Hán.

3. Phân loại các văn tự theo loại hình chữ Hán

Theo những tư liệu mà người viết bài này thu thập được cho đến năm 1996, thì các loại văn tự theo loại hình chữ Hán, trừ chữ Hán ghi tiếng Hán đã thông dụng ra, có tới 30 loại[1] [văn tự] để ghi 19 thứ ngôn ngữ.

Dựa theo ngữ hệ có thể chia chúng làm:

1. Ngữ hệ Hán - Tạng [], gồm:

a. Hán ngữ [2 loại văn tự];

b. Ngữ tộc Tạng - Miến [] [6 loại ngôn ngữ, 10 loại văn tự];

c. Ngữ tộc Miêu – Dao [] [hai loại ngôn ngữ, 4 loại văn tự];

d. Ngữ tộc Choang – Động [壯侗] [5 loại ngôn ngữ, 5 loại văn tự].

2. Ngữ hệ Altay [阿爾泰語繫], gồm:

a. Tiếng Khiết Đan [契丹語] [2 loại văn tự];

b. Tiếng Nữ Chân [女真語], tiếng Triều Tiên [2 loại văn tự];

3. Chưa xác định rõ ngữ hệ, gồm: tiếng Việt Nam, tiếng Nhật Bản [3 loại văn tự];

Lại có thể dựa theo nguồn gốc văn tự mà chia thành:

1. Phỏng tạo phái sinh [孳乳仿造];

2. Phỏng tạo biến đổi [變異仿造];

3. Chữ cái theo loại hình chữ Hán [漢字型字母];

4. Khác nguồn gốc những cùng loại hình [異源同型] [chữ Di, chữ Nạp Tây].

4. Những văn tự theo loại hình chữ Hán được tạo thành theo lối “phỏng tạo phái sinh”

4.1. Chữ Nôm và chữ Choang[2]

Năm thứ 33 thời Tần Thủy Hoàng [năm 214 trước Công nguyên] đã bình định được Lĩnh Nam 嶺南, lập ba quận là Hải Nam, Quế Lâm, Tượng [nay thuộc vùng Quảng Tây], đưa một lượng lớn di dân từ Trung nguyên đến. Năm thứ 6 niên hiệu Nguyên Đỉnh thời Hán Vũ đế [năm 111] đã bình định được nước Nam Việt 南越國, lập chín quận gồm: Hải Nam, Uất Lâm, Thương Ngô, Hợp Phố, Đạm Nhĩ, Châu Nhai, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam [nay thuộc Quảng Tây, Hải Nam, miền bắc và miền trung Việt Nam]. Thời Tần - Hán, tiếng Hán và chữ Hán đã truyền tới [những vùng tương ứng với lãnh thổ của các] dân tộc Choang ở Quảng Tây và dân tộc Kinh ở Việt Nam ngày nay. Sau một thời gian dài sử dụng văn ngôn tiếng Hán, họ đã mượn dùng chữ Hán để ghi chép tiếng nói bản địa. Vào khoảng thời Đường, họ đã bắt đầu tiến hành “phỏng tạo phái sinh”, sử dụng văn tự dân tộc tạo mới, bổ sung cho những chữ Hán mượn dùng, trở thành chữ Nôm của Việt Nam và chữ Choang của dân tộc Choang. Đến thời Tống, chữ Nôm và chữ Choang đều đã lưu hành rộng rãi trong dân gian. Gần đây đã thu thập được hơn 2.800 chữ Nôm tạo mới và 4.000 chữ Choang tạo mới. Văn tự chính thức của họ trước sau vẫn là chữ Hán. Chữ Nôm và chữ Choang hình thể gần gũi, cấu tạo tương đồng, khu vực lân cận, chúng là hai “văn tự chị em” [, tỉ muội văn tự]. Hiện còn hơn 1.000 tác phẩm viết bằng chữ Nôm như Kim Vân Kiều truyện金雲翘傳… Cũng còn nhiều tác phẩm viết bằng chữ Choang như Lưu tam thư劉三姐

Ví dụ như sau:

Mượn

từ

Mượn âm

Mượn nghĩa

Tạo mới

Chữ Nôm:

Âm đọc:

Văn

Nam

Mày

Lại

Tươi

Ngựa

Trùm

Seo

Con

Gái

Nghĩa:

Văn

Hướng nam

Mày, ngươi

Đến

Tươi

Ngựa

Ông chủ

Đày tớ

Con

Con gái

Chữ Choang:

Âm đọc:

vwnz

namz

miz

daeuj

ranz

mwng

gwnz

laj

bya

naz

Nghĩa:

Văn

Hướng nam

Đến

Nhà

Mày

Trên

Dưới

Núi

Ruộng

4.2. Chữ Miêu và chữ Dao[3]

Tộc Miêu và tộc Hán từ thời đại truyền thuyết sớm nhất trong lịch sử Trung Quốc đã không ngừng gây chiến với nhau, nhưng cũng có khi hòa hợp. Hoàng Đế đã đánh Xuy Vưu , [thủy tổ của tộc Miêu] ở đất Trác Lộc 涿鹿 [ở Hà Bắc ngày nay]. Vua Nghiêu tha Tam Miêu 三苗 [liên minh của tộc Miêu] ở đất Tam Nguy 三危. Năm nghìn năm nay, tộc Miêu đã đồng hóa ở quy mô lớn với tộc Hán. Tộc Miêu không có chữ viết tự sáng tạo còn truyền lại. Gần đây phát hiện ra tộc Miêu ở vùng Tương Tây 西 [thuộc tỉnh Hồ Nam] vào cuối đời Thanh đã mô phỏng tạo nên ba loại chữ Miêu theo loại hình chữ Hán:

1. Chữ Miêu Bản Đường [板塘苗字, Bản Đường Miêu tự]. Tú tài người Miêu cuối đời Thanh là Thạch Hoàng Tỉ 石皇璽 nhà ở thôn Bản Đường, huyện Hoa Viên , Tương Tây, tự gọi là Bản Đường. Chữ Miêu Bản Đường mà ông ta sáng tạo ra được dân chúng trong vùng sử dụng để ghi chép văn học dân gian. Ngoài việc mượn dùng những chữ Hán sẵn có, còn dùng lối “đọc theo âm” và lối “đọc theo nghĩa” để bổ sung năm sáu trăm chữ mới nữa, có biên soạn Miêu văn tự chính phả苗文字正譜 nay không còn. Từ các bản thủ cảo dân ca Miêu với hơn mười vạn [lượt] chữ, các nhà nghiên cứu đã lọc ra được hơn 470 “chữ Hán của tộc Miêu” 苗族漢字.

2. Chữ Miêu Lão Trại [老寨苗字, Lão Trại Miêu tự]. Được sáng tạo bởi nhóm Thạch Thành Giám 石成鋻ở thôn Lão Trại, trường Ma Lật 麻栗場, huyện Hoa Viên, Tương Tây. Vào những năm 1950, đoàn ca kịch Miêu trong vùng đã dùng loại văn tự này để viết kịch bản.

3. Chữ Miêu Cổ Trượng [古丈苗字, Cổ Trượng Miêu tự]. Thấy trong cuốn Cổ Trượng Bình Sảnh chí古丈坪廳志, một bản in ván khắc vào năm Đinh Mùi thời Quang Tự [năm 1907], không biết do ai sáng tạo ra. Huyện Cổ Trượng ở vùng Tương Tây.

Chữ Miêu theo loại hình chữ Hán có thể đã tồn tại từ sớm hơn, do không được coi trọng, thậm chí không được coi là văn tự, cho nên mai một đi, không còn ai nói đến nữa.

Dưới đây là phần so sánh chữ Miêu với chữ Nôm và chữ Choang.

Bản Đường

Chữ Miêu

nba

nhang

njie

nie

u

ga

Lợn

Nghe

Biết

Ở, tại

Nước

Lão Trại

Chữ Nôm

nba

nhang

nong

bur

nước

Lợn

Nghe

Ăn

Chúng ta

Nước

Cổ Trượng

Chữ Choang

dang

shou

bi-ngeu

ruem

gaeq

Chuyển

Đá

Núi

Nước

Tộc Dao có ba thứ tiếng: tiếng Miễn , tiếng Bố Nỗ 布努語, và tiếng Lạp Gia 拉珈語. Ngữ tộc Miêu-Dao phân làm chi tiếng Miêu và chi tiếng Dao. Tiếng Bố Nỗ của tộc Dao thuộc chi tiếng Miêu, có thể thấy hai tộc Miêu và Dao có quan hệ mật thiết thế nào. Tộc Dao cũng là một dân tộc cổ xưa, không ngừng đồng hóa với tộc Hán. Tộc Dao ở Hồ Nam chia làm Dao Quá Sơn 過山瑤 [bộ phận sống trên núi ] và Dao Bình Địa 平地瑤 [bộ phận sống dưới đồng bằng]. Dao Quá Sơn nói tiếng Dao, không bị đồng hóa với tộc Hán; Dao Bình Địa nói tiếng Hán, đã đồng hóa với tộc Hán. Dân gian còn lưu truyền lại chữ Dao theo loại hình chữ Hán, xem xét văn bản chép tay hiện còn là Bàn vương điệp盤王牒 ta thấy ghi chép niên đại sớm nhất là năm thứ hai niên hiệu Trinh Nguyên đời Đường [năm 628], vậy thì thời kì sáng tạo tất nhiên còn sớm hơn nữa. Ví dụ về chữ Dao như sau:

Mượn dùng

Tạo mới

nei

ton

oi

bu-sei

fa

bdyi

iong

nun

nyai

Mày

Trai, nam

Yêu

Quả dứa

Bố

Mẹ

Gấu

Non

Xấu hổ

4.3. Chữ Bố Y và chữ Động [4]

Tộc Bố Y có một trữ lượng phong phú văn học truyền miệng, do “Ma công” 魔公 [tức thầy cúng] của tộc mượn dùng chữ Hán để ghi chép lại, những chỗ không đủ thì bổ sung một số lượng nhỏ chữ Hán tự tạo mới, trở thành văn tự cũ của tộc Bố Y. Nhiều đời truyền tụng nhau những hình thức dân ca, chuyện kể, thần thoại, ngụ ngôn, câu đố, yết hậu ngữ 歇後語… Trước kia văn tự cũ này sử dụng rất rộng rãi, nhưng tự hình khác nhau tùy theo người viết, tùy theo vùng đất, không được quy phạm hóa. Ví như:

Mượn từ: [saam, ba]; [son, tiễn, tặng]; [ma, ngựa]; [au, cần, đòi].

Mượn âm: [na, ruộng]; [da, sông]; [mbaan, thôn]; [me, mẹ].

Chữ tự tạo mới:

nau

ndaang

hau

bya

bya

nyin

yaang

mang

dum

Nói

Thân mình

Cơm

Núi

Con cá

Trống đồng

Mã tấu

Béo

Chìm

Tộc Động giỏi thơ ca, được tôn xưng là “quê thơ, biển ca” 詩的, . Họ sử dụng chữ Hán để ghi chép thơ ca, có nhiều tác phẩm như Châu Lang Nương Mĩ [có phim Tần Nương Mĩ ], còn có loại hình “Động hí” [diễn trò của tộc Động] bắt đầu từ thế kỉ XIX. Đặc điểm của chữ Động là mượn dùng chữ Hán sẵn có, chưa thấy chữ Hán tạo mới nào. Khi mượn thì chủ yếu là mượn âm, rất ít khi mượn nghĩa. Ví dụ:

[xao, các anh, chúng mày]; [nao, sống, ở]; [sai, đưa cho]; [gao-jeen, đỉnh núi]

拿屋師道鳥 [Đem nhà cho chúng ta ở], “拿屋” là mượn nghĩa, “師道鳥” là mượn âm.

Lại có phép “phản thiết” 反切法, lấy chữ Hán làm kí hiệu ghép âm 拼音 [phanh âm], ví dụ: 尼亞 [nya, mày]; 達姆 [dam, cái chuôi]; 其阿姆 [qam, đi].

4.4. Chữ Bạch 白文 và chữ Hà Nhì 哈尼字[5]

Thời Đường Tống, họ Mông của tộc Ô Man [tức tộc Di ] ở Vân Nam đã liên hợp tộc Bạch lập ra nước Nam Chiếu [649-902], sau đó họ Đoàn trong tộc Bạch dựng nước Đại Lí [937-1253]. Nước Đại Lí mượn dùng chữ Hán để ghi chép tiếng Bạch, trở thành chữ Bạch theo loại hình chữ Hán. Chữ Bạch lưu hành khá rộng rãi vào đời Nguyên, sau đời Minh thì dần dần ít dùng. Dấu vết của chữ Bạch còn trong văn bia đời Tống, Minh, như Đại Lí tam thập thất bộ hội minh bi 大理三十七部會盟碑 [năm 971 đời Bắc Tống]; huyện Nhị Nguyên 洱源 có Đoàn tín thư Bảo ma nhai bi kí段信苴寶摩崖碑記 [năm 1370 đời Minh, họ Đoàn, tên Bảo, “tín thư” là tiếng tôn xưng trong tiếng Bạch, nghĩa là “vương tử”]; huyện Đại Lí có Dương Phất viết Từ Kí sơn hoa vịnh Thương Nhị cảnh 祠記山花咏蒼洱境, gọi tắt là Sơn hoa bi, năm 1450 đời Minh]. Ngoài ra còn có nhiều loại kịch bản hát viết tay, về hình thức phân làm “đại khúc bản” 大曲本, “xuy xuy xoang” 吹吹腔 và “tam hiến văn” 三獻文.

Văn hiến chữ Bạch có loại gần như chỉ dùng chữ Hán sẵn có, có loại gần như chỉ dùng chữ Bạch tạo mới, có loại dùng xen lẫn. Dưới đây là một đoạn trong bài Sơn hoa bi nổi tiếng:

五華侶你历刂宵充

Năm ngôi lầu mĩ miều cao tít tầng không

三塔侶你穿天腹

Ba tòa tháp nhọn đâm lên bầu trời

羽戈山高鳳凰栖

Núi Cánh Phượng cao, chim phượng hoàng đậu ở đó

龍關龍王宿

Long vương nghỉ đêm ở Long Quan

Tộc Hà Nhì có chữ khối vuông Hà Nhì 哈尼方块字 [Cáp Ni phương khối tự], tương truyền bắt đầu xuất hiện từ những năm đầu thời Dân Quốc [từ 1912], các bối mã貝瑪 [tức thầy cúng] thông hiểu được, dùng để tế lễ thần trại Long Ba Môn 龍巴門. Nội dung [được ghi chép bằng chữ vuông Hà Nhì] có các loại dân ca, phong tục dân gian, truyền thuyết lịch sử, kinh tế tự, sử thi sáng thế Áo sắc mật sắc奥色密色. Từ tình hình sử dụng mà xét, thì thời điểm ra đời của loại văn tự này sớm hơn rất nhiều so với những năm đầu thời Dân quốc. Chữ Hà Nhì chủ yếu mượn dùng chữ Hán, có phụ thêm những chữ tạo mới. Ví dụ:

Mượn dùng

Tạo mới

o

mei

neiv

beemao

buyiv

ssii

zo

cuv

baolhao

ngaoshao

Trời

Đất

Ma quỷ

Mặt trời

Sinh ra

Đi

Hai, đôi

Rực rỡ

Mặt trăng

Con cá

4.5. Chữ Cơ Lao và chữ A Tế ghi tiếng Di[6]

Chữ Cơ Lao và chữ A Tế ghi tiếng Di là hai loại văn tự rất ít người biết đến.

Tộc Cơ Lao có chữ Cơ Lao [仡佬字, Ngật Lão tự] theo loại hình chữ Hán, được Giáo sư Trần Kì Quang 陳其光 phát hiện ra năm 1989. Tộc Cơ Lao mượn dùng chữ Hán trong tiếng Hán, bổ sung chữ Hán tự tạo, có các phép tạo chữ hình thanh, hội ý. Những ví dụ sau đây là do Giáo sư Trần Kì Quang cung cấp:

kau

k’au

ing

tau

zha

nie

ni

t’a

kang

tse

Người

Rồi

Đứng

Lăn xuống

Bà nội

Màu đỏ

Lệch

Nơi, chỗ

Đòn, gậy

Đuôi

Tộc Di có nhiều loại văn tự. Chữ vuông A Tế ghi tiếng Di 彝阿細方块字 [tức chữ A Tế] là văn tự theo loại hình chữ Hán do giáo hội Cơ Đốc giáo soạn cho người tộc Di ở địa khu A Tế tỉnh Vân Nam vào đầu thế kỉ XX. Về cơ bản là một chữ dùng ghi cho một từ, có thể đọc từ một đến ba âm tiết. [Cách tạo chữ ] chủ yếu là hội ý, rất ít hình thanh. [Loại văn tự này] từng dùng để phiên dịch tài liệu của giáo hội, cũng có vùng dùng để ghi chép các tác phẩm A Tế đích tiên cơ阿細的先基 [bộ sử thi sáng thế lưu truyền lại từ thời xa xưa] và Nặc triết諾哲 [những bài học triết lí thời xưa]. Địa khu A Tế vốn không có chữ Di cổ truyền, nên chữ A Tế được nhân dân đón nhận, nhưng đến nay đã mất hoàn toàn. Tư liệu dưới đây do chuyên gia về tộc Di là ông Vũ Tự Lập 武自立 cung cấp:

a-bba

a-mu

a-mai

sso

mu-se-po

yi

po

yi-sai

hlo-bbo

hie-sso

Bố

Mẹ

Con gái [đẻ]

Con trai [đẻ]

Chúa trời

Nước

Núi

Thần

Mặt trăng

Chim

4.6. Đặc điểm chung của loại phỏng tạo phái sinh

Các loại văn tự theo loại hình chữ Hán [được tạo thành theo phương pháp] phỏng tạo phái sinh có những đặc điểm chung sau:

a. Phỏng tạo phái sinh nếu sớm thì bắt đầu vào thời Đường Tống, muộn thì vào thời Nguyên - Minh. Khi ấy, chữ Hán ghi tiếng Hán đã đạt đến thời kì khải thư楷書, cho nên các kiểu phỏng tạo phái sinh đều kế thừa lối viết khải thư.

b. Phỏng tạo phái sinh đều tạo ra các loại văn tự sử dụng xen lẫn những chữ mượn dùng với những chữ mới phỏng tạo, mới đầu chủ yếu là mượn dùng chữ sẵn có, sau đó những chữ mới phỏng tạo dần dần tăng thêm nhiều hơn.

c. Phỏng tạo phái sinh về cơ bản không tạo mới những kí hiệu đơn thể [tức văn ], mà dùng những kí hiệu đơn thể sẵn có để ghép thành chữ Hán dân tộc mới [tức tự ], hoặc là lấy những kí hiệu phức hợp sẵn có rồi lại ghép lần nữa thành những chữ mới trùng điệp

d. Phương pháp mượn dùng chữ sẵn có chủ yếu là: 1. Mượn từ: mượn cả âm và nghĩa, tức là mượn dùng từ vựng tiếng Hán để bổ sung cho từ vựng bản ngữ; 2. Mượn âm [đọc theo âm]: chỉ mượn âm đọc của chữ sẵn có, không mượn nghĩa, đây là sự mở rộng của lối giả tá 假借 [vay mượn], cũng là cách biểu âm hóa chữ Hán, nhưng mượn âm phải thay đổi âm cũ đôi chút để thích ứng với cấu trúc ngữ âm bản địa; 3. Mượn nghĩa [đọc theo nghĩa, 訓讀, huấn độc]: chỉ mượn nghĩa của chữ cũ, không mượn âm, âm đọc phá vỡ sự hạn chế một chữ một âm vốn có, thế nên âm đọc chữ Hán đã được đa âm tiết hóa.

e. Phương pháp phỏng tạo chữ mới chủ yếu là: 1. Tạo chữ hình thanh mới, lợi dụng trọn vẹn hoặc một bộ phận của chữ Hán để kết hợp thành thể phức hợp mới gồm có bộ thủ [biểu ý] và thanh phù [biểu âm]; 2. Tạo chữ hội ý mới, kết hợp hai chữ để biểu thị một ý nghĩa nào đó.

f. Văn tự phỏng tạo phái sinh luôn luôn thay đổi tùy người viết và tùy địa phương, một âm [được ghi bằng] nhiều chữ, một chữ có nhiều hình thể, chưa thể thực hiện quy phạm hóa. Phần lớn đều dùng để ghi chép [các hình thức] văn nghệ dân gian và thư từ dân gian, khó có thể trở thành công cụ hữu hiệu trong giáo dục hiện đại.

5. Những văn tự theo loại hình chữ Hán được tạo thành theo lối “phỏng tạo biến đổi”

Vào đời Tống, ba dân tộc phía bắc Trung Quốc là Khiết Đan 契丹, Nữ Chân 女真 và Tây Hạ 西夏 lập nên ba quốc gia Liêu , Kim , Hạ , lần lượt sáng tạo ra chữ Khiết Đan [đại tự và tiểu tự], chữ Nữ Chân và chữ Tây Hạ, đều là những văn tự theo loại hình chữ Hán được tạo thành theo lối phỏng tạo biến đổi. Ngoài ra chữ Thủy 水書 của tộc Thủy ở Quý Châu cũng thuộc loại này.

5.1. Khiết Đan đại tự [, chữ lớn Khiết Đan][7]

Cuối thời Đường, thủ lĩnh của tộc Khiết Đan là Da Luật A Bảo Cơ 耶律阿保機 [tức Liêu Thái tổ] dựng nên nước Liêu vào năm 907, còn gọi là nước Khiết Đan. Tiếng Khiết Đan thuộc ngữ hệ A Nhĩ Thái. Sách Ngũ Đại hội yếu五代會要 viết: “Khiết Đan vốn không có chữ viết, chỉ khắc vào gỗ để truyền tin. Có người Hán là Hãm Phiên Triết 陷蕃哲 đã gia giảm lối viết chữ lệ 棣書 mà soạn thành chữ Hồ 胡書”. Liêu sử遼史 chép rằng: Năm thứ năm niên hiệu Thần Sách đời Liêu Thái tổ [năm 921] “bắt đầu sáng tạo Khiết Đan đại tự, xuống chiếu cho ban hành”; lại chép: “Sứ giả nước Hồi Cốt 回鶻 đến, [em trai Thái tổ là] Điệt Thích 迭刺 theo sứ hai mươi ngày để học tiếng nói và chữ viết của họ, rồi đặt ra Khiết Đan tiểu tự, lượng chữ ít mà thông suốt”. Văn tự nhắc tới trước là loại “đại tự”, nhắc tới sau là loại “tiểu tự”. Kim sử 金史 chép: năm thứ hai niên hiệu Minh Xương 明昌 đời Chương Tông 章宗 [năm 1191] “xuống chiếu bãi bỏ chữ Khiết Đan”. Từ khi được sáng tạo ra đến khi bị phế bỏ đã trải qua 270 năm [921 - 1191]. Ở đây trước hết nói về “đại tự”, phần “tiểu tự” sẽ nhắc đến trong mục “Văn tự chữ cái”ở phần sau bài viết.

Năm 1951, người ta đào được bản Tiêu Hiếu Tông mộ chí蕭孝宗墓志 tại núi Tây Cô 西 huyện Cẩm Tây 西 tỉnh Liêu Ninh 遼寧, kết quả khảo chưng cho thấy đó là Khiết Đan đại tự; sau đó lại phát hiện Da Luật Tập Niết mộ chí 耶律習涅墓志, Da Luật Kì mộ chí 耶律祺墓志..., thu thập được gần 2.000 [lượt] chữ đại tự. Khiết Đan đại tự là văn tự biểu ý theo loại hình chữ Hán, sử dụng các nét chữ khải, đều là những chữ biểu ý đơn thể, chưa phát hiện thấy chữ hợp thể theo lối hội ý hay hình thanh nào. Khiết Đan đại tự áp dụng cách thức của chữ Hán để sáng tạo ra những hình thể hoàn toàn không giống với chữ Hán, đó là lối “phỏng tạo biến đổi”. Ví dụ:

Trời

Hướng

về

Vạn

Thuận

lợi

Bảy

mươi

[số]

chín

Tuổi

Con gà

Năm [tháng]

5.2. Chữ Nữ Chân [][8]

Thủ lĩnh tộc Nữ Chân là A Cốt Đả 阿骨打 [tức Kim Thái tổ] dựng nước Kim vào năm 1115. Tiếng Nữ Chân thuộc ngữ tộc Manchu-Tungusic [滿洲 - 通古斯 Mãn Châu-Thông Cổ Tư], ngữ hệ Altay, là thủy tổ của tiếng Mãn Châu. Người Nữ Chân vốn không có chữ viết, khi mới gia nhập Trung Quốc thì họ mượn dùng chữ Khiết Đan. Kim Thái tổ lệnh cho Hoàn Nhan Hi Doãn完顏希尹 và Diệp Lỗ 叶魯 sáng chế ra chữ Nữ Chân, ban hành vào năm thứ ba niên hiệu Thiên Phụ 天輔 [năm 1119]. Kim sử chép: “Hi Doãn bèn dựa theo chữ khải của người Hán, nhân chế độ [văn tự] của Khiết Đan hợp với tiếng nước ta mà chế ra chữ Nữ Chân”; lại chép: “Hi Doãn dựa theo chữ Khiết Đan mà chế ra chữ Nữ Chân”. Năm đầu niên hiệu Thiên Quyến 天眷 đời Hi Tông熙宗 [năm 1138] lại sáng tạo ra một loại chữ Nữ Chân nữa, ban hành năm thứ năm niên hiệu Hoàng Thống 皇統 [năm 1145]. Văn tự nhắc tới trước là loại Nữ Chân đại tự 女真大字, nhắc tới sau là loại Nữ Chân tiểu tự 女真小字, phỏng theo chế độ song hành văn tự của người Khiết Đan. Những chữ Nữ Chân hiện còn về hình dáng giống với Khiết Đan đại tự, đó là Nữ Chân đại tự [trở xuống gọi tắt là “chữ Nữ Chân”], hiện nay vẫn chưa phát hiện ra Nữ Chân tiểu tự. Chữ Nữ Chân từ khi được sáng tạo ra cho đến khi bị hoàn toàn quên lãng đã trải qua ba thế kỉ.

Văn hiến chữ Nữ Chân gần như mất hoàn toàn. Gần đây người ta phát hiện ra một số văn bia có khắc chữ Nữ Chân: Đại Kim đắc thắng đà tụng bi 大金得勝陀頌碑, Nữ Chân tiến sĩ đề danh bi女真進士題名碑, Nô Nhi can Vĩnh Linh tự bi kí 奴兒干永寧寺碑記, Khánh Nguyên quận Nữ Chân quốc thư bi慶源郡女真國書碑. Ngoài ra còn có một lượng không nhiều chữ Nữ Chân thấy trong một vài văn bia, con dấu, gương đồng và mẩu giấy viết tay khác. Trong những năm niên hiệu Vĩnh Lạc đời Minh có biên tập Hoa Di dịch ngữ 華夷譯語, trong đó có Nữ Chân quán lai văn-tạp tự 女真館來文 - 雜字, tức Nữ Chân dịch ngữ 女真譯語, là bảng tự vựng song ngữ giữa chữ Nữ Chân và chữ Hán, cung cấp đầu mối cho đời sau giải đọc.

Chữ Nữ Chân sử dụng chữ Hán hoặc chữ Khiết Đan làm “chữ cơ bản” 基字 [cơ tự], rồi tăng giảm nét bút. Loại văn tự này phân làm “chữ ghi ý” 意字 [ý tự, ý phù] và “chữ ghi âm”音字 [âm tự, âm phù]. “Chữ ghi ý” lại phân làm “chữ ghi ý hoàn toàn” [tức chữ ghi từ 詞字, từ tự] và “chữ ghi ý không hoàn toàn” [tức chữ ghi ngữ tố , ngữ tố tự], loại “chữ ghi ý không hoàn toàn” không thể độc lập trở thành từ hay từ tổ. Tiếng Nữ Chân là thứ tiếng đa âm tiết, một chữ đọc thành một đến bốn âm tiết, các chữ đều là chữ biểu ý đơn thể, không có chữ hội ý hay hình thanh hợp thể. Số chữ không nhiều, Nữ Chân dịch ngữ thu thập 903 chữ, Nữ Chân văn từ điển 女真文辭典, thu thập 1.373 chữ. Giống với Khiết Đan đại tự, chữ Nữ Chân áp dụng cách thức của chữ Hán nhưng không thu nhận hình thể chữ Hán, là văn tự theo loại hình chữ Hán được tạo thành theo lối “phỏng tạo biến đổi”. Ví dụ như sau:

mi-ni

tshao-xa

tu-gi

ere

ete-eri-in

o!

Của ta

Quân đội

Mây

Cái này

Như thế nào

A!

[thán từ]

Quân ta như mây!

5.3. Chữ Tây Hạ [西][9]

Họ Thác Bạt trong tộc Đảng Hạng Khương 黨項羌 được nhà Đường ban họ Lí. Thủ lĩnh của họ này là Lí Nguyên Hạo 李元昊 dựng nước Đại Hạ 大夏 vào năm 1038 [năm đầu niên hiệu Bảo Nguyên 寶元 đời Tống Nhân Tông]. Triều Tống gọi nước Đại Hạ là Tây Hạ. Tiếng Tây Hạ thuộc ngữ tộc Tạng - Miến, ngữ hệ Hán Tạng. Tây Hạ vốn không có chữ Viết. Tống sử宋史 chép: “Nguyên Hạo tự chế ra chữ Phiên藩書 [Phiên thư], sai Dã Lợi Nhân Vinh 野利仁榮 diễn dịch nó; hình chữ vuông vức giống lối chữ bát phân 八分, nhưng nét chữ hơi trùng lặp”. Năm 1036 ban hành [loại chữ này]. Phiên thư là cách gọi “văn tự quốc gia” của người Tây Hạ, đời sau gọi là chữ Tây Hạ.

Có rất nhiều văn bản dùng chữ Tây Hạ, hiện vẫn còn lượng thư tịch lên đến mấy vạn lượt chữ, hơn tất cả [số lượt chữ của] bất kì dân tộc cùng thời kì nào ngoài tộc Hán. Mãi đến giữa đời Nguyên, người Tây Hạ ở dải đất Ninh Hạ và Cam Túc vẫn còn sử dụng chữ Tây Hạ. Trong đời Minh, người Tây Hạ đồng hóa với người Hán và các dân tộc khác, chữ Tây Hạ dần dần bị phế bỏ không dùng nữa, trở thành một loại văn tự cổ không ai đọc nổi. Từ khi được sáng tạo ra đến khi hoàn toàn diệt vong, [văn tự này] đã tồn tại 300 năm. Trên cửa Cư Dung quan 居庸關ở Bắc Kinh có khắc đá sáu thể văn tự, một trong số đó là chữ Tây Hạ.

Tây Hạ còn để lại nhiều cuốn tự thư字書. Căn cứ theo ghi chép trong cuốn vận thư Đồng âm 同音 thì văn tự Tây Hạ có 6.133 chữ, nhưng gần đây đếm lại thì chỉ có 5.651 chữ, cộng thêm một số chữ không trọn vẹn nữa thì có hơn 5.800 chữ. Trong số tự thư có cuốn Phiên Hán hợp thì chưởng trung châu番漢合時掌中珠 [năm 1190], là một bộ từ vựng song giải “Hạ-Hán”, trở thành chìa khóa cho đời sau giải đọc.

Chữ Tây Hạ mô phỏng chữ Hán, cũng có các nét “chấm, ngang, sổ, phẩy, mác, móc, hất” [, , , , , , ], cũng có các thể chữ “khải, hành, triện, thảo” [ , , , ], nhưng không hề mượn dùng một chữ Hán nào, toàn bộ hình thể đều phải tạo mới từ đầu. Kết cấu của chữ Tây Hạ: chữ đơn chi làm chữ biểu ý [ý phù] và chữ biểu âm [âm phù]; chữ ghép chia thành chữ hội ý, chữ hình thanh, và các loại chữ ghép khác. Tây Hạ không học theo chế độ song hành văn tự của Khiết Đan. Chữ Tây Hạ là văn tự theo loại hình chữ Hán được tạo thành theo lối “phỏng tạo biến đổi”, trong chữ có nhiều nét, đặc biệt nhất [so với các loại văn tự khác theo loại hình chữ Hán]. Ví dụ như sau:

a. Chữ biểu ý [ý phù]: chỉ biểu ý, không biểu âm:

Người

Eo lưng

Sâu bọ

Một

Thánh

Da

Tay

Chân

b. Chữ biểu âm [âm phù]: không biểu ý, trong ngoặc vuông […] là cách đọc theo âm chữ Hán [theo lối pinyin]:

[chi]

[zhe]

[wei]

[xia]

[he]

[dou]

[ju]

[ren]

5.4. Chữ Thủy [, Thủy thư][10]

Tộc Thủy chủ yếu cư trú tại huyện Tam Quận 三郡tỉnh Quý Châu, có truyền thống chữ Thủy 水書[thủy thư, hoặc 水字 thủy tự], tương truyền là do hai vị thần Lục Nhất Công 六一公 và Lục Giáp Công 六甲公 sáng tạo ra, không rõ năm sáng tạo. Số chữ của mỗi vùng không giống nhau, nếu không tính chữ dị thể thì có chừng hơn 200 chữ, chia làm chữ cổ thể 古體字, chữ kim thể 體字, và chữ bí tả 秘寫字. Chữ cổ thể là thể chữ viết tay trong những văn bản sớm, dùng bút bằng trúc để viết, còn gọi là trúc thư 竹書. Chữ kim thể là thể chữ viết tay trong những văn bản gần đây, viết bằng bút lông. Chữ bí tả là loại văn tự bí mật chuyên dùng của các thầy cúng. Theo cách dùng thì lại có thể chia làm chữ Thủy phổ thông [tức 白書Bạch thư, chữ Trắng] và chữ Thủy bí truyền [tức 黑書Hắc thư, chữ Đen]. Chữ Thủy phổ thông dùng để bói toán việc làm, ví dụ như việc xuất hành, cưới hỏi, đám giỗ, xây cất… Chữ Thủy bí truyền dùng cho việc cầu cúng, như thả quỷ, chống quỷ, bắt quỷ. Chữ Thủy còn dùng vào ghi chép các hình thức văn học truyền miệng như thơ ca, chuyện kể, truyền thuyết, ngụ ngôn… Trong các loại văn tự theo loại hình chữ Hán, chữ Thủy vô cùng đặc biệt:

a. Chữ Thủy dùng thể triện, không dùng thể khải, hoàn toàn khác với [văn tự của] các dân tộc xung quanh.

b. Trong chữ Thủy có hơn 50 tự căn 字根 giống hoặc gần giống giáp cốt văn hoặc kim văn. Những chữ tự tạo mới phần lớn đều là những kí hiệu đồ hình đơn thể, rất ít kí hiệu phức thể. Trình độ phát triển của chữ Thủy còn thấp hơn mức giáp cốt văn.

c. Cơ sở của tự hình chữ Thủy bắt nguồn từ chữ Hán cổ đại, chữ Thủy là loại văn tự dân tộc được “mượn nguồn” [tá nguyên] từ chữ Hán, nhưng nó xoay ngang hoặc lộn dọc một số tự hình, cho nên còn được gọi là “chữ ngược” [phản thư].

d. Chữ Thủy là một loại “văn tự bói toán” [bốc phệ văn tự], phương thức biểu đạt của nó là biểu hình và biểu ý, loại hình văn tự thuộc về “văn tự hình ý” .

Ví dụ về chữ Thủy:

ta:p7

jet7

pjeng3

tjeng1

mo6

ti1

qeang1

cin1

nim2

tui5

Giáp

Ất

Bính

Đinh

Mậu

Kỉ

Canh

Tân

Nhâm

Quý

Chuột

Én

Lợn

Ốc

Chó

Trĩ

Quạ

Khỉ

Sao

Sao Nguy

Sao

Thất

Sao Bích

Sao Khuê

Sao

Lâu

Sao

Vị

Sao Ngang

Sao

Tất

Sao Tuy

5.5. Đặc điểm chung của văn tự phỏng tạo biến đổi

a. Ba nước Liêu, Kim, Hạ đều đối địch với triều Tống, phản đối viết cùng văn tự 書同文 [thư đồng văn] với người Hán. Nhưng không thể dùng vũ lực để ngăn chặn sức thẩm thấu văn hóa, họ phản đối viết cùng văn tự với người Hán nhưng lại không thể không phỏng tạo ra loại văn tự theo loại hình chữ Hán. Cái mà họ làm được chỉ là áp dụng lối “phỏng tạo biến đổi” mà không áp dụng lối “phỏng tạo phái sinh”.

b. Phương pháp của phỏng tạo biến đổi là: áp dụng cách thức của chữ Hán, cải biến diện mạo chữ Hán. Nhìn chung đều mô phỏng hình thức nét bút của lối khải thư và tổ hợp hình vuông, nhưng trong mỗi tự hình cụ thể lại phải có những đặc điểm khác biệt, để tránh cho khỏi giống “hùa theo” với chữ Hán.

c. Phỏng tạo biến đổi đều bỏ qua các giai đoạn trước đó là giai đoạn học tập và giai đoạn mượn dùng. Các nước Liêu, Kim, Hạ đều ở trong điều kiện sơ khởi là không có giáo dục văn hóa, họ dựa vào quân sự mà nổi lên, rồi phải mau chóng sáng tạo ra văn tự, vì vậy văn tự được sáng tạo ra đều lạc hậu hơn chữ Hán.

d. Ba thứ tiếng Liêu, Kim, Hạ khác nhau rất xa, nhưng không hẹn mà gặp nhau ở chỗ cùng áp dụng hình thức của chữ Hán. Điều này chứng tỏ một dân tộc sử dụng hình thức văn tự nào là do ảnh hưởng của văn hóa quyết định, chứ không phải quyết định bởi đặc điểm ngôn ngữ.

e. Phỏng tạo biến đổi có hai loại. Một loại là chữ Hán tạo mới nhưng đều viết khác hoàn toàn với hình thể của chữ Hán mẫu thể. Một loại khác là chữ Hán tạo mới, dù hình dáng biến đổi nhưng vẫn nhận ra được những quan hệ với chữ Hán mẫu thể. Văn tự của Liêu, Kim, Hạ thuộc loại trước, chữ Thủy thuộc loại sau.

6. Chữ cái theo loại hình chữ Hán []

6.1. Chữ cái Kana của tiếng Nhật [日語假名字母][11]

Từ thời kì nhà Tấn [thế kỉ III - IV] của Trung Quốc, Nhật Bản bắt đầu học tập văn ngôn tiếng Hán một cách chính quy. Bốn giai đoạn phát triển của quá trình truyền bá chữ Hán [học tập, mượn dùng, phỏng tạo, sáng tạo] đối với tiếng Nhật khá rõ ràng. Giai đoạn học tập của Nhật Bản trải qua hơn 500 năm. Sau đó dân gian mượn dùng chữ Hán để ghi chép tiếng Nhật. Năm 759 biên soạn xong tập họa ca Vạn diệp tập [Manyosyu], trong đó những chữ Hán dùng làm chữ cái gọi là “giả danh vạn diệp” 萬葉假名 [Manyogana]. Từ đó chữ Nhật tiến lên giai đoạn mượn dùng. Nhật Bản cũng phỏng tạo một số chữ Hán Nhật, gọi là Kokuji [國字Quốc tự] hoặc Waji [倭字Oa tự [cũng đọc Nụy tự ], có khoảng hơn 120 chữ, một vài chữ không nhiều trong số đó đã được ghi nhận vào tự điển của Trung Quốc. Đây là “giai đoạn phỏng tạo” ngắn ngủi. Không như Việt Nam phỏng tạo một lượng lớn chữ Hán, Nhật Bản từ mượn dùng chữ Hán đã tiến lên “giai đoạn sáng tạo” bằng việc sáng tạo ra chữ cái.

Phật giáo Trung Quốc vào năm 538 đã từ Bách Tế truyền vào Nhật Bản. Nại Lương Hoà Thượng 奈良和尚 khi đọc kinh Phật đã chua âm chua nghĩa vào bên cạnh chữ Hán, lúc đầu dùng trọn vẹn một chữ Hán, sau đó giản hóa khải thư, hình thành nên Katakana [片假名Phiến Giả Danh]. Đàn bà con gái biết không nhiều chữ, bèn mượn dùng chữ Hán làm âm phù để ghi chép thơ ca, viết thư từ. Vào thời đại Bình An [794 - 1192] khi thảo thư đang thịnh hành, thì người Nhật đã giản hóa thảo thư, tạo nên Hiragana [平假名Bình Giả Danh]. Tiếng Nhật có rất ít âm tiết, đây là điều kiện có lợi cho việc sáng tạo chữ cái ghi âm tiết. Nhưng từ khi chữ Hán truyền nhập Nhật Bản đến khi Kana của Nhật Bản thành thục cũng phải trải qua một nghìn năm. Ban đầu Kana chỉ có thể dùng để chua vào cạnh chữ Hán, không thể trở thành văn tự chính thức. Thế kỉ X lưu hành thể hỗn hợp giữa chữ Hán và Katakana, thế kỉ XIII lưu hành thể hỗn hợp giữa chữ Hán và Hiragana. Kana trở thành bộ phận cấu thành văn tự chính thức.

Năm thứ 33 niên hiệu Minh Trị 明治 [năm 1901] quy định 47 chữ Kana [gồm hai bộ]. Kana là chữ cái ghi âm tiết, chắp âm [拼音] rất thiếu linh hoạt, không thể không bổ sung những cách viết phụ gia: dùng kí hiệu phụ gia [hai nét chấm, vòng tròn nhỏ] biểu thị âm trọc và âm bán trọc; dùng chữ cái thu nhỏ biểu thị “âm ngắn” [促音xúc âm] và “âm rút gọn” [拗音ảo âm]; bổ sung một chữ cái biểu thị bạt âm [拔音, cuối vần là âm mũi]; ngoài ra còn nhiều lần điều chỉnh từ pháp. Vậy nên cách viết phiền phức hơn, nhưng có thể chắp âm một cách chính xác.

Sau Thế chiến thứ hai, Nhật Bản thực thi bình dân hóa văn tự, năm 1981 quy định 1945 chữ Hán thường dùng, pháp luật và công văn đều chỉ dùng giới hạn trong số chữ này. Văn tự của Nhật Bản đã từ tình trạng chữ Hán dùng kèm với một số Kana chuyển sang tình trạng Kana dùng kèm với một số chữ Hán. Ngày nay, văn tự Nhật Bản chính thức vẫn là thể hỗn hợp giữa chữ Hán với Kana. “Văn tự Kana” hoàn toàn không dùng chữ Hán không phải là văn tự chính thức. Văn tự hiện đại của Nhật Bản bao gồm ba thành phần là chữ Hán, Katakana và Hiragana, là loại văn tự hỗn hợp ghi “từ ngữ và âm tiết” theo loại hình chữ Hán. Xin miễn nêu ví dụ.

6.2. Yidu [] và Hangul [] của Triều Tiên[12]

Từ cuối thời Hán đến thời Tam Quốc [thế kỉ II, III], chữ Hán truyền vào Triều Tiên. Triều Tiên học tập Tứ thư, Ngũ kinh, sử dụng văn ngôn tiếng Hán trong suốt 1.700 đến 1.800 năm. Thời đại Tân La ở Triều Tiên [thời triều nhà Đường ở Trung Quốc] bắt đầu mượn dùng chữ Hán để ghi chép tiếng nói, hình thành hai loại văn tự dân gian. Một loại là mượn dùng âm đọc chữ Hán, không để ý đến ý nghĩa của chữ Hán, để ghi chép ca dao dân ca, gọi là Hyangka 鄉札 [Hương Trát]. Một loại là về thực từ thì dùng ý nghĩa của chữ Hán, về hư từ thì dùng âm đọc của chữ Hán, để ghi chép công văn và các văn thư ứng dụng khác, gọi là Yidu 吏讀 [Lại Độc]. Dần dần Hyangka không lưu hành nữa, còn Yidu dùng suốt từ thế kỉ VII đến cuối thế kỉ XIX, nhưng văn tự chính thức thì luôn luôn là [chữ Hán để ghi chép] văn ngôn tiếng Hán. Triều Tiên sáng tạo ra một số chữ giản hóa, gọi là chữ khẩu quyết [訣字], nhưng số chữ không nhiều.

Năm 1446 [năm thứ mười niên hiệu Chính Thống triều Minh ở Trung Quốc], Ngạn Văn Sảnh 諺文廳 trong triều Lí của Triều Tiên chế định ra chữ cái, công bố trong cuốn Huấn dân chính âm訓民正音, dân chúng gọi là Hangul [諺文Ngạn Văn]. Ngay đầu cuốn sách này đã nêu rõ ý chính: “Tiếng nói nước ta khác với Trung Quốc, chữ viết cũng không thông giao với nhau được; cho nên nhiều khi bọn dân ngu có điều muốn nói mà không thể diễn đạt ý mình. Nay chế định ra hai mươi tám chữ mới, muốn cho người người dễ học, tiện dụng hằng ngày”. Nhưng trong 500 năm sau khi Hangul được công bố, việc thực hành vô cùng khó khăn. Vào thế kỉ XVI có một lần cấm dùng, chỉ có thầy chùa và phụ nữ vẫn tiếp tục sử dụng, được gọi là chữ Phụ Nữ 婦女字. Nhưng chữ cái dễ học dễ dùng, truyền bá nhanh chóng, dần dần được lớp trí thức tiếp thu, hình thành thể hỗn hợp chữ Hán với Hangul. Thể hỗn hợp này đến thế kỉ XIX thì trở thành văn tự thông dụng.

Sau Thế Chiến thứ hai, miền bắc [Triều Tiên] loại bỏ chữ Hán, dùng toàn Hangul [tăng lên 40 chữ, gồm 19 phụ âm và 21 nguyên âm]; miền nam [Hàn Quốc] vẫn dùng thể hỗn hợp, nhưng “chữ dùng trong giáo dục” giảm xuống còn 1.800 chữ.

Nét bút của Hangul rất giống chữ Hán, nhưng hoàn toàn không phải có nguồn gốc từ chữ Hán. Hangul là chữ cái ghi âm tố, số lượng [chữ cái] rất ít, nhưng không áp dụng cách bố trí tuyến tính như Kana, mà xếp chồng nhiều chữ cái ghi một âm tiết với nhau thành “chữ khối vuông ghi âm tiết”, thích ứng với hình thể khối vuông của chữ Hán. Kết quả là chữ cái ít nhưng “chữ khối vuông ghi âm tiết” lại rất nhiều. Thế kỉ XV dùng hơn 5.000 “chữ khối vuông ghi âm tiết”, đến nay cần hơn 3.500 chữ, là một loại “văn tự tập hợp rất nhiều tự phù” 大字符集文字. Xin miễn nêu ví dụ.

6.3. Chữ cái chú âm tiếng Hán[13]

Ba nghìn năm nay đã tích lũy được trên 60.000 chữ Hán, nhưng thiếu một bộ chữ cái. Cuối đời Thanh nổi lên phong trào chữ thiết âm . Sau Cách mạng Tân Hợi, năm 1918 đã công bố một bộ chữ cái tiếng Hán đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, gọi là “chữ cái chú âm” [chú âm tự mẫu, năm 1940 đổi tên là quốc âm phù hiệu 音符]. Bộ chữ cái này có đặc điểm là:

a. Chữ cái dùng chữ Hán cổ có thêm giản hóa.

b. Chữ cái về cơ bản thay mặt cho âm tố [21 phụ âm, 8 nguyên âm], có 8 chữ cái phức hợp [tổng cộng 37 chữ cái], cho nên là một loại chữ viết ghi “âm tố - âm tiết”. Xin miễn nêu ví dụ.

6.4. Chữ Nữ [女書]Giang Vĩnh ghi tiếng Hán[14]

Huyện Giang Vĩnh ở tỉnh Hồ Nam với trung tâm là làng Giang Vu Thượng có một loại văn tự ghi phương ngôn tiếng Hán lưu truyền trong giới phụ nữ, chỉ truyền cho nữ chứ không truyền cho nam, gọi là “chữ Nữ” 女書 [Nữ thư]. Đến thập kỉ 1990 vẫn còn 2 cụ bà biết sử dụng, hiện nay có xu hướng mai một.

Chữ Nữ có hơn 1.200 chữ, thường dùng 600 chữ, 80% có quan hệ về hình thể với chữ Hán, viết theo phong cách lối viết chữ hình thoi. Mỗi chữ ghi một âm tiết, là một loại văn tự theo loại hình chữ Hán ghi âm tiết phương ngôn, chưa được quy phạm hóa. Những văn tự phương ngôn tiếng Hán khác đều áp thu dùng những chữ Hán sẵn có, bổ sung một số ít chữ Hán tạo mới; đều là “văn tự ghi từ ngữ và âm tiết”, không phải “văn tự ghi âm tiết”; đều không phân biệt nam nữ. Chữ Nữ thì lại khác. Nguyên nhân ở đâu? Những nghiên cứu mới đây đã nhận thấy rằng: chữ Nữ là văn tự của phụ nữ thuộc tộc Dao Bình Địa . Dao Bình Địa là tộc Dao đã được Hán hóa, nói phương ngôn tiếng Hán, không nói tiếng Dao, nhưng vẫn lưu giữ những phong cách vốn có của tộc Dao. Ngôn ngữ của chữ Nữ là tiếng Hán, dân tộc là tộc Dao, cho nên không giống như những văn tự ghi phương ngôn tiếng Hán khác.

Dưới đây là một câu trong tác phẩm Lương Sơn Bá dữ Chúc Anh Đài viết bằng chữ Nữ [nguyên văn xếp theo hàng dọc, ở đây sửa thành hàng ngang]:

Hữu duyên thiên lí lai tương hội, vô duyên đối diện bất tương bồi

6.5. Chữ Lật Túc [][15]

Chữ Lật Túc

Giống chữ Hán

Âm tiếng Lật Túc

zy

han

jjor

ddvt

ddo

qair

ssair

mot

svt

sir

Nghĩa

Chặt, chém

Cho, tặng

Nói

Tiến vào

Ra

Thần

Mưa

Già

Máu

Về

Tộc Lật Túc cư trú tại dải Nộ Giang và Lan Thương Giang ở tỉnh Vân Nam, đây là vùng biên giới phía tây Trung Quốc, đồi núi cheo leo, giao thông hiểm trở, vì vậy ánh sáng văn hóa rọi tới rất muộn.

Huyện Duy Tây 西ở vùng này có một nông dân người Lật Túc tên là Uông Nhẫn Ba [1900 - 1965] đã sáng chế ra chữ Lật Túc theo loại hình chữ Hán, gọi là “chữ ghi âm tiết Lật Túc” 傈 僳 音節 字. Loại văn tự này lưu hành trong dân tộc Lật Túc ở huyện Duy Tây. Uông Nhẫn Ba tự mình biên soạn cuốn sách giáo khoa học chữ là Lật Túc ngữ văn傈 僳 語 文 dài 1.330 chữ, trong đó có hơn 300 chữ lặp lại. Ngoài ra trong quá trình lưu truyền còn có 21 chữ nữa được sử dụng. Trừ đi những chữ lặp lại thì tổng cộng có 961 chữ ghi âm tiết.

Trước khi sáng tạo chữ Lật Túc, xung quanh huyện Duy Tây đã có chữ Lật Túc cũ老傈 僳 文 là loại chữ cái viết hoa để Cơ Đốc giáo truyền giáo. Uông Nhẫn Ba không thích văn tự ngoại lai của người phương Tây. Ông nghĩ rằng tộc Hán, tộc Nạp Tây… đều có văn tự dân tộc riêng, tộc Lật Túc cũng nên có văn tự dân tộc mình. Văn tự dân tộc trong con mắt của ông thực tế là theo hình thức chữ Hán. Uông Nhẫn Ba dùng loại văn tự do mình sáng tạo ra để ghi chép rất nhiều bài ca cổ dùng để tế trời và truyền thuyết, có hơn 30 bản chép tay.

Huyện Duy Tây nằm ở vùng rìa mép của vòng văn hóa chữ Hán, nếu bước thêm một bước về phía tây nữa thì đã là nước Myama thuộc về vòng văn hóa Ấn Độ rồi. Xung quanh huyện Duy Tây tuy xây nhiều chùa Lạt ma nhưng Uông Nhẫn Ba không phỏng theo Tạng văn để sáng tạo ra chữ viết. Chữ Lật Túc có lẽ là văn tự theo loại hình chữ Hán được sáng tạo muộn nhất trong vòng văn hóa chữ Hán. Vào những năm 1950 có khoảng hơn 1.000 người biết loại văn tự này.

Ví dụ về chữ ghi âm tiết Lật Túc [hình thể có chữ gần giống chữ Hán, nhưng ý nghĩa không giống]:

6.6. Khiết Đan tiểu tự [, chữ nhỏ Khiết Đan][16]

Năm 1922, tại Liêu Khánh lăng ở Ba Lâm Hữu Kì 巴 林 右旗 vùng Nội Mông đã phát hiện ra bản Hưng tông hòa nhân ý hoàng hậu ai sách興 宗 和 仁 懿 皇 后 哀 冊, khảo ra là Khiết Đan tiểu tự. Sau đó lại phát hiện Da Luật Nhân Tiên mộ chí耶 律 仁 先 墓 志, Da Luật Tông Giáo mộ chí耶律 宗 教 墓 志, Phụ Tân Hải Đường sơn mộ chí tàn thạch阜 新 海 棠 山 墓 志 殘 石, Kim đại Bác châu phòng ngự sử mộ chí金 代 博 州 防 御使 墓 志

Khiết Đan tiểu tự là loại “văn tự chắp âm” 拼音文字. Chữ cái [tức nguyên tự原字] giống với chữ Hán thể khải thư giản hóa. Chữ cái có âm tiết tính, nhưng khi chắp âm không vứt bỏ những âm tố không cần thiết, trở thành nguyên âm hoặc phụ âm có tính âm tố, phương pháp cũng giống như lối phản thiết反切. Từ 1 đến 7 chữ cái chồng lên nhau thành một “khối vuông”, biểu thị một từ hoặc ngữ. Chữ cái khi xếp lên nhau thì bên trái xếp trước, bên phải xếp sau, cứ hai chữ thì lại dời xuống hàng dưới, xếp chồng nhiều lớp, chữ cái cuối cùng nếu lẻ ra thì viết ở giữa. Điều này tương tự với phép chồng gộp trong Hangul của Triều Tiên.

Đặc điểm của Khiết Đan tiểu tự là:

a. Nét bút không thể phân tích thành âm tố, giống với Kana, không giống với Hangul.

b. Không xếp theo tuyến tính mà xếp theo lối chồng gộp khối vuông, giống như Hangul, không giống với Kana.

c. Một âm có nhiều cách ghi, còn chưa hình thành bảng chữ cái quy phạm.

Ví dụ về Khiết Đan tiểu tự [căn cứ theo Khiết Đan tiểu tự nghiên cứu契丹 小 字 研 究, vốn viết theo hàng dọc, ở đây đổi thành hàng ngang]:

Trời

Rất sáng sủa

Ngọt

Bốn [4]

Tuổi

Thứ tự

Ất

Chưa

Ví dụ về âm trị thu được khi so sánh chữ cái [nguyên tự] [của Khiết Đan tiểu tựD] với chữ Hán đối dịch:

Chữ cái

Âm trị

Chữ Hán đối dịch

Nghĩa

Ngựa Yên ổn Núi Hoa lan Ba [3]

Chữ cái

Âm trị

Chữ Hán đối dịch

Nghĩa

Yên Bên Viện Viện Quan Đầu Đầu

bình trong sát tiên tiên

6.7. Đặc điểm chung của chữ cái theo loại hình chữ Hán

a. Có ba tình huống sử dụng chữ cái theo loại hình chữ Hán: 1. chỉ làm công cụ chú âm, như chữ cái chú âm tiếng Hán; 2. làm bộ phận cấu thành của văn tự, như Kana của Nhật Bản; 3. trở thành văn tự độc lập, như Hangul của phía bắc Triều Tiên.

b. Chữ cái theo loại hình chữ Hán chia làm hai loại: Một loại là chữ cái ghi âm tiết, như Kana, chữ Lật Túc, chữ Nữ. Một loại khác là chữ cái ghi âm tố hoặc “tương đương âm tố” [準音素, chuẩn âm tố], như Hangul là chữ cái ghi âm tố, Khiết Đan tiểu tự là chữ cái ghi tương đương âm tố, chữ cái chú âm là chữ cái ghi bán âm tố.

c. Chữ cái ghi âm tiết theo loại hình chữ Hán rất khó quy phạm hóa. Đạt được sự quy phạm hóa này chỉ có Kana, Hangul, và chữ Di quy phạm ở tỉnh Tứ Xuyên.

d. Để thích ứng với cách thức chữ Hán, chữ cái ghi âm tố và tương đương âm tố phải tổ hợp thành khối vuông ghi âm tiết. Khiết Đan tiểu tự là như vậy, Hangul cũng thế, điều đó thể hiện sức mạnh truyền thống của loại hình chữ Hán.

7. Những văn tự dân tộc khác nguồn gốc nhưng cùng loại hình []

7.1. Chữ Di [][17]

Chữ Di là một loại văn tự khởi nguồn tự sáng tạo, hoàn toàn không phải “mượn nguồn gốc” từ chữ Hán. Từ lịch sử phát triển mà nhìn, thì chữ Di và chữ Hán có rất nhiều đặc điểm tương đồng, là những loại văn tự khác nguồn gốc nhưng cùng loại hình. Đời xưa truyền lại chữ Di cũ , sử sách gọi là Vĩ thư, Thoán văn .

Văn khắc trên kim loại và đá [bằng chữ Di] thấy sớm nhất là đời Minh, có văn khắc trên chuông đồng ở chùa Vĩnh Hưng ở huyện Đại Phương 大方 tỉnh Quý Châu; bản thạch khắc Thuyên tự nhaiở huyện Lộc Khuyến thành phố Côn Minh tỉnh Vân Nam; Thiên tuế cù bi kí của quan Thổ ti họ An ở huyện Đại Phương tỉnh Quý Châu; Thủy tây Đại Độ hà kiến thạch kiều bi kí 西ở huyện Đại Phương...

Sử sách cũng bắt đầu ghi chép [về chữ Di] từ đời Minh. Sách Thiên Khải Điền chí chép: “Có bọn mọi rợ đi qua, cho xem loại chữ Thoán, hình dạng giống con nòng nọc”. Cảnh Thái Vân Nam chí cũng có ghi chép về chữ Thoán. Điền hệ-Tạp tải chép: “Thời Hán có kẻ hậu nhân của tù trưởng người Nạp Cấu tên là A Ki , là người ở châu Mã Long, bỏ quan chức về ẩn cư nơi sơn cốc, soạn ra chữ Thoán như con nòng nọc, hai năm mới xong, có 1.840 chữ cái kì lạ, gọi là thư tổ”. Khai Hóa phủ chí, Đại Định huyện chí, Đại Thanh nhất thống chí … đều có ghi chép tương tự. Tân toản Vân Nam thông chí chép: “Văn thư trong phủ quan ắt phải ghi chữ Thoán ở sau, đều biết mà tuân thủ, vậy là trong khoảng thời Càn Long-Gia Khánh thì loại chữ ấy vẫn còn lưu hành trong bọn mọi rợ”.

Căn cứ theo ghi chép trong sử sách và văn khắc trên kim loại và đá, thì chữ Di đại thể được sáng tạo vào thời Đường và phát triển ở thời Minh. Có thể rất lâu trước thời Đường đã có chữ Di, đến thời Đường thì tiến hành chỉnh lí.

Thư tịch chữ Di hiện còn chủ yếu là chữ chép tay, rất ít sách in ván khắc. Nội dung cũng phần nhiều liên quan đến tế lễ tôn giáo, cũng có một phần sách về lịch sử, triết học, văn học, y dược…, tổng số lên tới trên một vạn cuốn sách. Tác phẩm nổi tiếng A Thi Mã , Tây nam Di chí西 và ba tác phẩm tiếng ở Lương Sơn đã được dịch ra tiếng Hán.

Tộc Di cư trú không tập trung, giao thông hiểm trở, “tiếng nói khác âm, chữ viết khác hình”. Chữ Di do thành phần chủ yếu và các kí hiệu phụ tạo nên, thành phần chủ yếu gọi là “bộ thủ”. Số lượng chữ Di phân bố ở mỗi vùng không giống nhau: ở Vân Nam nhiều nhất, có hơn 14.200 chữ; Tứ Xuyên có hơn 8.000 chữ; Quý Châu có hơn 7.000 chữ; ít nhất là ở Quảng Tây, khoảng 800 chữ. Có rất nhiều chữ dị thể, nhiều nhất là một chữ có hơn 100 dị thể. Người truyền thụ chữ Di truyền thống chủ yếu là các “thầy giảng kinh” nắm vững tôn giáo trong vùng, gọi là các Tất ma.

71.1. Chữ Di quy phạm ở Tứ Xuyên

Tỉnh Tứ Xuyên soạn sửa Tứ Xuyên quy phạm Di văn四川規范彝文, ban hành thí điểm năm 1976, đến năm 1980 thì được Quốc vụ viện phê chuẩn cho ban hành chính thức. Người ta đã chọn ra 819 chữ trong số chữ Di cũ, lấy âm, không lấy nghĩa [loại bỏ hơn 7.000 chữ đồng âm], đại biểu cho âm tiết có chia thanh điệu của phương ngôn tiếng Di ở Đại Lương Sơn, Tứ Xuyên [phương ngôn miền bắc], lấy tiếng vùng Thánh Sạ 聖乍 làm phương ngôn cơ sở, lấy ngữ âm vùng Hỉ Đức 喜德 làm âm tiêu chuẩn. Đây là “chữ ghi âm tiết phương ngôn tiếng Di ở Lương Sơn” có hình thức dân tộc. Ví dụ như sau:

7.1.2. Chữ Di quy phạm ở Vân Nam

Tộc Di ở Vân Nam có nhiều chi, nhiều phương ngôn, khó mà áp dụng một văn tự ghi âm tiết thống nhất. Chữ Di cũ của Vân Nam có hơn 14.200 chữ, cách đọc và cách viết ở mỗi vùng đều không giống nhau, vừa có chữ biểu ý, lại vừa có chữ biểu âm, vốn là một loại “văn tự ý âm” vừa biểu ý vừa biểu âm. Năm 1983 bắt đầu soạn ra Vân Nam quy phạm Di văn雲南規范彝文, chọn ra 2.300 chữ biểu ý và 350 chữ biểu âm từ số chữ Di cũ, tổng cộng thành 2.650 chữ. Năm 1987 tỉnh Vân Nam phê chuẩn cho ban hành thí điểm trong khu vực tộc Di ở Vân Nam. Chữ biểu ý biểu thị ý nghĩa của từ ngữ tiếng Di, mỗi vùng có thể đọc theo âm địa phương của vùng mình [siêu phương ngôn]. Chữ biểu âm dùng vào việc ghi chép một lượng lớn những từ tiếng Di mượn của tiếng Hán. Chữ Di quy phạm ở Vân Nam là văn tự ý âm siêu phương ngôn ở Vân Nam, một loại văn tự biểu ý kiêm biểu âm. Dưới đây là chữ biểu ý thuộc ba bộ thủ đầu tiên trong Tự vựng bản字汇本 [năm 1991] của chữ Di quy phạm ở Vân Nam.

7.2. Chữ Nạp Tây [西][18]

Tộc Nạp Tây có trung tâm cư trú là huyện tự trị tộc Nạp Tây tại Lệ Giang , Vân Nam. Họ có ba loại văn tự: chữ Đông Ba 東巴文, chữ Ca Ba 哥巴文, và chữ Mã Lệ Mã Tát 瑪麗瑪薩文.

7.2.1. Chữ Đông Ba []

Tiếng Nạp Tây gọi chữ Đông Ba là “dấu vết trên gỗ đá” 木石痕迹, đại để là ban đầu được khắc trên gỗ và đá, thời gian sáng tạo khoảng từ thế kỉ XII đến XIII [thời Nguyên]. Văn tự này do các thầy giảng kinh trong tôn giáo là các vị “Đông Ba” nắm vững, nên gọi là chữ Đông Ba. Đây là một loại văn tự khởi thủy của tộc Nạp Tây, không phải một loại văn tự diễn sinh từ chữ Hán, nhưng do chịu ảnh hưởng của chữ Hán mà một bộ phận tự phù trông giống chữ Hán cổ. Hình thể văn tự gần gũi với chữ Hán thời kì sớm, là loại văn tự “khác nguồn gốc nhưng cùng loại hình” với chữ Hán.

Chữ Đông Ba giống như một bức tranh liên hoàn, chủ yếu là biểu hình, còn biểu ý là phụ thêm, thỉnh thoảng cũng có vài âm phù, nên đây là một loại văn tự hình ý, không thể ghi chép ngôn ngữ theo trật tự từ ngữ mà không để lại sơ sót nào, cần phải có thầy giảng kinh nói bổ sung khi đọc chữ. Về sau văn tự này chịu ảnh hưởng của chữ Ca Ba xuất hiện sau thì nội bộ chữ mới sinh ra kí hiệu ghi âm tiết, chính là lúc chuyển từ văn tự hình ý sang văn tự ghi âm tiết.

CuốnNạp Tây tượng hình văn tự phả納西象形文字譜 của Phương Quốc Du thu thập 2.274 chữ Đông Ba độc thể và hợp thể, trong đó chữ tượng hình chiếm 47%, chữ hội ý chiếm 33%, chữ hình thanh chiếm 19%. Tỉ lệ phần trăm chữ hình thanh ở đây gần giống trong chữ giáp cốt.

Văn hiến chữ Đông Ba hiện còn hơn 20.000 cuốn sách, nội dung là những ghi chép về nhiều phương diện như kinh điển tôn giáo, bói toán, y dược, truyền thuyết lịch sử, thi ca cách ngôn, phong tục tập quán..., hàm chứa nhiều giá trị lịch sử văn hóa học và văn tự học. Ví dụ như sau:

Dịch ý: Ném trứng xuống giữa hồ, nổi lên trận gió đen trắng, sóng dữ xô trứng thánh, trứng đập vào đỉnh núi cao, phát ra một tia sáng [bằng] vàng, đường trời từ đây thông suốt.

Thuyết minh: Bên trái có người cầm quả trứng, ở giữa có cái hồ [bên dưới] và quả trứng đã ném xuống hồ [bên trên]. Ở giữa, về phía trái có cơn gió, trên đó có âm phù bạch [, màu trắng, phía phải nổi gió trắng]. Ở giữa, về phía phải có cơn gió, trên đó có chấm đen biểu thị màu đen [phía phải nổi gió đen]. Bên phải là núi, trong đó có hình đầu gà làm âm phù chàng [, đập, đập vào đỉnh núi cao]. Bên phải, phía trên có cảnh trứng phát quang bốn mặt [ánh sáng bằng vàng rực rỡ].

7.2.2. Chữ Ca Ba []

Chữ Ca Ba là văn tự để ghi chép lời kinh của Đông Ba giáo, là thứ văn tự diễn sinh từ chữ Đông Ba, được sáng tạo vào khoảng đầu thế kỉ XX. “Ca Ba” có nghĩa là “đồ đệ”, “văn tự đồ đệ” này được thoát thai từ “văn tự sư phụ” là chữ Đông Ba. “Văn tự sư phụ” là loại văn tự hình ý, “văn tự đồ đệ” là loại văn tự ghi âm tiết. Về sau “văn tự đồ đệ” quay trở lại ảnh hưởng ngược tới “văn tự sư phụ”, khiến cho trong chữ Đông Ba xuất hiện kí hiệu ghi âm tiết.

CuốnNạp Tây tượng hình văn tự phả 西 của Phương Quốc Du thu thập 250 âm tiết chữ Ca Ba, mỗi âm tiết có nhiều kí hiệu, có 686 kí hiệu âm tiết thường dùng, nhưng có hơn 40 âm tiết không có kí hiệu chuyên dụng. Tiếng Nạp Tây có thanh điệu, nhưng chữ Ca Ba không đánh dấu thanh.

Chữ Ca Ba rất giống thể tiểu triện của chữ Hán, có một bộ phận nhỏ ghi theo những chữ Hán có nét giản đơn, phần nhiều đều có nguồn gốc từ văn tự họa hình Đông Ba nhưng giản hóa đi, ngoài ra còn tạo thêm rất nhiều kí hiệu mới. Chỉ có vài trăm cuốn kinh sách viết bằng chữ Ca Ba, ít hơn rất nhiều so với [số sách viết bằng] chữ Đông Ba, phạm vi sử dụng cũng hẹp hơn nhiều. Ví dụ như sau:

Áo mỏng không rách đường khâu, gió đông không còn lạnh nữa.

7.2.3. Chữ Mã Lệ Mã Tát [瑪麗]

Chữ Mã Lệ Mã Tát lưu hành trong tộc Nạp Tây ở dải đất thuộc xã Lạp Phổ Công huyện Duy Tây tỉnh Vân Nam, họ là tộc người hơn 200 năm trước di cư đến đây từ vùng Mộc Lí Lạp Tháp [huyện Diêm Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên]. Mới đầu họ không có văn tự, về sau họ chọn dùng một phần kí hiệu trong chữ Đông Ba để làm văn tự ghi âm tiết, ghi lại tiếng nói của mình. “Mã Lệ [tức Mộc Lí] Mã Tát [tức Ma Thoa ]” nghĩa là người “Ma Thoa” [tức người Nạp Tây] từ Mộc Lí tới. Có 105 kí hiệu thường dùng, ví dụ như sau:

Âm đọc / nghĩa tiếng Hán

Nghĩa tiếng Việt

trời đất ngôi sao hoa lá quả cây rắn ếch ngựa

Âm đọc / nghĩa tiếng Hán

Nghĩa tiếng Việt

mày tao không chạy đẩy có ăn bay bắn phụ nữ

7.3. Đặc điểm chung của văn tự khác nguồn gốc nhưng cùng loại hình

a. Chữ Đông Ba và chữ Di đều là những văn tự đang trong quá trình diễn biến. Chữ Đông Ba từ “giai đoạn hình ý” bỏ qua “giai đoạn ý âm” để nhảy sang “giai đoạn biểu âm”, nội bộ xuất hiện những kí hiệu ghi âm tiết mới, lại diễn sinh ra chữ Ca Ba và chữ Mã Lệ Mã Tát là các văn tự ghi âm tiết trong cùng tộc Nạp Tây ở nơi khác. Chữ Di vốn đang trong quá trình diễn biến từ “văn tự ý âm” sang “văn tự ghi âm tiết” ở nhiều vùng, gần đây lại được sự chỉ đạo khoa học của các nhà ngôn ngữ học, đã chỉnh lí thành “văn tự ý âm” quy phạm của Vân Nam và “văn tự ghi âm tiết” quy phạm của tỉnh Tứ Xuyên.

b. Có hai con đường phát triển từ “văn tự ý âm” lên “văn tự biểu âm”: hình thanh hóa và âm tiết hóa. Chữ Di đã có những quy phạm khác nhau ở Vân Nam và Tứ Xuyên, thực tế là do quá trình âm tiết hóa xảy ra nhanh chậm khác nhau. Từ chữ Đông Ba diễn sinh ra chữ Ca Ba thì rõ ràng là quá trình âm tiết hóa. Hãy so sánh thì thấy: các văn tự phỏng tạo phái sinh [chữ Nôm, chữ vuông Choang…] đều đi theo con đường hình thanh hóa, phương hướng hoàn toàn khác nhau.

c. Trong “văn tự khởi nguồn” 自源文字 [tự nguyên văn tự [văn tự tự nó]] có thể thấy quá trình diễn biến từ “kí hiệu ghi hình vẽ” 圖符 [đồ phù] sang “kí hiệu ghi chữ” 字符 [tự phù]. Chữ Đông Ba về cơ bản vẫn ở vào giai đoạn “kí hiệu ghi hình vẽ”, chữ Ca Ba thì đã từ “kí hiệu ghi hình vẽ” biến thành “kí hiệu ghi chữ” rồi. Chữ Di cũng là “kí hiệu ghi chữ”, nhưng đều giống thể chữ triện chứ chưa thể hình thành thể chữ khải vốn tiện cho việc viết chữ. Các “văn tự mượn nguồn” 借源文字 [tá nguyên văn tự, thuộc loại phái sinh hoặc biến đổi] ngay từ đầu đã áp dụng lối viết chữ khải tiện lợi, các “văn tự khởi nguồn” lạc hậu hơn hẳn về điểm này.

8. So sánh tổng hợp các văn tự theo loại hình chữ Hán

30 văn tự của 19 ngôn ngữ có thể quy nạp thành ba loại lớn: Loại thứ nhất, kí hiệu rõ ràng có tính đồ hình, ngôn từ mà kí hiệu ghi lại là thiên chương hoặc từ ngữ, vẫn còn chưa thể ghi lại ngôn ngữ theo đúng trật tự từ ngữ, phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu hình kiêm biểu ý [như chữ Thủy, chữ Đông Ba thời kì sớm]. Loại thứ hai, kí hiệu dùng thể chữ triện hoặc chữ khải, kí hiệu ghi lại từ ngữ [chữ ghi từ] và âm tiết [chữ ghi từ tố], phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu ý kiêm biểu âm. Đại bộ phận các văn tự theo loại hình chữ Hán đều thuộc loại này. Loại thứ ba, kí hiệu là “kí hiệu ghi chữ” hoặc chữ cái, chữ cái để ghi âm tiết hoặc âm tố, có khi dùng lẫn với chữ Hán [như chữ Nhật Bản, Triều Tiên], có khi trở thành văn tự độc lập [như chữ Nữ, chữ Lật Túc, chữ Ca Ba, chữ Di quy phạm ở Tứ Xuyên], phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu âm.

Đặc điểm của các văn tự theo loại hình chữ Hán đã được so sánh theo từng nhóm như trên, dưới đây lại so sánh tổng hợp. Nhìn chung, căn tự theo loại hình chữ Hán có những khuynh hướng sau đây:

a. Chủ yếu là phỏng tạo phái sinh, còn phỏng tạo biến đổi là phụ. Văn tự phỏng tạo phái sinh có ở những dân tộc chịu ảnh hưởng khá sâu sắc của văn hóa Hán, đó là các tộc Choang, Việt, Miêu, Dao, Bố Y, Động, Bạch, Hà Nhì, Cơ Lao, Nhật Bản, Triều Tiên. Văn tự phỏng tạo biến đổi xuất hiện ở những dân tộc đối địch với tộc Hán hoặc ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán, đó là các tộc Khiết Đan, Nữ Chân, Tây Hạ [đối địch], Di, Nạp Tây [khác nguồn gốc văn tự], Lật Túc [khoảng cách xa]. Chữ Nữ ở vùng Giang Vĩnh đại để do phụ nữ tộc Dao Bình Địa tạo ra, chứ không phải do phụ nữ tộc Hán tạo ra.

b. Chủ yếu là theo thể chữ khải, còn thể chữ triện và thể chữ thảo là phụ. Thể chữ khải tiện cho việc viết chữ, có thể thông giao với người Hán. Chỉ có một số trường hợp ngoại lệ không dùng thể khải, đó là thể chữ triện ở chữ Di quy phạm vùng Tứ Xuyên [khác nguồn gốc văn tự], thể chữ thảo ở Hiragana của Nhật Bản [do phong cách lịch sử], thể chữ nửa triện nửa khải ở chữ Thủy [do tính thần bí của việc cầu cúng].

c. Chủ yếu là hình thanh hóa, còn âm tiết hóa là phụ. Phỏng tạo phái sinh về cơ bản là theo hướng hình thanh hóa, đó là xu hướng của chữ Hán ghi tiếng Hán, cũng vì các bộ phận [cấu tạo chữ] vốn đã quen thuộc, âm đọc lại dễ dàng. Những dân tộc ít chịu ảnh hưởng của văn hóa Hán, gồm cả phụ nữ của tộc Dao Bình Địa, chưa quen thuộc với các bộ phận [cấu tạo chữ], tự nhiên sẽ theo hướng âm tiết hóa [chữ Ca Ba, chữ Mã Lệ Mã Tát, chữ Lật Túc, chữ Nữ].

d. “Tiềm thức về khối vuông” 方块潛意識 rất mạnh mẽ. Cái gọi là “chữ khối vuông” không chỉ bao gồm thể chữ khải trong in ấn, mà còn có thể bao gồm thể chữ triện đã “tròn hóa” nét bút và viết vào trong một ô vuông. “Một chuỗi giá đỗ thì không giống văn tự”, đó là thể hiện tự nhiên của tiềm ý thức về khối vuông. Một cách hết sức tự nhiên, chữ Hán đã nuôi dưỡng nên cái tiềm ý thức về khối vuông bám rễ sâu chắc này. Vì vậy, chữ cái Hangul âm tố hóa cũng phải chồng lên thành khối vuông, khiến cho rất dễ thành ra phiền phức. Khiết Đan tiểu tự vô hình trung cũng chịu sự câu thúc của cái tiềm ý thức này. Chữ Nạp Tây vốn không bị hạn chế bởi khung vuông, nhưng sau khi phát triển đến âm tiết hóa thì cũng trở thành những kí hiệu có thể dồn vào một khung vuông.

Giới học thuật ngày càng hiểu rõ hơn về các văn tự theo loại hình chữ Hán. Lúc đầu chúng ta mới chỉ chú ý đến rất ít văn tự theo loại hình chữ Hán, chủ yếu là chữ Nôm của Việt Nam, về sau dần dần mới phát hiện thêm nhiều những văn tự loại này. Lúc đầu có khuynh hướng xem thường và coi khinh các văn tự theo loại hình chữ Hán, thậm chí phủ nhận chúng là văn tự, về sau dần dần mới thay đổi cách nhìn, mới biết rằng chúng là những di sản văn hóa cổ quý báu. Lúc đầu coi các văn tự tự sáng tạo của các dân tộc thiểu số là những cá thể phân tán chẳng hề liên quan với nhau, về sau dần dần mới xuất hiện quan niệm chỉnh thể, mới biết rằng chúng thuộc về cùng một hệ thống, cần phải nghiên cứu một cách tổng hợp, thế là đã manh nha một ngành “Hán tự học theo nghĩa rộng” 廣義漢字學. Từ ít đến nhiều, từ coi khinh đến xem trọng, từ phân tán đến chỉnh thể, đó là quá trình phát triển của nhận thức về các văn tự theo loại hình chữ Hán./.

NGUYỄN TUẤN CƯỜNG dịch

Dịch từ nguyên bản tiếng Trung Quốc: Chu Hữu Quang [周有光], Hán tự hình văn tự đích tổng hợp quan sát [漢字型文字的合觀察], đăng trên tạp chí Trung Quốc Xã hội Khoa học, xuất bản tại Bắc Kinh, số 2 năm 1998, trang 175-194. Các ví dụ về văn tự đều được in chụp từ nguyên bản. Trong khi dịch, người dịch cũng tham khảo các phần nội dung có liên quan trong: Chu Hữu Quang, Tỉ giảo văn tự học sơ thám[比較文字學初探], Ngữ văn xuất bản xã, 1998. Những phần trong ngoặc vuông […] là của người dịch.

[Giới thiệu của người dịch] Giáo sư Chu Hữu Quang là Ủy viên Ban Công tác ngôn ngữ văn tự Quốc gia Trung Quốc. Ông sinh năm1906 tại tỉnh Giang Tô. Bài viết này được đăng tải khi ông đã ở tuổi 93. Hiện nay GS. Chu đã ngoài trăm tuổi, nhưng ông vẫn không ngừng nghiên cứu khoa học, liên tục công bố những nghiên cứu mới về văn tự học, và tổ chức các buổi thuyết trình với các nhà nghiên cứu trẻ về văn tự học. Ông là nhà văn tự học hiện đại hàng đầu Trung Quốc, với những đóng góp nổi trội ở các lĩnh vực: Hán tự học, cải cách văn tự Hán, văn tự học đại cương, lịch sử văn tự thế giới, quy luật phát triển văn tự thế giới, văn tự học so sánh…]

Chú thích:

[1] [chú thích của người dịch] Có thể do bị hạn chế về nguồn tư liệu văn tự tại Việt Nam nên trong số “30 loại văn tự” này, GS. Chu Hữu Quang chưa đề cập đến chữ Nôm Dao, chữ Nôm Tày của Việt Nam. Theo GS.TSKH Nguyễn Quang Hồng [Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Việt Nam] trong một bài viết chưa công bố có tên Khái lược về chữ Nôm Ngạn thì còn có thể kể tới chữ Nôm Ngạn của người Ngạn, một nhánh trong số các tộc người có nguồn gốc Tày - Thái ở nước ta. Cả ba loại văn tự này đều là văn tự phái sinh từ chữ Hán. Nhân đây xin cảm ơn GS.TSKH. Nguyễn Quang Hồng đã cung cấp tư liệu chưa công bố này.

[2] Phần này do GS. Trương Nguyên Sinh 张元生, GS. Trình Phương 程方, nghiên cứu viên Lí Lạc Nghị cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn! Tham khảo: 庄《越语》,《中百科 · 卷》, 1988版;John DeFrancis, Colonialism and Language Policy in Vietnam, Mounton, the Hague – Paris - New York, 1977Đào Duy Anh, Chữ Nôm: Nguồn gốc, cấu tạo, diễn biến, Nxb Khoa học Xã hội, 1975;李桂《武鸣壮语》, 广西1953 版;韦稳《广西字》,《中文》1953期;张生《壮产:方字》,《中究》, 1984 版;毅《方较》bản thảo [năm 1986].

[3] Phần về chữ Miêu do GS. Triệu Lệ Minh cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn ! Tham khảo: 明《板汇》手稿;赵明、刘齐《湘西析》手稿;刘齐《族塘》 , 《贵究》 19812 期;世《苗志》, 1985版。

Phần về chữ Dao do GS. Mao Tông Vũ cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn! Xin xem: 武《瑶志》, 民族1982版;盘乾《瑶族:从文教学》, 199592日《中报》.

[4] Phần viết về chữ Bố Y do GS. Dụ Thúy Dung cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn ! Tham khảo: 容《布志》,1980版;喻容《布文》,《中字》, 1992版;喻长《布语》,《中 · 卷》, 1986版;张英、李仁《布族》, như trên. Phần viết về chữ Động xin tham khảo: 敏《侗志》, 1980版;王均《侗文》、《侗语》,《中 · 卷》,1986版;张民《侗族》, như trên;张如《侗文》,《中字》, 藏学1991版。

[5] Phần viết về chữ Bạch do GS. Từ Lâm cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn ! Tham khảo: 、赵荪《白志》,1984版;赵荪《白题》,《民集》,1982版;徐琳《白文》、马曜《白族》,《中 · 卷》, 国大1986版;徐稿《白歌》(1981年);《方块白文:南诏7 释》(1994年);《关字》(1996年);石健《论白族字》,《中刊》第6,19571, 物;周祜《明话》,《南丛》,1986印;《白言文道》,《云刊》1993年第3期。

Phần viết về chữ Hà Nhì do GS. Vương Nhĩ Tùng cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn! Tham khảo: 李永燧、王松《哈志》,1986 版;王尔料(1994年);李燧《哈语》、《哈尼文》,汉《哈族》,《中· 卷》,1986版。

[6] Phần viết về chữ Cơ Lao do GS. Trần Kì Quang cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn! Tham khảo: 礼《仡族》,辅《仡语》,《中 · 卷》, 大百1986版;善《仡志》民族1983版;陈料(19967月)。Phần viết về chữ A Tế do chuyên gia Vũ Tự Lập cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn!

[7] Phần này do GS. Lưu Phụng Trữ cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn! Tham khảo: 《契丹》, 《契文》,《中 · 卷》, 1986版;刘翥《契刻》,《中 · 卷》,1986版;刘《契丹字况》,《中究》, 学出1984版;清等《契究》, 社会1985版。

[8] Phần này do GS. Kim Khải Tông cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn! Tham khảo: 平、宗《女文字究》,1980版;金宗《女究概述》,《中究》,1984版;金宗《女文》,《中 · 卷》和《中 · 卷》,1986-1988年版;蔡彪《女探》,《内学学报》(哲版)1984期。

[9] Phần này do GS. Sử Kim Ba và GS. Nhiếp Hồng Âm 鸿 cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn! Tham khảo: 如《西字》,《中 · 卷》,科全1984版;史波《西述》,《中究》,社会1984版;李文《同究》,1986版;吴云《番汉合补》,《中究》,会科1984版。

[10] Phần này do GS. Tăng Hiểu Du , chuyên gia Vương Phẩm Khôi và chuyên gia Diêu Phúc Tường cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn ! Tham khảo: 如《水志》,1980版;王宇《水读》,《民文》19876期;王均《水语》、淇《水族》,《中国 · 卷》,1986版;雷广正、韦快《水析》,《贵究》1990 3期;王魁《水探》,《黔族》,1990版;王魁《水宿法》1994本。

[11] Phần này được nghiên cứu viên Trần Chân đọc duyệt, xin chân thành cảm ơn! Xem thêm: 《广典》,1982版。

[12] Phần này do GS. Kim Trấn Dung cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn ! Tham khảo: 料(1996年)。周川《朝展》,《语设》19864期;郑东《朝革》,《文革》文字1957版;宣五《朝志》,1985版。

[13] Tham khảo: 熙《国纲》, 1934版。

[14] Phần này do GS. Triệu Lệ Minh cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn ! Tham khảo: 等《妇峒》,1986版;赵明《中成》,1992版;史波、白滨、赵明《奇特书》,京语1995版。

[15] Phần này do GS. Mộc Ngọc Chương 木玉 cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn! Tham khảo: 、木璋、盖之《傈志》, 1986版;徐琳《傈语》、
《傈文》《中 · 卷》1986版;木璋、段伶《傈况》,《民文》1983期;木璋《老文》,《新文》,《中字》,1992版;木玉璋《傈献》,《中研究》,1991版。

[16] Phần này do GS. Lưu Phong Trữ cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn! Tham khảo: 述《契丹》,雄《契文》,《中 · 卷》, 1986版;刘翥《契刻》,《中 · 卷》, 1986版;刘翥《契况》,《中究》, 1984版;清等《契究》,1985版。

[17] Phần này do chuyên gia Vũ Tự Lập 武自立, chuyên gia Tất Vân Đỉnh và chuyên gia Diêu Xương Đạo cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn ! Tham khảo: 林《彝志》,1985版;陈《四文》,《中字》,1992版;武立《传文》,上;朱旭《彝议》,鼎《云况》,《文论》,1993版;马学良《彝文》、陈林《彝语》、胡均《彝族》,《中 · ,全书1986版;丁椿寿《彝,1993

[18] Phần này do GS. Từ Lâm cung cấp tư liệu, xin chân thành cảm ơn ! Tham khảo: 稿。方瑜《纳西谱》,1981版;和、姜仪《纳西志》,1985版;和武《纳西况》,《中究》,版社1984版;姜仪《纳西字》, như trên./.

Thông báo Hán Nôm học 2006 [tr.564-611]

Tất cả các từ: Erica, Aerie, Merit, Eerie, Beria, Peril, Feria, Azeri, Berit, Xeric, Ceric, Serin, và Serif erica, aerie, merit, eerie, Beria, peril, feria, Azeri, Berit, xeric, ceric, serin, and serif

TừChiều dàiPhụ âmNguyên âmÂm tiếtNguồn gốcYêu thích
Erica5 2 3 3
Aerie5 1 4 2
Công lao5 3 2 2 Tiếng Anh trung cấp
Ghê rợn5 1 4 2 Tiếng Anh trung cấp
Ghê rợn5 2 3 3
Beria5 3 2 2 Nguy hiểm
Pháp cũ5 2 3 3 Feria
Latin5 2 3 3
Azeri5 3 2 2 Berit
Thụy Điển5 3 2 2 XERIC
Hy Lạp cổ đại5 3 2 2
CERIC5 3 2 2 Serin
Latin muộn5 3 2 2 Serif

Hà Lanfive letter words.

Danh sách 5 chữ cái miễn phí lớn nhất trực tuyến. Không bao gồm tất cả các hình thức số nhiều của năm từ chữ.contain eri is easy! Use the search bar and include a dash or underscore where letters are missing in your puzzle. Such as "solve pu__le", "contains ap__e". Example: 8 letter word puzzle _a_t_i_a. For large sets of characters, use the unscrambler.

Đã hoàn thành các tính năng tìm kiếm từ AZ đã hoàn thành

  • Word unscambler đã được đổi tên và sẽ được thay đổi thành một người giải quyết hoàn chỉnh
  • Bộ đếm âm tiết hiện có sẵn cho văn bản và tài liệu.
  • Ở giữa / trong tìm kiếm từ trung tâm. Tìm kiếm "Hai từ âm tiết với qu ở giữa", "ab ở trung tâm", v.v. sẽ đưa bạn đến một danh sách các từ được đánh vần bằng _A-Z_. Đối với "Trung tâm chính xác", hãy sử dụng tìm kiếm như "6 chữ cái có qu ở giữa"
  • Từ không văng. Để có tốc độ nhanh nhất có thể, bây giờ bạn sẽ hạ cánh trên bộ ký tự được xem trên cùng cho bộ chữ cái đó.. For fastest speed possible, you will now land on the top viewed set of characters for that set of letters.
  • Khả năng tìm kiếm mới "Các từ với tất cả các nguyên âm" hoặc "các từ không có nguyên âm", "kết thúc bằng nguyên âm" hoặc "Bắt đầu với một nguyên âm".
  • Giải câu đố bằng cách sử dụng dấu gạch dưới hoặc dấu gạch ngang như "giải quyết _ _ e _ _ _ _ _ _, danh từ số ít 4 nguyên âm và 3 âm tiết" using underscores or dashes such as "solve _ _ e _ _ _ _ _ _, singular nouns 4 vowels and 3 syllables"
  • Tìm từ hoặc tên bằng chữ cái thứ hai, thứ ba và thứ tư của chúng lên chữ cái thứ tám với tìm kiếm eazy như "Words với chữ cái thứ hai".
  • Giải câu đố và thiếu chữ cái. Chủ đề WordBrain, từ với bạn bè, Scrabble, 4Pics1word, Cookies Word gian lận, câu trả lời, v.v. Ví dụ Câu trả lời Tìm kiếm: "Giải câu đố B_R", hoàn thành từ 6 chữ cái này từ O-E-H, "đánh vần như ra", "Các từ chứa ra". Sử dụng một dấu gạch dưới hoặc dấu gạch ngang trong đó câu đố bị thiếu một chữ cái.. Wordbrain Themes, Words With Friends, Scrabble, 4Pics1Word, Word Cookies cheats, answers, and more. Example answers search: "solve the puzzle b_r", complete this 6 letter word from o-e-h, "spelled like out", "words containing out". Use an underscore or dash where the puzzle is missing a letter.
  • Các truy vấn dài bao gồm 6 từ chữ cái hiện bao gồm điều hướng nhanh cho loại lời nói và các chữ cái bắt đầu/kết thúc như 6 chữ cái với chữ cái thứ hai c.
  • Các vần điệu và âm thanh như công cụ cho bất kỳ từ, chính tả hoặc văn bản được nhập. Kết quả khác nhau xuất hiện cho âm thanh và vần điệu.
  • Danh sách từ palindromes hiện có sẵn bằng cách tìm kiếm các từ palindrom. word Lists now available by searching palindrome words.
  • Uncrambler & decoder - giải mã các cụm từ như "bàn ăn" cho "egbindinatl". - decode phrases such as "dining table" for "egbindinatl".
  • Các bộ lọc tìm kiếm tiêu cực Các từ không có chữ E
  • Tìm từ nhanh. Tìm kiếm từ duy nhất đưa bạn đến trang Word. Giải các câu đố từ bằng cách sử dụng dấu gạch dưới hoặc dấu gạch ngang [ví dụ: _a_t_i_a]. Tất cả các từ/chữ cái mà không có một trang chuyên dụng sẽ bị hủy.
  • Tìm các từ Scrabble theo điểm! Thêm "Scrabble" vào truy vấn của bạn, chẳng hạn như các từ Scrabble với 14 điểm.
  • Những từ yêu thích đối với tài khoản của bạn words to your account

Xem tất cả các từ tiếng Anh

Bất kỳ ý tưởng tìm kiếm từ bạn muốn? Gửi một từ tìm yêu cầu tính năng để cho tôi biết.

Bạn có muốn học tiếng Nhật trong khi cải thiện tiếng Anh của bạn với bạn đi từ !? Bạn có thể học trực tuyến Nhật Bản và miễn phí với Misa của Ammo Nhật Bản bao gồm Grammer và Vrogabulary.

Trong các tính năng tìm kiếm tiến độ tôi đang làm việc.

  • Phonograms tìm kiếm sắp ra mắt do nhiều người dùng tìm kiếm, chẳng hạn như "các từ kết thúc bằng nhiều bản ghi âm"
  • Tìm kiếm từ gốc. Hiển thị với các tùy chọn tiền tố và hậu tố, chỉ khi nó có một từ gốc.
  • Cách đánh vần thay thế của các từ từ tiếng Anh Mỹ đến tiếng Anh Anh. Chuột qua ví dụ: màuColor
  • Danh sách từ có thể in và tải xuống.
  • Tần suất của một từ xuất hiện trong sách và các văn bản khác.
  • Cho phép từ tìm như "Các từ chứa phụ âm N, T và R". Điều này sẽ cung cấp một danh sách các từ với các chữ cái theo một thứ tự cụ thể, chẳng hạn như các phụ âm theo thứ tự của NTR.
  • Các từ số nhiều và số ít với thông tin và câu ví dụ.
  • Trò chơi từ theo lớp học từ mẫu giáo đến lớp 12.
  • Cung cấp các từ có thể được sử dụng hai lần hoặc nhiều hơn trong một câu với các câu ví dụ.
  • Diễn giải, phát âm và các công cụ ngữ pháp miễn phí.
  • Những từ ngữ riêng biệt theo khu vực tập trung. [Công nghệ, Giáo dục, Khoa học, Tâm lý học, v.v.]

Bạn đã tìm thấy lời của bạn?

Nếu bạn không thể tìm thấy những từ bạn đang tìm kiếm, vui lòng gửi phản hồi hoặc để lại nhận xét bên dưới. Hãy cho tôi biết danh sách từ nào bạn không thể tìm thấy, và tôi chắc chắn sẽ sửa nó cho bạn.

Từ 5 chữ cái nào có một ERI?

5 chữ cái bắt đầu bằng eri.

Có từ 5 chữ cái với AE không?

5 chữ cái với AE..
aquae..
coxae..
zoaea..
zoeae..
zonae..
cymae..
faery..
haems..

Những từ nào có eri trong họ?

experimentation..
experimentation..
gastroenteritis..
retroperitoneal..
experimentalism..
corynebacterium..
mischaracterize..
archaebacterium..
hyperinsulinism..

5 từ chữ với e ở giữa là gì?

Năm chữ cái e là chữ cái giữa..
adept..
agent..
ahead..
alert..
amend..
arena..
avert..
beech..

Chủ Đề