2 máy phát điện làm việc song song

Có thể hòa đồng bộ một máy phát điện với một máy khác, một máy phát điện với một lưới đang có điện

Khi bắt đầu khởi động một máy phát điện, tốc độ của máy, tần số máy và điện áp của máy luôn ở mức 0. Sau khi thỏa các điều kiện tần số và điện áp của máy bằng với trị số định mức, phải có động tác đấu nối các máy lại với nhau. Động tác này gọi là Hòa đồng bộ..

Đây là giải pháp kỹ thuật cao và đòi hỏi tính chuyên nghiệp trong vận hành bảo dưỡng cho nên trước khi sử dụng giải pháp bạn phải xác định rõ nhu cầu khi nào phải sử dụng giải pháp máy phát điện song song hoặc máy phát điện song song với lưới điện.

1.2  Điều kiện hòa đồng bộ máy phát điện

Để hòa đồng bộ máy phát điện cần phải đáp ứng các điều kiện sau:

  •  Về tần số: 2 máy phải xấp xỉ bằng tần số với nhau, hoặc tần số máy phải xấp xỉ bằng tần số lưới.
  • Về điện áp: 2 máy phải gần cùng điện áp với nhau, hoặc điện áp máy phải gần bằng điện áp lưới.
  • Về pha: 2 máy phải cùng thứ tự pha, và góc pha phải trùng nhau .

Thông thường, người ta điều chỉnh sao cho Delta f có trị số > 0 một chút, nghĩa là tần số máy phát cao hơn tần số lưới một chút . Như vậy khi hòa vào lưới, máy phát sẽ bị tần số lưới ghì lại, nghĩa là máy phát sẽ phát một công suất nhỏ ra lưới ngay thời điểm đóng máy cắt .

Trong thực tế thì các bộ điều tốc sẽ chỉnh định tốc độ FSNL [full speed no load] bằng 100,3 % định mức. Và đây cũng là tần số ban đầu để đưa hệ thống hòa đồng bộ vào vận hành .

1.3 Các phương pháp hòa đồng bộ máy phát điện

Có 2 phương pháp hòa đồng bộ máy phát điện là :

  • Hòa đồng bộ chính xác
  •  Hòa đồng bộ tự động

Khi tiến hành thực hiện việc đóng máy phát bằng phương pháp hòa đồng bộ chính xác. Người dùng cần phải thực hiện những công việc sau :

Đưa về trị số của điện áp máy phát được đóng vào UF và điện áp mạng UHT [⁄2UF%⁄ »1⁄UHT%⁄2]

San bằng tốc độ góc quay của máy phát được đóng vào wF và tốc độ góc quay của các máy phát trong hệ thống wHT [wF » wHT].

Thay đổi góc pha của Véc Tơ điện áp máy phát điện và điện áp mạng bằng nhau vào lúc tiến hành đóng máy cắt.

Việc thực hiện đóng máy phát điện bằng phương pháp hòa đồng bộ tự động .Người sử dụng cần phải tuân thủ theo những điều kiện sau :

  • Khi thực hiện quá trình hòa đồng bộ bắt buộc máy phát không được kích từ. [kích từ của máy phát điện đã được cắt ra bởi aptomat khử từ ] và phải lưu ý tốc độ góc quay của máy phát .
  • Khi tiến hành quá trình đồng bộ thì tốc độ góc quay của máy phát đóng vào phải gần bằng tốc độ góc quay của các máy phát đang làm việc trong hệ thống.

>> Quý khách xem thêm: Dịch vụ sửa chữa máy phát điện

Vậy máy phát điện đồng bộ hóa và không đồng bộ như thế nào, Hiệp Phát xin được chia sẽ với các bạn những so sánh đơn giản như sau:

Máy điện không đồng bộ là loại máy điện xoay chiều, làm việc theo nguyên lý cảm biến điện từ có tốc độ quay của roto n khác với tốc độ quay từ trường.

Máy điện không đồng bộ có hai dây quấn: dây quấn STATO [sơ cấp] với lưới điện tần số không đổi và dây quấn ROTO [thứ cấp]. Dòng điện trong dây quấn roto được sinh ra nhờ sức điện động cảm ứng có tần số phụ  phụ thuộc vào roto, nghĩa là phụ thuộc vào tải trên trục của máy.

Cũng như các máy điện khác, máy điện không đồng bộ có tính thuận nghịch, có nghĩa là có thể làm việc ở chế độ động cơ điện hoặc máy phát điện.

3.2 Máy phát điện đồng bộ

Máy điện đồng bộ là máy điện xoay chiều có tốc độ ROTO n bằng tốc độ từ trường quay trong máy n1. Ở chế độ xác lập máy điện đồng bộ có tốc độ quay của rôto n luôn không đổi.

Máy phát điện đồng bộ được coi là nguồn điện chính của lưới điện quốc gia. Trong đó động cơ sơ cấp của thiết bị được coi là các loại tuabin từ tuabin hơi, tuabin nước hay tuabin khí. 

Với những lưới điện công suất nhỏ, máy phát điện đồng bộ thường được kéo bởi những động cơ sử dụng xăng hay diezen. Chúng có thể được sử dụng làm việc đơn lẻ hoặc tập chung hai đến ba máy được sử dụng song song với nhau.

>> Quý khách xem thêm: Máy phát điện xoay chiều 3 pha

CÔNG TY TNHH KỸ THUẬT NĂNG LƯỢNG HIỆP PHÁT

Địa chỉ: 88/14/7 Đường số 6, Phường Linh Xuân, Quận Thủ Đức, TP.HCM

Kho hàng: 86 Quốc lộ 1A, Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức

Điện thoại: 0933 595 626 [Mr. Tuấn]

Hòa đồng bộ máy phát điện là gì? Điều kiện hòa đồng bộ hai hay nhiều máy phát là gì? Ưu điểm của phương pháp hòa đồng bộ máy điện là gì? Những thông tin trên sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.

A. Tổng quan hòa đồng bộ máy phát điện

Phần này cung cấp thông tin về khái niệm, chức năng và đối tượng nên hòa đồng bộ.

1. Hòa đồng bộ là gì?

Hòa đồng bộ máy điện là hình thức mắc song song hai hay nhiều máy phát điện. Các máy phát điện này sẽ cùng nối chung vào một mạng lưới điện. Việc nối chung này sẽ đòi hỏi nhiều yêu cầu khác nhau.

Bạn đọc có thể tham khảo thêm thông tin về hòa 2 máy phát điện tại đây.

Phương pháp hòa đồng bộ các máy phát điện đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao cũng như tính chuyên nghiệp trong quá trình vận hành, bảo dưỡng. Chính vì thế, bạn phải xác định được đúng nhu cầu của mình phù hợp với giải pháp máy phát điện song song hay máy phát điện song song với lưới điện.

Quá trình hòa đồng bộ sẽ làm cân bằng tốc độ quay và điện áp của máy phát.

Trong nguyên tắc khi hòa đồng bộ các máy với nhau, giả sử tính công suất cho 4 máy thông thường hệ thống sẽ có 5 máy. Máy số 5 này sẽ ở chế độ sẵn sàng chờ nếu 1 trong 4 máy hư hỏng thì máy này sẽ làm việc.

2. Chức năng của hòa đồng bộ  

Chức năng của hòa đồng bộ hệ thống máy phát điện là gì?

  • Xác định thời điểm hòa đồng bộ.
  • Ra lệnh thao tác các thiết bị tự động đóng cắt [đóng vào khi thích hợp và cắt ra khi báo nguy hiểm].
  • Bảo vệ máy phát và hệ thống [bảo vệ quá dòng và chống công suất ngược].
  • Điều khiển quá trình phân chia tải giữa các máy phát điện với nhau.

3. Khi nào nên hòa đồng bộ máy phát điện?

Hòa đồng bộ hai hay nhiều máy phát không phải muốn là được. Hơn nữa, chi phí hòa đồng bộ cũng khá tốn kém. Vì thế, nếu bạn nằm trong những trường hợp sau mới cần tiến hành hòa đồng bộ nhé. 

Tủ hòa đồng bộ máy phát làm việc song song

Khi nào nên hòa đồng bộ tổ máy phát điện?

  • Khi công suất yêu cầu lớn hơn công suất của một tổ máy phát điện.
  • Khi bạn muốn tiết kiệm chi phí nhiên liệu nếu phụ tải tăng. Số lượng phụ tải tăng kéo theo lượng tiêu tốn nhiên liệu sẽ nhiều hơn so với chạy đúng tải. Theo tính toán, chi phí giảm 1MW phụ tải điện rẻ hơn chi phí đầu tư thêm 1 MW cho nhu cầu phụ tải.
  • Bạn đã có sẵn một chiếc máy phát điện và bạn muốn mua thêm một hay nhiều cái nữa để đáp ứng đủ công suất sử dụng điện tăng lên.
  • Hệ thống của bạn phải làm việc liên tục 24/7 và bạn không muốn gián đoạn khi phải chuyển tải từ máy này sang máy khác.
  • Các trung tâm thương mại, data center, các nhà máy công suất lớn đòi hỏi quá trình làm việc với điện lưới liên tục. Đặc thù của các đối tượng này đó là không cho phép mất điện hoặc nếu có thì thời gian mất điện chỉ vài giây. 

B. Điều kiện hòa đồng bộ máy phát điện

1. Điều kiện hòa đồng bộ

Các máy phát điện muốn làm việc song song với nhau bắt buộc phải đảm bảo 3 điều kiện sau:

  • Điện áp của các máy phát điện phải bằng nhau, độ sai lệch điện áp nhỏ hơn hoặc bằng 5%.
  • Tần số các máy phát điện bằng nhau: nếu chúng không bằng nhau, việc phân chia tải sẽ không đều. Điều này dẫn đến máy phát điện bị hỏng.
  • Thứ tự pha phải giống nhau.

Ngoài 3 điều kiện bắt buộc trên, để hệ thống làm việc an toàn bạn có thể trang bị thêm:

  • Thiết bị điều chỉnh điện áp và tần số [AVR máy phát điện,…]để hỗ trợ điều chỉnh tình trạng phân chia tải.
  • Thiết bị đo lường và bảo vệ cho từng tổ máy phát điện.

2. Thời điểm hòa đồng bộ máy phát điện

Thời điểm hòa 2 máy phát điện chính là thời điểm để đóng các thiết bị đóng cắt cho phép đưa các máy đang làm việc riêng rẽ vào làm việc song song với nhau.

Thời điểm hòa đồng bộ phải có đủ các điều kiện:

  • Hệ thống phải có cùng điện áp, tần số và thứ tự pha
  • Hai hệ thống phải có cùng pha. Độ lệch pha tại thời điểm đóng cắt ảnh hưởng trực tiếp lên độ lớn của hệ thống dòng điện.

C. Các phương pháp hòa đồng bộ máy phát điện

Có nhiều cách hòa đồng bộ máy điện và gọi tải khác nhau. Gọi tải ở đây chính là khi vấn đề thiếu tải xảy ra thì các máy khác bắt đầu gọi từng máy hoặc vài máy chạy để cung cấp đủ tải. Về hòa đồng bộ, ngày nay người ta thường áp dụng phương thức hòa cho từng máy hoặc nhiều máy. 

Về vấn đề gọi tải thì người ta áp dụng các kỹ thuật hòa như sử dụng bộ điều khiển Deepsea/CoMap/Datakom để hòa.

Tìm hiểu thêm về hệ thống bảng điều khiển máy phát điện tại đây.

Bảng điều khiển hỗ trợ rất nhiều trong quá trình hòa các máy phát điện

Về hòa 2 máy phát điện có hai phương pháp được sử dụng chủ yếu:

  • Hòa động bộ chính xác
  • Hòa đồng bộ tự động

1. Hòa đồng bộ chính xác

Người thực hiện cần phải thực hiện những công việc sau:

  • Đưa về trị số của điện áp máy phát điện được đóng vào UF và điện áp mạng UHT.
  • San bằng tốc độ góc quay của máy phát điện được đóng vào wF và tốc độ góc quay wHT [trong đó wF >> wHT]
  • Làm cho góc pha của vectơ điện áp máy phát điện và điện áp mạng bằng nhau vào lúc tiến hành đóng máy cắt. Góc lệch pha giữa các vectơ điện áp máy phát điện và mạng là d >> 0.

Phương pháp hòa đồng bộ máy phát điện chính xác như sau: trước khi đóng một máy phát làm việc song song với các tổ máy phát điện khác thì máy đó phải được kích từ trước. Khi tốc độ quay và điện áp của máy đó và các máy khác gần bằng nhau ta chọn thời điểm thuận lợi để đóng máy phát.

LƯU Ý, thời điểm đó phải đảm bảo điều kiện độ lệch điện áp giữa các tổ máy phát điện gần bằng không. Có như thế dòng điện cân bằng lúc đóng tổ máy phát điện sẽ cho giá trị nhỏ nhất.

Thế nào là kích từ máy phát điện mời bạn đọc theo dõi trên Wikipedia bằng cách Click tại đây. Hoặc bạn đọc có thể tham khảo bài viết “Kích từ máy phát điện xoay chiều 3 pha” của chúng tôi.

2. Hòa động bộ tự động

Người thực hiện đóng máy phát điện bằng phương pháp hòa đồng bộ tự động phải tuân thủ những điều sau:

  • Muốn thực hiện hòa đồng bộ thì máy phát không được kích từ. Có thể hiểu là kích từ máy phát điện đã được cắt ra bởi aptomat khử từ. Phải lưu ý đến tốc độ quay của máy phát.
  • Khi tiến hành quá trình đồng bộ thì tốc độ góc quay của máy phát điện đóng vào phải xấp xỉ tốc độ góc quay của tất cả các máy phát đang làm việc trong hệ thống.

Như vậy, trước khi đóng một tổ máy phát điện làm việc song song với các tổ máy phát điện khác thì máy phát điện đó chưa được kích từ. Khi tốc độ quay của máy phát điện đó gần bằng tốc độ góc quay của các máy phát điện khác thì máy phát điện đó được đóng vào. Ngay sau đó, dòng kích từ sẽ được đưa vào roto. Máy phát điện sẽ được kéo vào làm việc đồng bộ.

D. Video giới thiệu tủ hòa đồng bộ máy phát điện

Giới thiệu khái quát về tủ hòa đồng bộ

Với đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, Tổng kho máy phát điện nhận hòa đồng bộ máy phát điện. Quý khách có nhu cầu hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết hơn.

Video liên quan

Chủ Đề