4s 5s trong easy là gì

Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích được cho các mẹ đang phải khổ sở vì giấc ngủ của con và muốn tìm ra hướng giải quyết tốt hơn.

TẠI SAO PHẢI TẬP TỰ NGỦ?

Bạn nhàn hơn, k phải bế ru rung lắc ầu ơ dí dầu cả ngày để cho con ngủ, tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.

Giấc ngủ đối với trẻ sơ sinh cực kì quan trọng, bé tự ngủ sẽ ngủ tốt hơn các bé ngủ phụ thuộc, bé ngủ đủ các giấc ban ngày và đủ 10-12 tiếng cho giấc đêm dài sẽ giúp bé thư giản, phục hồi và phát triển toàn diện nhất, bé có tinh thần để tiếp nhận những cái mới, ăn uống tốt hơn, chơi vui vẻ và ít cáu gắt hơn.

Khi các bé phụ thuộc vào yếu tố nào đó để ngủ, ví dụ: bế, ru, rung lắc nôi võng thì khi bé chuyển giấc giữa các giấc ngủ sẽ cần yếu tố đó để ngủ lại khiến bé ngủ ko đủ giấc ngày và hay thức giấc vào ban đêm.

Nhiều mẹ cho bé ti để ngủ, việc phụ thuộc ăn để ngủ tạo thói quen ăn uống ko lành mạnh gây khó khăn cho việc ăn dặm sau này, các bé ti để ngủ sẽ ko biết ăn No, ăn giữa chừng r ngủ, ngủ 1 xíu lại đói dậy đòi ăn. 1 vòng lẩn quẩn Ăn - Ngủ ko hiệu quả và ko thể khắc phục.

PP TỰ NGỦ 4S - PP TỰ NGỦ ÍT TIẾNG KHÓC NHẤT.

Áp dụng cho các bé dưới 3m, bé càng nhỏ tập càng nhanh, pp 4S là sự lựa chọn tốt nhất ở độ tuổi này vì đc cho là PP nhẹ nhàng và ít tiếng khóc nhất.

Các bé khi tập được ngủ củi riêng càng tốt, nếu không có củi riêng vẫn có thể tập khi ngủ chung giường với ba mẹ được. 

ĐIỀU KIỆN QUAN TRỌNG NHẤT ĐỂ TẬP TỰ NGỦ THÀNH CÔNG ĐÓ LÀ PHẢI CÓ NẾP SINH HOẠT EASY, vì theo Easy các bé giờ giấc Ăn - Ngủ rõ ràng, đến giờ Ngủ bé sẽ buồn ngủ và vào giấc dễ dàng hơn.

BƯỚC 1: QUẤN BÉ

TẠI SAO PHẢI QUẤN BÉ

Dưới 3 tháng tuổi trẻ ko có khả năng kiểm soát tay và chân của mình. Không như người lớn ngủ mê man khi quá mệt, trẻ lại trở nên hiếu động hơn - chân tay khua khoắng ko ngừng khi kiệt sức.

Ví dụ nếu bạn đi ngủ, mà bạn nằm tay chân bạn quơ loạn xạ thì bạn có ngủ được ko? Bạn biết điều khiển tay chân để yên khi ngủ, còn trẻ sơ sinh thì ko, nên bạn phải giúp bé bằng cách quấn bé, giúp bé bình tĩnh và tập trung để tìm vào giấc ngủ. 

Các bé dưới 3m thường xuyên vặn mình và giật mình khi ngủ, thì quấn bé sẽ giúp tay bé ko bị giơ lên khi giật mình, bé sẽ ko bị thức giấc và ngủ được lâu hơn.

QUẤN BÉ BẰNG GÌ?

T khuyên các bạn nên sử dụng khăn chuyên dụng để quấn. Nhiều bạn quấn bé bằng khăn lông bt, khăn aden, ủ kén, xong lại bảo con em nó k ngủ mà nó cứ khóc hoài.. vì các loại khăn đó ko co giản lại nóng, khiến bé khó chịu, và ko thể ngủ đc.

Những quan niệm như: 

Quấn bé sẽ không phát triển, không lớn" là quan niệm HOÀN TOÀN SAI và không có căn cứ, trẻ ko ngủ đc mới là không phát triển các bạn ạh. Chứ quấn bé mà không phát triển thì mặc quần áo bé cũng không lớn nổi đâu

"Quấn bé ngủ không thoải mái, gò bó" đừng qui chụp cảm giác sợ chật chội của bạn lên con bạn, chỉ có bạn là người cảm thấy ko thoải mái chứ ko phải con bạn. 

Bạn nghĩ bạn lạnh thì bé cũng sẽ lạnh, bạn thấy gò bó bé cũng thấy gò bó, vậy bé thích bú mỗi sữa mấy tháng trời bạn có thích không.

Hãy hiểu theo nhu cầu của con, chứ không phải của bạn, con không cần được thoải mái khi ngủ, con chỉ cần 1 giấc ngủ Ngon.

QUẤN BÉ ĐẾN KHI NÀO

Bạn quấn từ khi bắt đầu tập tự ngủ [ sinh ra là đã có thể quấn] đến khi bé tự ngủ tốt, bé đỡ giật mình, vặn mình hoặc bé biết mút tay. Thì bạn cai quấn bằng cách quấn 1 tay. Khi quấn 1 tay mà bé đã ngủ tốt, b có thể quấn bỏ 2 tay, chỉ quấn phần dưới hoặc bỏ quấn hoàn toàn.

BƯỚC 2: TẠO MÔI TRƯỜNG NGỦ.

Sau khi quấn bé xong, bạn bế bé đi kéo rèm, tắt điện, bật điều hoà. Vừa làm vừa thì thầm với bé:

-Đến giờ đi ngủ rồi, mình đi ngủ thôi...

-Mẹ đóng cửa nha...

-Mẹ tắt đèn nè...

-Mẹ kéo rèm nè...

-Mẹ bật điều hoà nha

-Hôn và chúc con ngủ ngon...

Những hành động và câu nói được lặp đi lặp lại nhiều lần, nhiều ngày sẽ tạo cho bé 1 thói quen như trình tự chuyển giao giữa môi trường động sang môi trường ngủ. Môi trường ngủ cần mát mẻ, tối và yên tĩnh.

BƯỚC 3: WINDOWN [BẾ VÁC - THƯ GIÃN]

Khi tạo môi trường ngủ xong. Bạn bế vác bé như tư thế vỗ ợ hơi. Vỗ nhẹ vào lưng bé, người đung đưa nhẹ và miệng shhh để trấn an bé.

Mục đích của WD cũng là bước chuyển giao sang môi trường ngủ, để bé biết bé phải đi ngủ. Bế vác và vỗ lưng nhẹ giúp bé thư giãn, và tống hết khí hơi còn trong bụng ra ngoài để bé ngủ ngon hơn.

Bạn quay mặt bé hướng vào cảnh vật tĩnh, tránh để bé nhìn thấy bóng đèn, tranh ảnh sặc sỡ, đồ vật chuyển động, bé sẽ nhìn và mất tập trung. 

Tiếng shhh là âm thanh bé đc nghe thường xuyên khi nằm trong bụng mẹ, nên shhh được sử dụng để trấn an bé, bạn có thể shh bằng miệng hoặc mở whitenoise bằng máy.

BƯỚC 4: ĐẶT BÉ XUỐNG CỦI [ GIƯỜNG]

Bạn WD đến khi người bé thả lỏng thì đặt bé xuống giường, củi. Với các bé mới tập tự ngủ thì bước WD mất 10-20p, khi bé đã ngủ thành thạo rồi, thì wd chưa đến 5p.

Bạn nhớ là phải luôn đặt bé xuống khi bé chưa ngủ. Để bé tự tìm đến giấc ngủ trên giường, củi. 

Lúc này bạn vẫn để tiếng Whitenoise và ngừng hỗ trợ, sử dụng nút chờ 2p-3p-5p, tuỳ bạn chờ đc bao lâu.Sau nút chờ, nếu bé vẫn chưa ngủ đc hoặc vẫn khóc.Khi đấy bạn mới tiếp tục hỗ trợ bé.

Theo mình, với các bé mới tập lần đầu bạn có thể bỏ qua nút chờ lúc này, và hỗ trợ bé ngay luôn. Đến khi bé đã biết tự tìm đến giấc ngủ trên giường, củi của mình thì b bắt đầu sử dụng nút chờ.

BƯỚC 5. HỖ TRỢ

Khi sử dụng xong nút chờ mà bé chưa ngủ đc, bạn bắt đầu hỗ trợ bé.

Cho bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp vì như vậy giúp bé bình tĩnh hơn.

Cho bé mút ti giả. 

Đặc biệt với các bé đã có thói quen bú mút để ngủ thì ti giả rất cần thiết, thoả mãn nhu cầu mút mát của bé. Những khái niệm như: mút ti giả bị vểnh môi, vẩu răng, chậm mọc răng, chậm nói..v..v.. là hoàn toàn SAI và ko có căn cứ.

Ti giả chỉ sử dụng để hỗ trợ trấn an bé vào giấc ngủ và khi chuyển giấc, dần con ngủ đêm tốt và ngủ ngày ít đi, ti giả cũng sẽ được sử dụng ít dần và bỏ hẵn. Nhiều mẹ cứ con khóc là nhét ti giả kể cả đang chơi, đang tắm, đang đói,... r lại bảo sao bé nghiện ti giả và khó cai. 

Bạn vỗ nhẹ và shh bằng miệng, vỗ từng nhịp, từng nhịp lên lưng, vai, đùi, mông bé, bắt cứ chỗ nào mà bạn thấy bé dễ chịu hơn. 

Bạn hỗ trợ đến khi nào bé ngủ say thì ngừng.

Nếu hỗ trợ khá lâu mà bé vẫn khóc và ko ngủ, bạn lại bế bé lên và thực hiện WD lại từ đầu.

Khi bé ngủ chưa đủ giờ đã dậy khóc thì bạn sử dụng nút chờ 3p-5p-10p tuỳ độ tuổi của từng bé. Nếu hết nút chờ mà bé ko tự ngủ lại b bắt đầu hỗ trợ 4S cho bé. Nếu hỗ trợ khá lâu mà bé vẫn khóc và ko ngủ, bạn lại bế lên wd cho bé lại từ đầu.

NÚT CHỜ rất quan trọng trong tự ngủ, bạn phải để bé có không gian 1 mình, tự học cách tìm vào giấc ngủ, bé khóc lúc này ko phải bé bị đau đớn gì cả mà chỉ là bé đang buồn ngủ và muốn tự ngủ thôi. Bạn phải để bé khóc thì bé mới biết cách tự nín. Lúc nào b cũng kè kè bên cạnh và hỗ trợ bé. Bé sẽ k có cơ hội được tự lập để tìm vào giấc ngủ. 

Sau khi bé chào đời, vấn đề bữa ăn giấc ngủ của bé là mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Rất ít bé có khả năng tự điều chỉnh giấc của của bản thân, chính vì vậy, bé cần sự giúp đỡ của cha mẹ. Mẹ muốn luyện giấc ngủ của bé vào nề nếp, nhưng đang phân vân giữa rất nhiều phương pháp giáo dục hiện nay.

Một phương pháp được các bà mẹ rất quan tâm hiện nay, mang tên "luyện ngủ 4s/5s" hay "phương pháp 5s".

Đọc bài viết dưới đây cùng TutiCare để tìm hiểu tại sao nó lại được ưa chuộng vậy nhé.

Phương pháp 5s hay luyện ngủ 4s/5s là gì?

Bác sỹ Nhi khoa Harvey Karp là thành viên uy tín của Hàn lâm các bác sỹ Nhi khoa Hoa Kì. Ông có trên 35 năm làm việc về sức khỏe của trẻ là người tiên phong trong việc bảo vệ sức khỏe giấc ngủ và tinh thần trẻ em tại Mỹ.

Cuốn sách nổi tiếng và bán chạy nhất, được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới của ông "Đứa trẻ hạnh phúc nhật khu phố, Happiest baby on the block và Babybliss là cứu tinh cho rất nhiều gia đình.

Ông là một trong số rất ít các chuyên gia về giấc ngủ của trẻ mà có thể đưa ra giải pháp giúp các bé ngủ đủ ngay từ khi sơ sinh, trong khi các học thuyết và phương pháp của các chuyên gia khác cần chờ đến khi trẻ có độ chín của thần kinh: 4-6 tháng mới có thể áp dụng.

  • 4S bao gồm các bước như sau:

- S1: Tạo thủ tục đi ngủ [sleep routine]: một nhóm các hoạt động giống nhau lặp đi lặp lại trước khi đi ngủ, kéo dài từ 10-20 phút.

- S2: Quấn bé. Đây là việc ra tín hiệu cho bé đi ngủ. [Tham khảo thêm quấn  chũn cocoon để áp dụng bước này dễ dàng hơn: //www.tuticare.com/san-pham/brand-761.html ]

- S3: Sitting: Ngồi yên tĩnh, bế bé, trong phòng tối. Tạo chuyển giao giờ thức và giờ ngủ.

- S4: Kỹ thuật shh/pat, kèm hoặc không kèm ty giả

5S là nền tảng giúp bé tự ngủ từ đầu, là chìa khóa cho ngủ đủ và ngủ có chất lượng ở trẻ sơ sinh. Kết hợp 5S của Harvey với 4S của Tracy Hogg [tác giả Đọc vị các vấn đề của trẻ], cha mẹ sẽ có trong tay chìa khóa tuyệt vời để đến với hạnh phúc và chất lượng cuộc sống cho cả gia đình.

  • 5 chữ S trong phương pháp này chính là: 

- Swaddling [Quấn tã cho bé].

- Side or stomach position [Đặt em bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp].

- Shushing [Tạo âm thanh shhhh – loại tiếng ồn trắng giúp bé cảm thấy an tâm].

- Swinging [Đung đưa theo nhịp điệu].

- Sucking [Ngậm ti giả].

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt với tính cách khác nhau, nhiều bé khi buồn ngủ tỏ ra cáu kỉnh, khóc rất to và lâu, khiến cho cả cha mẹ và bé đều căng thẳng và kiệt sức. Thế nhưng khi áp dụng phương pháp 5S này, vị bác sĩ đã gần như xoa dịu cơn gắt ngủ và dễ dàng đưa các bé vào giấc một cách dễ dàng trước sự ngạc nhiên của cha mẹ.

Các bước thực hiện phương pháp 5S

1. Swaddling [Quấn tã cho bé]Có lẽ cha mẹ không còn xa lạ gì với chữ S đầu tiên này. Phương pháp quấn tã quanh cơ thể của bé sơ sinh giống như một chiếc kén ấm áp sẽ giúp bé có cảm giác an toàn, yên tâm như những ngày còn ở trong bụng mẹ. Khi quấn tã, bé được bao bọc và không bị cánh tay của người lớn tác động vào cơ thể quá nhiều nên việc ngủ của bé cũng thuận lợi hơn. Theo các chuyên gia y tế, bố mẹ chỉ nên quấn chặt hai tay của bé, còn mông và hai chân cần được nới lỏng để bé cử động, co duỗi thoải mái. Mẹ lưu ý chỉ quấn bé khi ngủ, còn khi bé thức thì để bé tự do.

 

2. Side or stomach position [Đặt bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp]

Vẫn biết tư thế nằm ngửa sẽ tốt và an toàn nhất cho bé, nhưng đôi khi để dỗ bé ngủ thì tư thế này lại phản tác dụng và không mấy hiệu quả. Cha mẹ hãy thử cho bé nằm nghiêng hoặc nằm sấp một chút để giúp bé thư giãn hơn trước khi ngủ, hoặc đơn giản là đặt bé lên vai và nhẹ nhàng xoa lưng để giúp bé thư giãn, dễ chịu hơn.

3. Shushing [Tạo âm thanh shhhh – loại tiếng ồn trắng giúp bé cảm thấy an tâm]

Bố mẹ nào cũng nghĩ rằng bé nên được ngủ ở nơi yên tĩnh và cố định, nhưng thực ra đôi khi chính môi trường ngủ này lại khiến bé cảm thấy thật tệ. Nguyên nhân là do khi còn trong bụng mẹ, bé luôn phải nghe những âm thanh còn to hơn cả một chiếc máy hút bụi. Đó chính là âm thanh nhịp thở của mẹ, âm vang của tim, dòng chảy của máu hay những tiếng ồn liên tục phát ra từ môi trường xung quanh. Chính vì vậy, sau khi ra đời, những kiểu tiếng ồn tương tự như những âm thanh và chuyển động trong bụng mẹ sẽ giúp bé thấy quen thuộc và sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Đó có thể là tiếng Shhhh… phát ra từ bố mẹ, tiếng máy sấy tóc chạy ro ro, hay tiếng tivi xèo xèo ở mức vừa phải với bé.

4. Swinging [Đung đưa bé theo nhịp điệu]Đu đưa bé nhưng an toàn vẫn là trên hết. Bác sĩ Harvey khuyến nghị các bậc cha mẹ nên theo dõi các hướng dẫn từ chuyên gia để thao tác đúng và không làm ảnh hưởng tới não bộ của bé. Nếu bé không khóc và có cơn buồn ngủ, cha mẹ có thể bế bé lên và đu đưa, đi lại nhẹ nhàng. Nhưng nếu bé đang gắt ngủ và khóc thì cần những chuyển động nhanh và dứt khoát hơn một chút để xoa dịu bé.

5. Sucking [Ngậm ti giả]

Rất nhiều bé chỉ có thể bình tĩnh khi được mẹ cho bú, và nếu bé đã bú đủ no, mẹ có thể cho bé ngậm núm vú giả để giúp bé bình tĩnh. Mẹ hãy tận dụng đặc điểm này để vỗ về và đưa bé vào giấc ngủ trong hòa bình.

Mẹ đọc thêm nhé:

Video liên quan

Chủ Đề